Cảnh báo tình trạng trẻ em bị dụ dỗ bỏ học đi làm thuê xa
Tình trạng lừa đảo, bóc lột sức lao động của trẻ em đang diễn ra khá phổ biến ở nhiêu xa vung sâu của tỉnh Đắk Lắk. Nhiều em bị dụ dỗ đi lao động khi còn đang học tiểu học.
Câu chuyện này diễn ra tại lớp 4B, trường tiểu học Sơn Phong, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, khi em H’Noai Ê Ban liên tục vắng mặt trên lớp. Cô giáo tìm đến nhà để báo cho gia đình thì mới biết em đã bỏ học và theo người khác đi làm thuê từ bao giờ.
Bà H’Lý Ê Ban, mẹ của em H’Noai Ê Ban, chia sẻ: “Gia đình không cho cháu đi làm vì còn nhỏ quá. Cháu trốn đi làm lúc nào bố mẹ cũng không biết, giờ thấy tội nghiệp con quá”.
Theo đại diện Công an xã Yang Réh của huyện Krông Bông, tình trạng học sinh ở đây bị dụ dỗ đi lao động không phải hiếm. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, tình trạng này diễn ra nhiều hơn, đặc biệt vào dịp hè.
Ông Ma Rem, Trưởng công an xã Yang Réh, huyện Krông Bông (Đắk Lắk), cho biết, khoảng tháng 5, các em bỏ học nhiều vì đây là khoảng thời gian nghỉ hè. Một số em đi rồi không thấy quay về nữa.
Từ đầu năm 2017, 45 em bị dụ dỗ đi lao động ở tỉnh ngoài, chủ yếu từ 11 đến 14 tuổi. Ảnh cắt từ clip.
Theo số liệu thống kê của Công an huyện Krông Bông, 45 em bị dụ dỗ đi lao động ở tỉnh ngoài từ đầu năm tới nay. Hầu hết có độ tuổi từ 11 đến 14.
Video đang HOT
Bước đầu, công an huyện đã xác định được các đối tượng thường đưa học sinh đi lao động cùng thủ đoạn của họ.
Đại tá Nguyễn Xuân Ngọc, Trưởng công an huyện Krông Bông (Đắk Lắk), cho biết: “Đối tượng đến trực tiếp để ký hợp đồng và đưa các em nhỏ về TP.HCM lao động. Với chiêu thức đưa đi học nghề, thủ đoạn của chúng vô cùng tinh vi và phức tạp. Vì vậy, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần vào cuộc, kiên quyết ngăn chặn tình trạng này”.
Thực trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như trẻ em bị bóc lột sức lao động hoặc có thể bị dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Điều đó không chỉ gây ra nhiều vấn đề xã hội bức xúc mà còn làm xáo trộn cuộc sống của người dân ở các buôn làng.
Cũng theo ông Ngọc, trong khi gia đình và chính quyền địa phương không nắm được tình trạng ăn ở, điều kiện lao động của các em tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu khi không có sự chăm sóc, quan tâm từ phía gia đình.
Theo Zing
Vợ oằn lưng bán rau để dành tiền đẻ, chồng lấy sạch đi du lịch với bồ và cái kết...
Hạnh mang bầu ở tháng thứ 7, hôm ấy vì rau ế nên cô cố gắng bán tới muộn cho hết hàng...
Hạnh vốn là dân quê lên thành phố làm thuê. Hồi đầu cô rửa bát thuê và phục vụ ở quán phở, sau tích góp được chút tiền cô kiếm mối lấy quần áo rẻ dành cho sinh viên ở chợ đầu mối rồi mang tới cái chợ gần khu trọ bán.
Lúc Hạnh bán thì chỉ có mình cô với một người nữa, cũng dễ kiếm được lời. Thấy thế, mấy người dân quanh đấy cũng bắt đầu cất hàng về bán. Và bắt đầy xảy ra tranh giành chỗ bán và khách hàng ở mấy chỗ vỉa hè quanh chợ. Vì những chỗ ấy không bị chợ thu phí.
Vì là dân nơi khách nên Hạnh bị chèn ép và cấm bán: "Đây là chợ của chúng tao, chúng tao bán. Mày là con ở nơi khác đến thì cút ngay đi". Đỉnh điểm hôm ấy xảy ra cãi nhau to khi người bán hàng cạnh Hạnh nói cô tranh cướp khách của chị ta. Hạnh nhún nhường thì chị ta càng lấn tới, túm tới đánh và vất hết quần áo của cô xuống rãnh nước bẩn.
Những người quanh đấy thì họ bảo vệ người dân chỗ họ nên chẳng ai thèm ra can ngăn. May mắn đúng lúc ấy có anh chạy xe ôm đi tới, can ngăn chị kia và giúp Hạnh dọn dẹp lại đồ. Anh tên Thái, cũng là dân tỉnh lẻ lên đây kiếm cơm nên thấu hiểu tình cảnh mà Hạnh đang phải chịu.
Nguồn: Internet
Sau hôm đó Hạnh phải nghỉ bán hàng vì chỗ bán hàng ngày của cô đã bị cướp. Ở nhà 1 ngày mà Hạnh buồn vô cùng, chẳng biết sẽ phải tìm chỗ nào bán nốt số hàng đây. Lại còn đến chục cái quần áo bị nhét xuống cống, vốn cũng mất chứ nói gì đến lãi. Sao người với người mà sống với nhau lại độc ác như vậy. Đang ngồi khóc thì Hạnh nhận được điện thoại của Thái: "Em mang đồ đến chợ X mà bán nốt, anh thấy ở đó dân tỉnh lẻ bán nhiều lắm mà không có tranh giành đâu".
Mừng như bắt được vàng, hôm sau Hạnh chở đồ đến bán luôn. May mắn 5 hôm cô xả hết và thu được vốn. Nhưng bán quần áo ở đây sẽ ít lãi vì đông người bán, thấy nhiều người có nhu cầu mua rau mà lại bận không thể ra chợ nên Hạnh quyết định chuyển sang gánh rau bán rong và đúng là cô đã quyết định đúng.
Thái và Hạnh lúc này cũng thân thiết với nhau hơn, đồng cảnh đồng cảm và nửa năm sau họ quyết định dọn về sống chung cùng nhà trọ sau một đám cưới nhỏ. Hạnh vẫn ngày ngày đi bán rau ngoài chợ còn Thái vì có bằng nghề nên được chú vợ xin cho anh vào làm việc ở nhà máy của bạn ông.
Những tưởng đôi vợ chồng trẻ ấy sẽ có cuộc sống hạnh phúc bên nhau nhưng nào ngờ sóng gió ập tới từ khi Thái đi làm ở nơi mới, không còn làm nghề xe ôm nữa. Lúc Hạnh có bầu cũng là lúc Thái bồ bịch bên ngoài với một cố gái cắt tóc gội đầu. Lương lậu được bao nhiêu anh nuôi bồ hết, chẳng đưa vợ được xu nào. Trong khi Hạnh ngày nào cũng oằn lưng gánh rau bán kiếm từng đồng tiền lẻ. Cô cố gắng tiết kiệm tới ngày sinh vì biết chẳng trông mong gì vào người chồng ấy nữa.
Thái đi suốt, thi thoảng mới đảo qua nhà mình. Hạnh cũng đã nghĩ tới chuyện ly hôn nhưng chưa quyết hẳn vì vẫn mong có ngày Thái hồi tâm chuyển ý. Nhưng Hạnh đã nhầm, Thái lúc ấy chỉ u mê theo nhân tình mà thôi. Thậm chí lừa lúc Hạnh đi bán rau, anh ta đã về nhà lục tung nhà để tìm tiền vì đã hứa đưa bồ đi du lịch 3 ngày. Và rồi cái hộp tiết kiệm có gần 15 triệu của Hạnh cất sâu dưới khe tủ cũng bị chồng tìm được. Thái vét sạch không để lại một đồng nào.
Hạnh mang bầu ở tháng thứ 7, hôm ấy vì rau ế nên cô cố gắng bán tới muộn cho hết hàng. Về tới nhà thì mệt lả, nhưng nhìn cảnh nhà bị xáo trộn tiền mất Hạnh suýt ngất vì tưởng có trộm. Song khi hàng xóm nói thấy Thái về nhà thì Hạnh mới ngã ngửa. Có lẽ nào chồng cô lại đốn mạt tới thế này sao? Giờ thì cô biết lấy tiền đâu để sinh con. Hạnh lao ra đường định đi tìm Thái nhưng vừa mới được chục mét thì cô bị chiếc xe máy từ trong ngõ phi ra đâm phải.
Nguồn: Internet
Hạnh được đưa đi cấp cứu nhưng tất cả đã quá muộn. Hai mẹ con người phụ nữ ấy đã không chiến thắng được tử thần. Bao nhiêu người gọi cho Thái mà không liên lạc được vì anh ta đã tắt máy sợ làm phiền khi đang ở cùng bồ. Ngày Thái trở về căn phòng trọ khóa cửa im ỉm. Thấy anh hàng xóm, Thái hỏi:
- Vợ em nay lại đi bán hàng à bác?
- Bán ở nghĩa địa dưới quê ấy. Thằng súc sinh vợ con mày chết cả vì mày rồi đấy mày có biết không? Vợ khổ sở bầu bí mà phải kiếm từng đồng lẻ sao mày nỡ lấy hết tiền của cô ấy để rồi ra nông nỗi này.
Thái há hốc mồm quỳ sụp xuống đất. Bố mẹ vợ sẽ không bao giờ tha thứ cho anh đâu.
Theo Một Thế Giới
Câu nói của chồng: 'Nếu cô giỏi giang, tôi đã không phải làm thuê suốt cả chục năm qua' Người ngoài nhìn vào, ai cũng nghĩ vợ chồng tôi hạnh phúc. Gia đình công việc đều ổn định, nhà cửa đàng hoàng, con trai, con gái đủ đầy. Cho đến một ngày... Người ngoài nhìn vào, ai cũng nghĩ vợ chồng tôi hạnh phúc. Gia đình công việc đều ổn định, nhà cửa đàng hoàng, con trai, con gái đủ đầy. Những...