Cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim khi thời tiết lạnh
So với mùa hè, huyết áp thường tăng khoảng 5mmHg khi thời tiết lạnh Nếu duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch.
Những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim khi trời lạnh
Nhồi máu cơ tim là gì? Nhồi máu cơ tim là bệnh lý rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Nếu không được cấp cứu kịp thời nhồi máu có tim có thể gây nguy cơ tử vong rất cao. Cơ chế của bệnh là do các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu bị bong ra làm lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương lộ ra sẽ hoạt hóa các thành phần đông máu tiểu cầu gây kết tụ lại hình thành cục máu đông bít tắc lòng mạch gây nhồi máu cơ tim.
ThS.BS Nguyễn Thu Huyền thông tin về những người có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim.
Trước đây nhồi máu cơ tim hay gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỉ lệ nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa và nam hay gặp hơn nữ. Những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Người mắc bệnh tăng huyết áp đặc biệt không điều trị hoặc điều trị không thường xuyên, điều trị mà không đạt huyết áp mục tiêu.
- Những người mắc bệnh lý đái tháo đường
- Những người béo phì, lười vận động, hút thuốc lá
- Những người làm việc trong môi trường căng thẳng, stress kéo dài, không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho bản thân.
- Hay gặp ở những người có tiền sử nhồi máu cơ tim
Video đang HOT
Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu biết được các dấu hiệu cảnh báo và xử lý kịp thời có thể không ảnh hưởng đến tính mạng.
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cần lưu ý:
Đau tức ngực trái hoặc sau xương ức, cảm giác như bóp lại. Cơn đau có thể lan lên cổ ra cánh tay trái, cơn đau xuất hiện sau stress hoặc gắng sức và kéo dài trên 30 phút. Khi đau có thể kèm theo khó thở vã mồ hôi. Ngoài ra có thể kèm hồi hộp trống ngực, buồn nôn, nôn.
Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến tại Việt Nam.
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim khi trời lạnh
Vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm xuống sẽ làm tăng tiết catecholamin trong máu dẫn đến tình trạng mạch máu co lại, áp lực trong lòng mạch máu tăng lên dẫn tới hiện tượng tăng huyết áp và tăng nhịp tim. So với mùa hè, huyết áp khi thời tiết lạnh thường tăng khoảng 5mmHg. Nếu duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Do vậy các đối tượng có nguy cơ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
- Phải giữ ấm cơ thể tránh nhiễm lạnh bằng cách mặc ấm ngay cả khi ở nhà hay ra đường. Nên đội mũ quàng khăn để giữ ấm đầu và cổ, đeo tất giữ âm lòng bàn chân. Nếu ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít thở không khí lạnh cũng như các loại virus như cúm.
- Tránh ra ngoài trời lạnh quá sớm hoặc quá khuya.
- Tránh tắm quá muộn sau 9 giờ tối.
Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực.
- Tránh các căng thẳng stress, nên thư giãn sau thời gian làm việc, tránh làm việc quá khuya. Ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7-8 tiếng.
- Nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Ăn nhạt, hạn chế mỡ nội tạng động vật và những đồ nhiều cholesterol, nên ăn nhiều rau xanh.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Kiểm soát mỡ máu.
- Khám sức khỏe định kì sau 3-6 tháng/lần. Đặc biệt nên khám định kỳ trước khi bước vào mùa lạnh để phát hiện sớm các bệnh lý đặc biệt huyết áp, tim mạch, đái tháo đường để điều trị kịp thời.
- Khi đã mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường nên tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Vì sao trời lạnh dễ gây ê buốt răng?
Răng là một trong những bộ phận tiếp xúc đầu tiên với thức ăn, có tác dụng nghiền nát chúng nên đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, răng nhạy cảm với nhiệt độ, không chỉ món lạnh mà khí hậu lạnh cũng có thể gây ê buốt răng.
Khi cắn phải thức ăn quá lạnh, chẳng hạn như kem, thì răng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt. Tình trạng răng nhạy cảm này chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thời tiết lạnh có thể gây những vết nứt siêu nhỏ trên men răng và gây ê buốt . SHUTTERSTOCK
Răng nhạy cảm xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Độ tuổi thường bị răng nhạy cảm nhất là từ 20 đến 40 tuổi. Những nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến răng nhạy cảm là đánh răng quá mạnh, hao mòn răng, nghiến răng hoặc bệnh về nướu.
Trên thực tế, răng được cấu tạo từ nhiều phần khác nhau. Lớp ngoài cùng là men răng, có tác dụng chống lại nhiệt độ lạnh và nóng từ bên ngoài. Chính nhờ lớp men bảo vệ mà răng chúng ra có thể nhai, cắn, nghiền nát thức ăn mà không cảm thấy đau nhức hay khó chịu.
Men răng thực sự là lớp vỏ bao bọc cứng nhất trên cơ thể người. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, men răng sẽ bị hao mòn. Tình trạng này làm lộ ngà răng. Ngà răng là phần nhạy cảm của răng và có màu vàng nhạt. Đây cũng là lớp bảo vệ ống tủy răng, nơi chứa dây thần kinh và mạch máu.
Men răng dù rất cứng nhưng có thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân trong miệng. Chẳng hạn, men răng có thể bị mòn nếu uống quá nhiều nước ngọt hoặc nước ép trái cây có tính a xít cao. Các món chua, kẹo cũng là thủ phạm làm mòn men răng.
Không chỉ chế độ ăn uống mà một số loại bệnh cũng tác động xấu đến men răng. Chẳng hạn, bệnh trào ngược a xít dạ dày khiến a xít từ dạ dày trào ngược lên miệng và tiếp xúc, gây hư hại men răng.
Với thời tiết lạnh, đặc biệt là vào những tháng cuối năm, men răng sẽ giãn ra hoặc co lại và ảnh hưởng đến răng. Cụ thể, khi răng trong miệng sẽ giãn ra do tiếp xúc với nước bọt và hơi ấm cơ thể. Nhưng khi hít thở hay nói chuyện, răng sẽ tiếp xúc với không khí lạnh và bị co lại.
Sự giãn nở và co lại đột ngột như vậy có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên men răng, dẫn đến cảm giác ê buốt. Tình trạng này đặc biệt rõ ở những chiếc răng đã trám. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm dây thần kinh trong răng nhạy cảm hơn và dẫn đến ê buốt.
Để ngăn ngừa ê buốt, mọi người nên giữ ẩm phần miệng bằng khăn choàng khi ra ngoài. Đánh răng bằng kem có fluoride sẽ giúp bảo vệ men răng và giảm ê buốt do không khí lạnh, theo Healthline.
Cách giảm đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh Để giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chúng ta cần tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh và duy trì cân bằng nhiệt độ trong nhà. Triệu chứng đau khớp khi trời lạnh như thế nào? Thạc sĩ - bác sĩ Quách Khang Hy, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết khi thời...