Cảnh báo ớn lạnh nguy cơ chạy đua hạt nhân không thể kiểm soát
Diễn biến tình hình xung quanh việc Mỹ đe dọa rút khỏi Hiệp ước INF tạo ra nguy cơ mở đường cho một cuộc chạy đua hạt nhân không kiểm soát được, và trong tình huống này cả hai bên tham gia thỏa thuận phải thể hiện ý chí chính trị để tiến hành các cuộc đàm phán.
Nguy cơ chạy đua hạt nhân không thể kiểm soát.
Đây là tuyên bố của ông Joseph Gerson, người đứng đầu tổ chức xã hội “Chiến dịch giải trừ quân bị bằng con đường hòa bình và an ninh chung” với Sputnik.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
“Chúng tôi đã thấy các thông báo về phản ứng của Nga đối với chính sách ngày càng hung hăng của Mỹ. Chính sách này bắt đầu bằng mong muốn của Tổng thống Bill Clinton để mở rộng NATO, và gần đây thể hiện trong những lời đe dọa của ông Trump rút khỏi Hiệp ước INF”, chuyên gia nhận định. Theo ông, việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ mở đường cho một cuộc chạy đua vũ trang không bị hạn chế bởi bất kỳ điều gì.
Theo ông, trong bối cảnh những cáo buộc rằng Liên bang Nga vi phạm Hiệp ước, có một sự kiện ít được biết đến hơn, đó là việc hiện nay đang tiến hành một chiến dịch chung để nghiên cứu xem, liệu có phải chính Mỹ vi phạm thỏa thuận bằng cách triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania hay không. Theo quan điểm của chuyên gia, câu trả lời cho tình hình hiện tại không phải là việc phá vỡ Hiệp ước, mà ngược lại, “tăng cường các nỗ lực ngoại giao trong lĩnh vực giải trừ vũ khí hạt nhân”.
Theo Danviet
Nga, Mỹ chưa gì đã mang tên lửa hạt nhân ra khè nhau
Hoa Kỳ vẫn chưa quyết định triển khai lại các tên lửa hạt nhân tới châu Âu, có khả năng tấn công nhanh chóng vào Moskva, ngay cả sau khi Washington đã rút hoàn toàn khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga
Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Kommersant của Nga, ông John Bolton cho biết: "Chúng tôi chưa đưa ra quyết định về việc tái triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới biên giới nước Nga. Những tên lửa như thế của Mỹ hiện được đặt trên các tàu chiến của chúng tôi ở Biển Baltic, và như vậy là Mỹ không vi phạm các điều khoản của Hiệp ước. Nếu chúng tôi chuyển chúng đến bờ biển Ba Lan, thì mới vi phạm INF. Nhưng sau khi rút khỏi INF hoàn toàn, chúng tôi sẽ suy nghĩ tới điều đó".
Trong khi đó, ngày 22/10, người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov tuyên bố rằng trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân, Nga sẽ không bao giờ là quốc gia tấn công đầu tiên. "Nga không tự coi mình là nước có quyền tấn công phủ đầu nước khác. Nga chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp lãnh thổ Nga bị tấn công hạt nhân từ nước khác".
Ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF. Mặc dù Mỹ chưa chính thức khởi động thủ tục rút khỏi INF nhưng lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng lo ngại vì cho rằng điều đó sẽ phá vỡ sự ổn định an ninh toàn cầu hiện nay, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang về vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ.
Trong hai ngày 22 và 23/10, ông John Bolton thăm Nga để thông báo về quyết định cuối cùng của chính quyền Mỹ về Hiệp ước INF.
Nh.Thạch
Theo Danviet/AFP
Tiếp tục nóng về INF: Bất ngờ ý định NATO về tên lửa hạt nhân mới ở châu Âu Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg ngày 12/11 cho biết về ý định triển khai tên lửa hạt nhân mới ở châu Âu. NATO không có kế hoạch triển khai tên lửa hạt nhân mới ở châu Âu và liên minh này kêu gọi Nga duy trì một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Hoa Kỳ về Hiệp ước Lực lượng...