Cảnh báo tia cực tím tại TP.HCM vẫn cao
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 26-5, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ với nền nhiệt độ lúc 13 giờ cùng ngày phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Trong hôm nay (27-5), do ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía Tây bị nén đi qua Bắc bộ nên ở các tỉnh Trung và Nam Trung bộ tiếp tục có nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ.
Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11 giờ đến 16 giờ. Cũng theo cơ quan này, chỉ số cảnh báo tia tử ngoại (UV) có giá trị 6-8 tại Đà Nẵng và TP.HCM ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Châu, chuyên Khoa Da liễu (Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long) cho biết, về bản chất, bức xạ UV (hay còn gọi là Tia cực tím, Tia tử ngoại, Tia UV) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong các nghiên cứu ảnh hưởng của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời lên sức khỏe con người và môi trường như khiến làn da trở nên đen, sạm; gây nám, tàn nhang, lão hóa sớm cho da; tăng độ nhạy cảm trên da, khiến da trở nên mẫn cảm, dễ dị ứng hoặc bỏng rát da và có thể gây ung thư da”.
Thực tế, ngay cả khi chỉ số tia UV không quá cao, thì vẫn có khoảng 80% người đã bị lão hóa da trong khoảng 20 năm đầu đời, do không được phòng chống tác hại của tia UV đúng cách.
“Như vậy, với chỉ số UV hiện tại, người dân TP.HCM cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian từ 11 giờ đến 15 giờ khi không cần thiết. Đối với người thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời cần dùng trang phục dài, dày để che chắn, đội nón rộng vành, đeo khẩu trang, kính râm, bên cạnh đó cũng phải cung cấp đủ nước để tránh tình trạng mất nước khi ra ngoài nắng quá lâu. Đối với chị em phụ nữ cần dùng kem chống nắng với chỉ số chống nắng trên 30 trước khi ra đường khoảng 30 phút. Đặc biệt, trẻ em cần được bảo vệ khỏi tia UV, nên tập cho các con tự bảo vệ mình khỏi tia cực tím bằng cách đeo kính râm, đội mũ khi ra ngoài để giảm thiểu thêm sự phơi nhiễm trong những ngày nắng”, BS Bích Châu khuyến cáo.
Hà An (T/h)
Theo moitruong.net.vn
Bạn đã thực sự biết rõ về những tác hại của tia UV?
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng các chị em "Ninja" vì sao lại phải mặc bưng bít kín mít như thế ra đường không? Lý do chính tất nhiên là vì để tránh tia UV từ mặt trời. Vậy tia UV là gì?
Tia UV (Ultraviolet), còn được gọi là tia cực tím hoặc tia tử ngoại, chúng ta không thể thấy bằng mắt thường được. Nó là một dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của những ánh sáng mà ta thấy được nhưng dài hơn tia X. Tóm lại, bước sóng của tia nào mà càng ngắn thì nó càng nguy hiểm.
Tia UV được chia thành 3 loại:
Video đang HOT
1. Tia UVA
Đây là loại tia UV có bước sóng dài nhất gần với bước sóng của ánh sáng mà chúng ta thấy được, từ 315 - 380 nm. Tia UVA chiếm 9.5% trong tổng lượng bức xạ mặt trời và gần như xuất hiện bất cứ nơi nào có ánh sáng mặt trời. Tia này có khả năng xuyên qua quần áo, cửa kính, vì vậy chúng có thể tác động trực tiếp đến chúng ta.
Với bước sóng ngắn, tia UVA có thể gây ảnh hưởng đến tầng hạ bì của da khiến da bị sạm và nám. Còn với bước sóng dài, chúng xâm nhập sâu vào tầng hạ bì của da, phá hủy Collagen khiến da nhanh chóng lão hóa.
2. Tia UVB
Tia UVB có bước sóng nhỏ (từ 290-320 nanomet) và đã suy giảm trước ở tầng khí quyển nên phần lớn bị chặn lại bởi các cửa kính hoặc quần áo thông dụng. Dù có vẻ tia này không quá "hung hăng" như tia UVA, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của chúng không hề kém cạnh.
Tia UVB là tác nhân trực tiếp tấn công tầng biểu bì của da, gây ra hàng loạt tổn hại cho làn da như khô nẻ, sạm, cháy nắng, nám, tàn nhang, đồi mồi và kích ứng.
Tệ hơn nữa, với cường độ cao, tia UVB sẽ ảnh hưởng đến lớp đáy tầng biểu bì, sinh ra các tế bào hỏng. Các tế bào này theo thời gian sẽ liên kết với nhau hình thành khối u và gây ung thư da.
3. Tia UVC
Tia UVC có bước sóng từ 100 - 280 nm. Đây là "kẻ hủy diệt" số một. UVC có năng lượng cao nhất so với hai tia còn lại. Tia UVC gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và đôi mắt của chúng ta.
May mắn là tầng ozone trong bầu khí quyển đã ngăn chặn gần như toàn bộ tia này chiếu xuống mặt đất. Dù vậy, với sự suy yếu dần của tần ozone, các bức xạ năng lượng cao của tia UVC vẫn có thể thâm nhập xuống bề mặt Trái Đất, dễ dàng gây ra các vấn đề trầm trọng đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tia UV hoàn toàn ảnh hưởng xấu đến chúng ta, những lợi ích mà tia UV có thể mang lại cho chúng ta được biết đến như:
Giúp cơ thể tạo vitamin D
UV từ mặt trời rất cần thiết cho cơ thể con người sản xuất vitamin D. Vitamin này hỗ trợ tăng cường xương, cơ bắp và hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh, đặc biệt là ung thư đại tràng.
Điều trị bệnh ngoài da
UV được sử dụng trong điều trị các bệnh về da như vảy nến, bệnh do tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa, có vảy. Tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, từ đó giảm triệu chứng.
Khử trùng và tiệt trùng
UV có những ứng dụng tích cực trong lĩnh vực khử trùng và tiệt trùng. UV có thể giết chết các vi sinh vật như virus và vi khuẩn, rất có ích khi ta phơi tã vải, đồ lót và khăn ngoài trời. Để tiêu diệt vi sinh vật, các tia UV xuyên qua màng tế bào, phá hủy ADN, ngăn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng. Khả năng phá hủy này giải thích tại sao nhiều nơi sử dụng đèn diệt khuẩn UV để khử trùng.
Dù có những đặc điểm có ích nhưng tất nhiên những tác hại của tia UV đối với con người cũng rất đáng kể đến, điển hình là nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt và cơ thể chúng ta.
Tương tự như khi da bị cháy nắng, các tế bào bao bọc mắt có thể bị hủy do tia nắng. Những hậu quả nghiêm trọng khi ra nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím có khả năng gây các chứng bệnh mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc và cườm mắt - làm lòa. Kéo theo đó là các tổn thương cho giác mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng khi bạn tiếp xúc tia cực tím về lâu dài, cuối cùng sẽ bị mù lòa.
Sạm da, cháy và bỏng da
Sạm da liên quan đến sắc tố melanin trên da. Nó thường hình thành sau những ngày liên tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục, và sắc tố tiếp tục đậm lên sau vài tuần, vài tháng. Sự gia tăng các tế bào sắc tố dẫn đến sự hình thành thêm các hạt melanin trên toàn cơ thể.
Hiện tượng cháy nắng xuất hiện khi tế bào da bị hư hại. Tổn thương này bị gây ra bởi ánh nắng gay gắt của mặt trời. Thông thường, máu sẽ chạy đến những khu vực này để nỗ lực chữa cháy, đó là lý do vì sao da bạn thường ứng đỏ khi vừa bị cháy nắng.
Sớm lão hóa da
Tiếp xúc với tia UV trong khoảng thời gian nhất định sẽ gây nên hiện tượng lão hóa da, bắt đầu từ việc thay đổi cấu trúc các lớp hạ bì. Những dấu hiệu nhận thấy thường là khô da, nhìn rõ nếp nhăn, da chảy xệ, mất khả năng đàn hồi, xuất hiện các đốm sắc tố - kết quả của sự thoái hóa khả năng đàn hồi và collagen ở da.
Ung thư da
Đây là loại ung thư xảy ra nhiều nhất trên khắp thế giới. Có nhiều dạng ung thư da, bao gồm: Ung thư u hắc tố, ung thư tế bào biểu mô, ung thư tế bào biểu mô có vảy và các khối u ác tính.
Và một số tác hại khác như ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và hình thành các khối u ác tính. Vì thế việc chống nắng là để bảo vệ cơ thể tránh khỏi tia UV là một điều nên làm để bảo vệ sức khoẻ của chúng ta.
Che chắn khi ra đường
Tia UV nằm trong ánh sáng mặt trời, từ sáng đến chiều tối, dù là trời nắng gắt hay có mây, mưa cũng vậy. Tia UV có cường độ mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 14, 15 giờ chiều. Vì vậy khi ra đường chúng ta hãy che chắn cẩn thận, tuy việc che chắn không giúp bảo vệ 100% khỏi tia UV nhưng nó cũng làm giảm đi tác hại phần nào của chúng. Đặc biệt chúng ta phải dùng kính râm có khả năng chống tia UV để bảo vệ cho mắt. Về trang phục, nên chọn màu sắc tươi sáng cũng như chất liệu vải cũng phần lớn giúp bảo vệ ta khỏi tia UV. Nhớ lưu ý không nên chọn những trang phục bó sát vì chúng sẽ khiến cơ thể ngột ngạt và khó chịu hơn.
Sử dụng kem chống nắng đúng cách
Thoa kem chống nắng ít nhất từ 15 đến 20 phút trước khi ra đường. Các bạn nên lựa loại kem chống nắng phù hợp với mình cho mặt và toàn thân. Sau khi đi nhiều giờ ngoài đường hoặc hãy nhớ thoa lại kem chống nắng để bảo vệ tối ưu nhé. Hơn thế nữa, chúng ta cũng nên sử dụng các loại son dưỡng có chỉ số SPF để chống nắng cho môi bởi vì việc môi bị thâm, tối màu đi do thủ phạm chính tính là tia UV đấy.
Qua bài viết này mình hy vọng đã chia sẻ những kiến thức hữu ích cho bạn, chúc các bạn giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cũng như làn da thật tốt khỏi những tác động của ánh nắng mặt trời nhé.
Theo talkbeauty.vn
Tia cực tím liên tục vượt ngưỡng, để bảo vệ da bạn cần trang bị ngay kiến thức về SPF và PA khi mua kem chống nắng Cứ nói mãi về SPF và PA khi mua kem chống nắng nhưng mấy ai hiểu ý nghĩa thực sự của chúng là gì. Thời tiết mới bắt đầu vào hè nhưng đã nắng nóng gay gắt, thậm chí theo thông tin từ trang Weather Online (Anh) tia cực tím ở Sài Gòn đã liên tiếp vượt ngưỡng an toàn trong những ngày...