Cảnh báo nguy cơ tin tặc tấn công các dòng ôtô mới kết nối Internet
Consumer Watchdog cảnh báo người dùng có thể điều khiển mọi thiết bị trên ôtô từ điện thoại thông minh, thì bất kỳ ai khác cũng có thể làm được điều này qua Internet.
Ảnh minh họa. (Nguồn: tvanouvelles.ca)
Các dòng ôtô kết nối Internet đang ngày một thịnh hành, song lại đang dễ trở thành đích ngắm của các tin tặc, có thể khiến hàng nghìn người thiệt mạng trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công mạng quy mô lớn.
Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Consumer Watchdog có trụ sở ở Los Angeles (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo này trong báo cáo mới đây.
Theo Consumer Watchdog, vấn đề gây lo ngại hiện nay trong lĩnh vực công nghệ ôtô là các hệ thống an toàn quan trọng của xe đang được kết nối Internet mà không có bảo đảm an ninh thích hợp, cũng như người dùng không có cách nào để ngắt kết nối trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công quy mô lớn.
Báo cáo được đưa ra dựa trên một nghiên cứu kéo dài 5 tháng với sự trợ giúp của hơn 20 kỹ sư và chuyên gia trong ngành công nghiệp ôtô, theo đó chỉ rõ nếu xảy ra một vụ tấn công mạng trên quy mô lớn trong giờ cao điểm, khoảng 3.000 người có thể thiệt mạng.
Chủ tịch Consumer Watchdog Jamie Court khẳng định việc kết nối hệ thống an toàn quan trọng của ôtô với Internet thực sự rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Đơn cử nếu người dùng có thể điều khiển mọi thiết bị trên ôtô từ điện thoại thông minh, bao gồm khởi động xe, bật điều hòa không khí, định vị, thì bất kỳ ai khác cũng có thể làm được điều này qua Internet.
Do đó, các dòng xe ôtô kết nối Internet cần được trang bị thiết bị tắt nguồn mạng và mọi thiết kế mới cần phải tách biệt các hệ thống an toàn quan trọng khỏi hệ thống thông tin giải trí kết nối Internet hoặc các mạng lưới khác.
Hiện các hãng sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Tuy nhiên, theo người phát ngôn Liên minh các nhà sản xuất ô tô, bà Gloria Bergquist cho rằng báo cáo trên của Consumer Watchdog đã thổi phồng nguy cơ trước thềm một sự kiện an ninh mạng tại Las Vegas.
Bà nhấn mạnh an ninh mạng luôn là ưu tiên của mọi ngành công nghiệp sử dụng hệ thống máy tính, trong đó có ngành công nghiệp ôtô.
Các nhà sản xuất ôtô đã áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ trong đó có việc thiết kế ngay từ đầu với các tính năng bảo mật cũng như bổ sung các biện pháp an ninh mạng đối với các dòng xe mới hoặc thiết kế lại.
Theo VietNamPlus
80% rò rỉ dữ liệu do người dùng tự làm lộ thông tin khi truy cập các ứng dụng trực tuyến
Theo đại diện Cục CNTT, Bộ Công an, có tới 80% rò rỉ dữ liệu do người dùng tự làm lộ thông tin cá nhân khi sử dụng các thiết bị thông minh truy cập vào những ứng dụng trực tuyến; 20% rò rỉ dữ liệu thông qua tấn công khai thác điểm yếu an toàn thông tin.
Ông Lương Xuân Thắng, Cục CNTT - Bộ Công an cho biết, tình trạng rò rỉ, lộ lọt bí mật nhà nước qua Internet đã và đang diễn ra khá phổ biến, nhiều vụ việc rất nghiêm trọng. Nhiều tài liệu có độ mật cao xếp loại "Tối mật", "Mật" đã bị lộ lọt trên mạng Internet.
Cũng trong tham luận "Rò rỉ dữ liệu và một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ rò rỉ dữ liệu trong hệ thống thông tin quan trọng" trình bày tại chương trình diễn tập quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2019 được tổ chức ngày 31/7, ông Lương Xuân Thắng, Cục CNTT - Bộ Công an cho biết, những năm gần đây, thế giới đã xảy ra rất nhiều vụ rò rỉ dữ liệu, trong đó có những dữ liệu mật gây chấn động toàn cầu, liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều quan chức của các nước. Riêng trong năm ngoái, hàng loạt vụ rò rỉ dữ liệu với quy mô lớn đã xảy ra, nguyên nhân có thể do bị tin tặc tấn công hoặc bị bán cho bên thứ ba.
Đại diện Cục CNTT - Bộ Công an cũng dẫn ra số liệu từ báo cáo của InfoWatch Analytical Center, theo đó trong nửa đầu năm ngoái, hệ thống của hãng này đã ghi nhận được 1.039 vụ thất thoát, rò rỉ dữ liệu được các tổ chức, cá nhân công bố, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Với 1.039 vụ lộ lọt dữ liệu này, đã có tới 2,39 tỷ hồ sơ bị rò rỉ gồm các thông tin cá nhân, số bảo hiểm xã hội, thẻ tín dụng và một số thông tin khác.
Nghiên cứu của InfoWatch cũng chỉ ra rằng, có tới 64,5% vụ rò rỉ dữ liệu xuất phát từ bên trong nội bộ tổ chức và 35,5% gây ra bởi các cuộc tấn công từ bên ngoài vào các hệ thống thông tin của các tổ chức.
Đáng chú ý, tham luận của đại diện Cục CNTT - Bộ Công an cho thấy, có cùng mối lo chung với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với các nguy cơ về lộ lọt, rò rỉ thông tin dữ liệu rất lớn.
Cụ thể, dẫn ra kết quả khảo sát của hãng Symantec đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Lương Xuân Thắng thông tin, nghiên cứu của hãng bảo mật này cho thấy có tới 94% doanh nghiệp bị rò rỉ dữ liệu. Tháng 10/2018, hacker Sogo Nakamoto đã tấn công vào hệ thống của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và để lại thông báo bán 275.000 thông tin khách hàng... Ngoài ra, trong năm 2018 có nhiều doanh nghiệp lớn về công nghệ bị rò rỉ thông tin khách hàng.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT hồi cuối năm 2017 cũng đã có văn bản khẩn cấp số 442 về việc lộ 1,4 tỷ tài khoản và mật khẩu từ các trang mạng xã hội, dịch vụ trực tuyến (dữ liệu bị lộ lọt lên tới 41 GB). Trong đó, có 437.644 tài khoản email (930 tài khoản email của cơ quan nhà nước ".gov.vn").
"Tình trạng rò rỉ, lộ lọt bí mật nhà nước qua Internet đã và đang diễn ra khá phổ biến, nhiều vụ việc rất nghiêm trọng. Nhiều tài liệu có độ mật cao xếp loại "Tối mật", "Mật" đã bị lộ lọt trên mạng Internet", ông Lương Xuân Thắng nhấn mạnh.
Đại diện Cục CNTT Bộ Công an chỉ rõ, để loại bỏ cơ bản nguyên nhân rò rỉ dữ liệu trong các hệ thống thông tin quan trọng, các biện pháp đề xuất phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Con người; Quy trình chính sách; Công nghệ và Tài chính
Đề cập đến nguyên nhân của tình trạng trên, vị đại diện Cục CNTT Bộ Công an nhận định, có tới 80% rò rỉ dữ liệu do người dùng: tự làm lộ thông tin cá nhân khi sử dụng các thiết bị thông minh truy cập vào các ứng dụng trực tuyến; và 20% rò rỉ dữ liệu thông qua tấn công khai thác điểm yếu an toàn thông tin.
Cũng theo phân tích của đại diện Cục CNTT, Bộ Công an, các nguy cơ dẫn đến rò rỉ thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức có thể kể đến như: soạn thảo văn bản có nội dung bí mật trên các máy tính có kết nối mạng Internet; sao chép dữ liệu có nội dung bí mật vào các USB không bảo mật; gửi tài liệu có nội dung bí mật qua thư điện tử; in ấn, sao chụp phát tán các tài liệu có nội dung bí mật; tải các tài liệu có nội dung bí mật lên các trang web rao bán tài liệu; máy tính tồn tại lỗ hổng bảo mật, tồn tại nhiều virus, phần mềm độc hại đánh cắp dữ liệu và phát tán trên mạng; truy cập dữ liệu nhạy cảm từ người dùng không xác định.
Đại diện Cục CNTT, Bộ Công an cũng chỉ rõ: "Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thông tin, loại bỏ cơ bản nguyên nhân rò rỉ dữ liệu trong các hệ thống thông tin quan trọng, các biện pháp đề xuất phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Con người; Quy trình chính sách; Công nghệ và Tài chính".
Đặc biệt, nhấn mạnh yếu tố "Con người", đại diện Cục CNTT, Bộ Công an đề xuất, với người dùng trong hệ thống, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề bảo đảm an toàn thông tin; nâng cao kỹ năng, tuân thủ quy trình sử dụng các thiết bị CNTT trong hệ thống, nhận biết các nguy cơ, hình thức tấn công mạng.
Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng đội ngũ chuyên trách về an toàn thông tin có đủ trình độ để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin; tổ chức và tham gia gia ứng cứu các sự cố về mạng và an toàn thông tin. Các cán bộ quản lý, chủ quản hệ thống thông tin phải được đào tạo, nâng cao trình độ quản lý các hệ thống thông tin.
Theo ICTNews
Thanh thiếu niên nghiện điện thoại có thể bị đưa vào 'trại' cai nghiện Quốc hội Ý đang cân nhắc dự luật nhằm ngăn chặn hiện tượng gọi là 'nomophobia', chỉ những người trẻ tuổi nghiện điện thoại, sống trong cảnh lo sợ lạc mất điện thoại và không có kết nối internet, theo báo The New York Post hôm 23.7. Theo dự luật, 8 trong số 10 thanh thiếu niên của Ý đang mắc tật xấu...