Cảnh báo thế giới vượt ngưỡng 1,5 độ C
Hôm qua, một đội ngũ các nhà khoa học thế giới đã công bố báo cáo phân tích thường niên về Dự án Carbon Toàn cầu, theo đó cảnh báo thế giới đang đối mặt nguy cơ sẽ vượt ngưỡng ấm lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong vòng 7 năm tới.
Nếu vượt qua ngưỡng 1,5 độ C, các nhà nghiên cứu lo ngại nhân loại sẽ buộc phải chứng kiến một thế giới xảy ra những tác động nghiêm trọng về khí hậu cho con người, đời sống hoang dã và hệ sinh thái.
Lượng khí thải CO2 hiện cao hơn 6% so với thời điểm các nước ký kết Hiệp định Paris tại COP21. Ảnh Reuters
Cuộc nghiên cứu phát hiện nhiên liệu hóa thạch chiếm 36,8 tỉ tấn trong tổng số 40,9 tỉ tấn CO 2 ước tính đã thải ra không khí trong năm nay, tức tăng 1,1% so với năm ngoái. Tin tốt lành là một số nhà phát thải chính của thế giới đã xoay xở giảm được lượng phát thải trong năm nay, bao gồm Mỹ giảm 3% và Liên minh Châu Âu (EU) giảm 7,4%.
Tuy nhiên, Trung Quốc, chiếm gần 1/3 tỷ trọng khí phát thải trên toàn cầu, được cho sẽ chứng kiến lượng CO 2 từ nhiên liệu hóa thạch tăng thêm 4% trong năm 2023. Bên cạnh đó, lượng khí phát thải ở Ấn Độ dự kiến tăng thêm hơn 8%, đồng nghĩa nước này sẽ vượt qua EU để trở thành bên phát thải nhiên liệu hóa thạch lớn thứ ba thế giới.
Chuyên gia kỳ cựu Glen Peters của Trung tâm nghiên cứu khí hậu và môi trường quốc tế ( Na Uy) nêu lên một thực tế ảm đạm: lượng khí thải CO 2 hiện cao hơn 6% so với thời điểm các nước ký kết Hiệp định Paris tại COP21 năm 2015.
Nghịch lý: Cắt giảm ô nhiễm lại làm nóng hành tinh?
“Tình hình đang ngày càng trở nên cấp thiết”, tác giả Pierre Friedlingstein của Đại học Exeter (Anh) nói trước báo giới. Ông cảnh báo thế giới phải hành động ngay lập tức nếu muốn duy trì cơ hội đạt được mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C.
Loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch có thể cứu sống hàng triệu người
Giới chuyên gia y tế kêu gọi các quốc gia cần đặt sức khỏe của người dân làm trung tâm kế hoạch chống biến đổi khí hậu và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch như một cách để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí và bệnh tật đang trầm trọng hơn do nhiệt độ tăng cao.
Khí thải bốc lên từ một nhà máy điện ở Winfield, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 11 trên Tạp chí Y khoa Anh, ước tính 5,13 triệu ca tử vong tăng thêm mỗi năm trên toàn cầu là do ô nhiễm không khí vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, và điều này hoàn toàn có thể tránh được bằng cách loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, theo báo cáo tháng 10 của Liên minh Sức khỏe và khí hậu toàn cầu (GCHA), vấn đề này vẫn chưa được đề cập trong kế hoạch khí hậu tự quyết (NDC) của khoảng 2/3 số quốc gia đệ trình lên LHQ.
Trong khi đó, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), "Tuyên bố Khí hậu và Sức khỏe", được hơn 120 quốc gia ký thông qua, đã không đề cập đến nhiên liệu hóa thạch - nguồn phát thải chính làm khí hậu nóng lên. GCHA đánh giá đây rõ ràng là "thiếu sót".
Các nhà vận động khí hậu, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách y tế khẳng định việc loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò rất quan trọng để cứu sống hàng triệu người mỗi năm, đồng thời kêu gọi các chính phủ giải quyết mối liên hệ giữa khí thải và chất lượng không khí, cũng như đưa ra các mục tiêu hoặc chỉ tiêu có thể đo lường được.
Ông Omnia El Omrani, chuyên gia về chính sách y tế và khí hậu đến từ Ai Cập, kêu gọi: "Cần coi biến đổi khí hậu là nhân tố quan trọng để ứng phó, phát hiện và xử lý các tác động sức khỏe liên quan đến khí hậu". Theo ông Omrani, bất chấp sự gia tăng trên toàn cầu số ca bệnh và tử vong liên quan đến đốt nhiên liệu hóa thạch, như hen suyễn, nhiễm trùng phổi và các bệnh về đường hô hấp, các cơ quan y tế ở nhiều quốc gia chưa liên hệ xu hướng này với phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Các mối đe dọa đối với sức khỏe do biến đổi khí hậu là ngay lập tức và hiện hữu. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, sức khỏe đã không được chú ý tới trong các cuộc thảo luận về khí hậu". Ông lưu ý rằng nhiệt độ tăng cũng đang làm xuất hiện các bệnh do muỗi truyền nhiễm như sốt xuất huyết, chikungunya, zika, sốt vàng da và sốt rét tại các khu vực trước đây không có bệnh này.
Theo Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ông Fatih Birol, cứ 5 gia đình ở châu Phi thì có 4 gia đình nấu ăn bằng bếp lò gây ô nhiễm.
Việc tiếp cận các giải pháp thay thế để nấu ăn sạch hơn có thể cắt giảm đáng kể lượng khí thải, và cải thiện chất lượng không khí. Ông kêu gọi các quốc gia giàu hơn tài trợ cho các sáng kiến chuyển đổi ở các quốc gia nghèo hơn.
Saudi Arabia không đồng thuận việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman mới đây cho biết chính phủ nước này không nhất trí với đề xuất loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cho rằng đây là mục tiêu đầy thách thức. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman. Ảnh: AFP/TTXVN Đề xuất "giảm dần/loại bỏ" việc sử...