Cảnh báo tiêu cực phát sinh khi chuyển đổi số trong giáo dục
Đánh giá về việc bùng phát đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực phải tiến hành chuyển đổi số một cách cưỡng bức, trong đó có giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng quá trình chuyển đổi này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc – ASEAN ngày 23-8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng với việc bùng phát đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực phải tiến hành chuyển đổi số một cách cưỡng bức.
Trong giai đoạn bình thường mới, khi các trường học đã mở cửa trở lại, nhiều trường học đang có nguy cơ quay về giảng, dạy các phương thức truyền thống như trước đại dịch.
Đây là hệ quả tất yếu nếu những nỗ lực trong đại dịch chỉ đơn thuần là thay đổi phương thức liên lạc từ trực tiếp sang trực tuyến mà thiếu đi những điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng cũng như sự chuyển dịch trong tư duy sư phạm và quản lý.
Bộ trưởng cho biết: Thống kê cho thấy trong số hơn 7 triệu học sinh tham gia học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội, Việt Nam có khoảng 70% học sinh chỉ sử dụng điện thoại di động của người giám hộ; hơn 1.5 triệu học sinh không được sử dụng bất cứ thiết bị số nào phục vụ mục đích học tập.
Những thiếu hụt về hạ tầng cơ sở vật chất không những gây ra hạn chế trong chất lượng dạy và học mà còn dẫn đến sự bất bình đẳng trong giáo dục. Quá trình thúc đẩy chuyển đổi số thay vì mang chúng ta đến gần nhau hơn thì nay lại có nguy cơ làm gia tăng những khoảng cách sẵn có.
“Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho học sinh”. Mục tiêu của chương trình là có Internet đến tất cả các hộ gia đình, có máy tính cho tất cả học sinh thuộc các hộ nghèo.
Bộ GD-ĐT Việt Nam đã và đang tiếp tục điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy và học trực tuyến, dạy và học trên truyền hình cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Sức ép sẵn có của đại dịch tạo ra cơ hội tốt thúc đẩy cho công cuộc chuyển đổi số trong ngành giáo dục cả bề rộng lẫn chiều sâu”, Bộ trưởng chia sẻ.
Video đang HOT
Giáo viên, học sinh cần được trang bị kỹ năng làm việc, kỹ năng dạy và học trong môi trường công nghệ số để hạn chế tiêu cực trong chuyển đổi số
“Chúng ta đang định hình các công nghệ mà chúng ta sử dụng nhưng các công nghệ đó cũng đang định hình chúng ta. Đồng thời chúng cũng định hình cả cách chúng ta sống trong môi trường công nghệ số. Do đó, các công nghệ mới cần được kiểm tra, đánh giá thường xuyên để hạn chế các tiêu cực phát sinh”, Bộ trưởng nói
Để giảm thiểu những rủi ro của quá trình chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: Ở tầm vi mô, cần đảm bảo giáo viên và học sinh được tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, xây dựng được kỹ năng làm việc, kỹ năng dạy và học trong môi trường công nghệ số.
Còn ở tầm vĩ mô, cần quan tâm đến mối liên hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những tác động căn bản đến quá trình dạy và học, đến môi trường sư phạm. Điều này đòi hỏi cần có hiểu biết sâu rộng về mối quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và con người.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: Cốt lõi của những giải pháp trong chuyển đổi số gắn bó mật thiết với những vấn đề về cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Những giải pháp đó cũng gắn bó mật thiệt với việc tăng cường hợp tác nghiên cứu đã được đưa ra thảo luận trong hội nghị hôm nay.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nếu có thể chọn một bài học sâu sắc nhất cần rút ra sau hơn 2 năm bùng phát đại dịch, đó sẽ là vai trò của tầm nhìn sẽ quyết định tương lai và khi nói về chuyển đổi số, cần phải quan tâm hơn tới những mục tiêu hướng đến chất lượng và tính bền vững,
Ngành Giáo dục bắt nhịp chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ lớn, có tính đột phá của ngành Giáo dục, song cũng sẽ có không ít khó khăn, thách thức.
Nắm bắt, chủ động bắt nhịp CĐS đã mở ra cơ hội để ngành Giáo dục Thái Nguyên đạt được nhiều kết quả tốt hơn trong quản lý và giảng dạy.
Trường Mầm non số 2 Hóa Thượng (Đồng Hỷ) lắp đặt 15 camera tại các lớp học, bếp ăn.
Không phải xuống tận các lớp kiểm tra, cán bộ quản lý Trường Mầm non số 2 Hóa Thượng (Đồng Hỷ) vẫn nắm bắt đầy đủ hoạt động dạy và học cũng như công tác chăm sóc trẻ trên lớp, tổ chức các trò chơi ở sân trường.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hoài, Hiệu trưởng Nhà trường tâm đắc nói: Nhờ có CĐS mà công tác quản lý của Nhà trường khoa học, bàn bản hơn. Toàn bộ 13 phòng học và bếp ăn đều được lắp camera. Trong thời gian nghỉ dịch năm học 2021-2022, các cô giáo vẫn soạn bài, giáo dục trẻ và hướng dẫn các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ theo hình thức trực tuyến. Việc thu học phí, thanh toán lương cho giáo viên và các chế độ chính sách khác đều không dùng tiền mặt.
Không riêng các trường ở huyện Đồng Hỷ mà tại TP. Thái Nguyên, công tác CĐS được Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo rất quyết liệt, mang lại hiệu quả rõ rệt. Toàn bộ 150 trường mầm non, tiểu học, THCS của TP.Thái Nguyên đã hoàn thành việc nhập liệu, báo cáo dữ liệu từ phần mềm quản lý nhà trường lên cơ sở dữ liệu tỉnh, cơ sở dữ liệu Bộ.
Các nhà trường đã tổ chức hướng dẫn giáo viên và phụ huynh học sinh (HS) cài đặt App tin nhắn điện tử trên điện thoại thông minh. 100% nhà trường đã triển khai, thực hiện thanh toán học phí và các khoản thu khác không dùng tiền mặt.
Đội ngũ giáo viên đã hoàn thành việc cài đặt ứng dụng Edu One hoặc ứng dụng VnEdu Connect, VnEdu Teacher trong công tác điều hành quản lý chung của trường, của lớp. Các giáo viên biết sử dụng tiện ích ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến: Microsoft Team, Google Meet, Zoom; phần mềm Azota về kiểm tra, đánh giá HS, thi thử vào THPT trực tuyến.
Đặc biệt, Phòng GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo các nhóm chuyên môn xây dựng bài giảng trực tuyến, video bài giảng đưa vào kho dữ liệu trên trang Website của tại địa chỉ: https://pgdtpthainguyen.edu.vn/ và trên trang web của các nhà trường để HS, phụ huynh HS cùng được truy cập.
Kết quả, năm học 2021-2022, cấp mầm non đã xây dựng được 27.109 video nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ; cấp tiểu học xây dựng 7.358 video; cấp THCS xây dựng 2.025 video các môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật (tăng 4.356 video so với năm học 2020-2021)...
Giờ tập huấn trực tuyến thay sách của giáo viên Trường Tiểu học Yên Ninh (Phú Lương).
Một trong những mục tiêu của Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình CĐS tỉnh trong xây dựng xã hội số được ưu tiên hàng đầu là lĩnh vực giáo dục. Mục tiêu là nhằm đổi mới nội dung và chương trình GD&ĐT thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; tận dụng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là người dân ở vùng khó khăn. Số hóa tài liệu, giáo trình, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Để cụ thể hóa mục tiêu của tỉnh, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về CĐS cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán toàn Ngành.
Cùng với đó, Sở GD&ĐT thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tập trung triển khai các nền tảng dạy học trực tuyến miễn phí, kết hợp nhiều mô hình dạy học. Kết quả bước đầu là hình thành kho học liệu dùng chung cho ngành Giáo dục, tích hợp trên Youtube và các mạng xã hội khác. Hình thành dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý của Ngành và quá trình phát triển chính quyền số của tỉnh.
Hệ thống phần mềm quản lý văn bản điện tử sử dụng chữ ký số từ Sở GD&ĐT đến phòng GD&ĐT, các nhà trường, liên thông, thống nhất với trục văn bản liên thông của tỉnh và quốc gia. 100% đơn vị trực thuộc được trang bị đủ thiết bị đầu cuối phục vụ họp trực tuyến với Sở GD&ĐT. Từng bước số hóa và điện tử hóa các loại hồ sơ, sổ sách trong các cơ sở giáo dục.
Đặc biệt, năm học 2021-2022, năm đầu tiên thực hiện 100% HS đăng ký thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức trực tuyến.
Hiện nay, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GD&ĐT đều được cung cấp, giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, 4. 100% cơ sở giáo dục đã triển khai thu học phí, thanh toán lương cho giáo viên, chế độ chính sách cho người học không dùng tiền mặt, trong đó 92% cơ sở giáo dục đã thực hiện hoàn toàn việc thu học phí không dùng tiền mặt.
Thực hiện Chương trình "Sóng và Máy tính cho em", năm học 2021-2022, toàn tỉnh đã hỗ trợ 4.771 máy tính bảng, điện thoại thông minh cho HS thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng trang bị thiết bị học tập.
Với sự vào cuộc tích cực, ngành Giáo dục đã đóng góp một phần rất quan trọng cùng các ngành, địa phương trong tỉnh trong việc triển khai nền tảng xã hội số, công dân số, thu hẹp khoảng cách số trên địa bàn tỉnh. Sở GD&ĐT vinh dự được UBND tỉnh khen thưởng là đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua "Thái Nguyên đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số" năm 2021.
Xây dựng văn hóa học đường trong sáng, an toàn nhất 'Xây dựng văn hóa học đường là một nội dung quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT', đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại hội nghị 'Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường' do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của...