Cảnh báo nguy cơ ngộ độc histamine từ cá biển
Thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc tập thể xảy ra do histamine có trong các loại cá biển. Chuyên gia y tế cảnh báo, mặc dù hải sản hay cá biển luôn là những món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng nhưng nếu bảo quản, chế biến cá không đúng cách sẽ gây nguy cơ ngộ độc histamine.
Liên tiếp xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do histamin
Mới đây, hơn 150 công nhân Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam (cụm Công nghiệp Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) có biểu hiện ngộ độc sau bữa ăn trưa tập thể. Thức ăn gồm cá kho, bắp cải luộc, đậu sốt thịt và cơm trắng. Các bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, nổi mề đay, buồn nôn, đi ngoài.
Kết quả kiểm nghiệm đã phát hiện chất histamin với hàm lượng cao là 3806 mg/kg trong mẫu cá thu ù kho (mẫu cá thu ù kho được lưu tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hoàng Thủy là đơn vị cung cấp suất ăn trưa cho Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam) và hàm lượng 6,22 mg/kg cao nhất trong mẫu chất nôn của bệnh nhân T.T.N.Y. (công nhân Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam).
Người tiêu dùng nên chọn mua cá tươi để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, kết quả điều tra vụ ngộ độc thực phẩm cho thấy, đây vụ ngộ độc thực phẩm nguyên nhân do histamin có trong mẫu cá thu ù kho (3,8g histamin/kg cá) trong bữa ăn trưa của Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam.
Đây không phải lần đầu xảy ra các ca ngộ độc tập thể do histamine có trong các loại cá.
Trước đó, khoảng hơn 100 công nhân của Công ty CP đóng tàu Sông Cấm ở Hải Phòng ăn trưa tập thể đều có biểu hiện bất thường như đau bụng, buồn nôn, mẩn ngứa ngoài da… Trong đó, 70 người có biểu hiện nặng được chuyển vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Việt Tiệp để điều trị.
Theo Sở Y tế TP Hải Phòng cho biết, quá trình xét nghiệm các mẫu thức ăn, cơ quan chuyên môn phát hiện món cá kho, với nguyên liệu là cá thu ngừ đông lạnh, có hàm lượng histamin cao gấp 40 lần giới hạn cho phép tối đa khiến hơn 100 công nhân ngộ độc.
Vụ việc xảy ra tương tự ở Nghệ An khi 71 công nhân ở huyện Yên Thành xuất hiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa trưa gồm cơm, cá bạc má rán, trứng gà luộc, mướp xào giá, canh bí đỏ nấu thịt và xoài. Kết quả kiểm nghiệm mẫu cá chứa histamine với hàm lượng 739mg/kg.
Phòng ngừa ngộ độc histamine
Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian qua, đơn vị đã từng tiếp nhận những trường hợp ngộ độc histamine do ăn phải hải sản đông lạnh, không còn tươi. Do histamine bền vững với nhiệt nên khi nấu chín vẫn gây ngộ độc.
Hải sản tươi sống không gây ngộ độc histamine, histamine chỉ sản sinh ở hải sản đã chết. Trong hải sản sạch, hàm lượng histamine dưới 1mg/100g thịt, khi hàm lượng trên 50mg/100g thịt hải sản có thể gây ngộ độc.
Video đang HOT
Khi hải sản chết, trong điều kiện bảo quản không đủ lạnh ngay từ đầu, các vi khuẩn có trên hải sản chuyển hóa thịt hải sản thành histamine, qua thời gian lượng histamine tích lũy ngày càng tăng dẫn tới gây ngộ độc cho người ăn phải. Trên thực tế nhiều loại hải sản như cá ngừ, cá thu, tôm khô, tép khô nếu không được bảo quản bảo đảm cũng gây nên ngộ độc histamine cho người ăn phải.
Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, biểu hiện ngộ độc histamine trong hải sản từ vài phút tới 4 giờ sau khi ăn, nạn nhân thường có biểu hiện đau đầu, đỏ da, ngứa, nóng bừng, cảm giác khó chịu.
Tình trạng đỏ da thường tập trung nửa người trên (đầu, ngực và một phần bụng), sưng ở mặt hoặc lưỡi, môi, xung huyết kết mạc, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, có thể bị co thắt phế quản, khó thở, trống ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt. Ngộ độc thường kéo dài từ 12- 48 giờ. Nếu được điều trị, bệnh nhân sẽ được cải thiện ngay sau vài giờ đồng hồ.
Lý giải về sự hình thành của histamine trong cá, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, thông thường trong cá mà chủ yếu là cá thịt đỏ như cá ngừ, cá hồi… thường có các acid amin histidine.
Khi người dân đánh bắt xong, nếu không làm chết ngay và không bảo quản lạnh kịp thời, cá bị chết và ươn sẽ sinh ra nhiều acid axetic. Dưới tác dụng của acid axetic và một loại chất xúc tác có tên histidine decarboxylase (chất này do một số vi khuẩn tạo ra) làm biến đổi acid amin histidine thành histamine.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, để hạn chế quá trình biến đổi histidine thành histamine trong cá biển, thì khi đánh bắt phải làm chết cá ngay và cấp đông đúng cách.
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về ATVSTP của TP Hà Nội kiểm tra khu vực bày bán thủy hải sản tại siêu thị Mega Martket Thăng Long (quận Bắc Từ Liêm).
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho rằng, cá khi về chợ, do một số người bán không bảo quản đúng quy trình, không sử dụng các loại đá già, đá có độ lạnh sâu, rất dễ nhiễm histamine.
Do đó, người nội trợ nên lựa chọn thực phẩm cá biển còn tươi sống, dễ nhận thấy nhất là mắt cá còn trong, đen, ấn vào thịt cá còn độ dai, không bở và nên chọn các cơ sở đông lạnh uy tín. Việc bảo quản, chế biến sau khi mua tại bếp ăn cũng cần được chú ý cho sạch sẽ. Cá khi đã rã đông cần chế biến ngay.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị. Đáng chú ý, gần đây đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm do Histamine có trong cá tại Nghệ An và Hải Phòng.
Theo Cục An toàn thực phẩm, histamine được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển có thịt màu đỏ: cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá cờ, cá bạc má, cá trích, cá mòi… Khi cá ươn, hỏng, vi khuẩn phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình sản sinh histamine là chất gây độc cho cơ thể. Histamine có đặc tính chịu nhiệt, thậm chí không bị phá hủy khi cá được nấu chín.
Triệu chứng ngộ độc histamine thường xảy ra nhanh chóng, từ 1 đến vài giờ sau khi ăn. Do đó, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người dân giám sát phát hiện sớm người có biểu hiện dị ứng sau khi ăn cá biển từ một đến vài giờ.
Các cơ sở y tế tư vấn kịp thời cho người bệnh để tránh lo lắng, hốt hoảng về tâm lý. Nếu người dân bị ngộ độc histamine cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị kịp thời.
Loại củ chứa chất 'kịch độc', cái số 1 bắt mắt mâm cơm nhà nào cũng có
Một số loại củ rất tốt nhưng khi đã mọc mầm chẳng những ăn được mà phần mầm đã mọc còn gây 'độc' cho cơ thể.
Bỏ túi mẹo hay dưới đây để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Gừng bị thối, dập rất độc không nên ăn
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, gừng là một phương thuốc thảo dược cổ xưa được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý thông thường như viêm khớp, ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh và buồn nôn. Nó không chỉ giúp làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.
Thêm gừng vào thực phẩm hàng ngày của bạn sẽ không bao giờ là một sự thất vọng khi giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể.
Để hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng có trong củ gừng, hãy xem biểu đồ giá trị dinh dưỡng của 1 muỗng canh gừng:
Lượng calo - 4,8
Carbohydrate - 1,07g
Protein - 0,11g
Chất xơ - 0,12g
Chất béo - 0,5g
Gừng bị thối, dập sẽ sản sinh ra độc tố safrole. Ảnh minh họa.
Khi chế biến nếu gừng gừng có chỗ bị thối, nhũn dập, bạn nên vứt bỏ, đừng ăn bởi khi ấy củ gừng đã không còn an toàn. Bởi ở củ gừng bị thối có loại độc tố mạnh tên gọi safrole. Ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển nó đến gan, gây trúng độc tế bào gan. Việc thường xuyên ăn gừng thối, dập sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản.
Trong các nhóm gia vị của người Việt, gừng, hành, tỏi không thể thiếu. Nhưng khi thời tiết ẩm thì những loại củ này thường bị mọc mầm. Theo đó, các bà nội trợ nên bỏ túi những mẹo hay sau đây:
- Vùi gừng vào trong cát, đây là một cách giữ cho củ gừng không bị khô héo lên mốc mọc mầm.
- Hành tỏi nên cho vào túi lưới hoặc túi giấy thoáng treo cao tránh ẩm ướt, tránh để trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu làm theo những cách trên mà gừng, hành, tỏi vẫn mọc mầm thì đây là lời khuyên cho bạn nên dùng hay bỏ đi:
Gừng khi mọc mầm đã biến đổi các thành phần dinh dưỡng không còn như gừng chưa mọc mầm. Đặc biệt khi gừng mọc mầm không phải do vùi vào trong đất trồng mà lại mọc mầm do để lâu bị phơi ẩm không khí thì chúng thường có dấu hiệu nấm mốc, nẫu. Mặc dù vẫn thơm và cay nhưng nấm mốc, đốm đen đốm trắng trên củ gừng mọc mầm vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể có hại cho gan vì chúng có thể sinh ra lưu huỳnh. Hơn nữa gừng khi mọc mầm bị móp nên không còn nhiều tác dụng như gừng tươi nữa.
Bởi vậy khi thấy gừng để lâu ngày bị mọc mầm, đặc biệt có thêm dấu hiệu nấm đen mốc trắng thì bỏ đi ngay, kể cả một đầu của củ gừng vẫn tươi cũng không nên gọt bỏ phần mốc và ăn phần tươi vì nấm mốc có thể đã bám cả vào phần còn tươi nguyên.
Khoai tây mọc mầm ăn vào rất "độc" cho cơ thể
Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến ở mọi nơi trên thế giới . Loại thực phẩm này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giàu canxi, phốt pho, kẽm... Khoai tây mọc mầm thực sự là loại rau củ ngậm đầy độc tố mà nhiều người vẫn ăn.
Trong khoai tây mọc mầm có một lượng lớn solanine - chất có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể.
Một số gia đình có thói quen mua nhiều khoai tây về để gầm giường, gầm cầu thang... ăn dần. Chính thói quen này khiến nhiều củ khoai tây bị mọc mầm và khi ăn rất dễ gây ngộ độc.
Những triệu chứng ngộ độc solanine là nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, tê liệt hệ thần kinh trung ương, hôn mê và trong một số trường hợp hiếm gặp là tử vong. Dù tình trạng ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt (do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai) nhưng tốt nhất bạn nên tuyệt đối vứt bỏ khoai tây đã mọc mầm hay phần vỏ đã chuyển màu xanh.
Khi chế biến khoai tây nhiều nhiều người vì tiếc nên cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng khoai tây. Điều này là sai lầm, vì nếu như bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn còn lưu trong phần còn lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.
Ngoài ra, khi vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh, nồng độ solanine chứa trong vỏ khoai tây sẽ rất cao. Nồng độ solanine này sẽ vượt quá ngưỡng an toàn cho người ăn và lúc này khoai tây có vị nhạt, đắng, dễ gây ngộ độc cho người, nếu ăn quá nhiều có thể gây tử vong.
Cảnh giác ngộ độc thực phẩm 'tấn công' sau mưa bão Bão số 3 đã khiến nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc rơi vào cảnh ngập úng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Đây cũng là thời điểm môi trường sống ô nhiễm sau mưa bão, tạo nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đoàn kiểm tra...