Mắc sởi rồi có bị lại nữa không?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus, chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp và có thể lây lan qua giọt bắ.n từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi hay tiếp xúc gần.
Bệnh có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí t.ử von.g. Vậy, đã mắc sởi rồi có bị mắc nữa không?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có thể lây lan thành dịch thông qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm sởi thoát ra không khí hoặc dính trên đồ vật. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí chứa virus sởi sau khi người bệnh thải ra môi trường.
Trẻ chưa được tiêm vaccine ngừa sởi, trẻ nhũ nhi < 12 tháng là đối tượng nguy cơ cao của bệnh. Sau nhiễm sởi, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, do đó dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi, viêm não, màng não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, viêm cơ tim, bùng phát lao, nhiễm bạch hầu, ho gà...
Mắc sởi rồi có bị lại nữa không?
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus.
Kể từ khi nhiễm bệnh sởi, thời gian ủ bệnh có thể từ 7 đến 14 ngày. Sau đó, sởi thường bắt đầu bởi các triệu chứng:
Sốt cao trên 39 độ;
Ho, hắt hơi, sổ mũi (viêm long hô hấp);
Đỏ mắt, chảy nước mắt (viêm kết mạc).
Sau 2-3 ngày người bệnh xuất hiện những đốm trắng nhỏ bên trong miệng (dấu Koplik), đây là dấu hiệu sớm và điển hình giúp chẩn đoán bệnh.
Video đang HOT
Sau 3-5 ngày sẽ có biểu hiện phát ban, không ngứa, ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, sờ mịn, bắt đầu từ sau tai lan ra mặt, xuống ngực, bụng, cuối cùng là toàn thân, sau khi hết sẽ để lại vệt thâm da đặc trưng gọi là “vằn da hổ”.
Nhiều người lo lắng cho rằng, mắc sởi rồi có mắc lại nữa không? Thực tế cho thấy khi đã tiêm phòng sởi hoặc mắc sởi rồi thì sẽ không bị mắc lại nữa. Đa số mọi người đều có khả năng miễn dịch suốt đời sau khi khỏi bệnh sởi hoặc tiêm vaccine sởi. Tuy nhiên, một số rất ít mắc bệnh sởi lần hai và đây được gọi là nhiễ.m trùn.g sởi thứ phát, sẽ xảy ra khi phản ứng miễn dịch của người này trước virus bị suy yếu theo thời gian.
Cách chăm sóc bệnh nhân sởi
Hiện chưa có thuố.c kháng virus đặc hiệu điều trị sởi. Đối với trẻ nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, không đến chỗ tập trung đông người để tránh lây bệnh.
Đối với bệnh nhân bị sởi thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà sau khi đã được bác sĩ khám và hướng dẫn, gồm:
Cách ly người bệnh với người lành, nhất là trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng.
Bệnh nhân sởi sốt cần cho uống thuố.c hạ sốt khi sốt 38.5C.
Bổ sung vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với trẻ nhỏ mắc sởi còn bú mẹ cần tiếp tục bú mẹ, cho bú nhiều lần hơn, uống đủ nước mỗi ngày. Đối với trẻ lớn và bổ sung chế độ ăn hợp lý, có thể dùng nước hoa quả. Chế biến thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh gia vị kích thích, không kiêng khem.
Giữ vệ sinh mắt, mũi họng: nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày. Vệ sinh thân thể, tắm và lau người hàng ngày, không tắm lâu, tránh để lạnh. Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
Nếu trẻ sốt cao trên 48 giờ cần cho trẻ tới cơ sở y tế. Ảnh minh họa
Nếu trẻ sốt cao trên 48 giờ hoặc ban đã bay nhưng còn sốt hoặc sốt đã hạ nhưng tái phát lại cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nếu người bệnh sởi ho đột ngột tăng lên, hoặc tiếng ho ông ổng, trẻ biểu hiện mệt hơn, thở bất thường, nhịp thở nhanh, trẻ li bì hơn… cũng cần cho nhập viện ngay.
Tóm lại: Bệnh sởi dễ mắc ở trẻ, vì vậy việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ từ 9 tháng tuổ.i cần được tiêm vaccine sởi đơn hoặc vaccine kết hợp sởi – quai bị – rubella sớm để phòng ngừa sởi hiệu quả.
Đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc sởi để tránh diễn biến và biến chứng nặng.
Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão
Cùng với việc đang phải đối mặt với việc quay trở lại của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế như sởi, ho gà..., sau bão số 3 (Yagi), nhiều địa phương lại đứng trước nguy cơ các dịch bệnh sẽ bùng phát do điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường không đảm bảo.
Khám bệnh cho người dân sau bão số 3. Ảnh: BV Bãi Cháy.
Nhiều dịch bệnh trở lại
Việc TPHCM công bố dịch sởi cuối tháng 8 vừa qua, cùng đó số ca mắc ho gà tăng nhanh ở nhiều địa phương đã khiến cho người dân lo lắng. Bởi đã nhiều thập kỷ qua, những bệnh dịch này tưởng như đã không còn nguy cơ bùng phát khi tr.ẻ e.m được tiêm chủng mở rộng. Thực tế này đặt ra một vấn đề rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với sự "trỗi dậy" của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế.
Trong đó, sốt rét, sởi, ho gà...Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những căn bệnh như sốt xuất huyết (SXH), bệnh phong, bệnh dại, các loại bệnh liên quan đến nấm, giun sán... đều là những căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên.
Thống kê của Bộ Y tế, năm 2023, nước ta ghi nhận hơn 172.000 ca mắc SXH, 43 trường hợp t.ử von.g. Tính đến giữa tháng 8/2024, cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc SXH, 6 ca t.ử von.g. Đến cuối tháng 8/2024, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Cùng đó, chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số ca mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023... Điều đáng nói là lâu nay dịch bệnh chỉ xảy ra ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện tiếp cận y tế còn thiếu thốn. Song vừa qua ở các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, TPHCM nhiều tr.ẻ e.m đã mắc ho gà, sởi...
Trước đó, ghi nhận từ các ca bệnh sởi tới điều trị, BS Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, hầu hết các trẻ mắc sởi có biến chứng nặng do có bệnh nền như: teo đường mật bẩm sinh, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đáng chú ý, tất cả các bệnh nhi này đều chưa được tiêm vaccine phòng sởi do chưa đến tuổ.i hoặc phụ huynh chưa cho đi tiêm.
Lấp khoảng trống miễn dịch
Lý giải về nguyên nhân khiến những dịch bệnh nói trên gia tăng trở lại, các chuyên gia y tế cho rằng chúng ta đang có "khoảng trống miễn dịch" trong cộng đồng. Đơn cử, TPHCM luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của khu vực phía Nam về tỷ lệ tiêm chủng vaccine.
Tuy nhiên, theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự gián đoạn vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine nói chung và vaccine sởi nói riêng tại TPHCM trong những năm gần đây ở mức thấp. Tính đến hết tháng 4/2024, tỷ lệ trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi đối với lứa trẻ sinh từ năm 2018 đến 2021 trên địa bàn lần lượt là 93,2%; 90,1%; 91,7% và 93,6%. Mức bao phủ này đạt chỉ tiêu tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Y tế nhưng chưa đạt chỉ tiêu mà TPHCM đề ra là trên 95%. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ cần thiết để có thể tạo miễn dịch cộng đồng theo khuyến cáo của WHO.
BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TPHCM cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp là nguyên nhân bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine quay trở lại. Theo BS Khanh, khi tiêm phòng không đúng, không đủ thì chỉ cần một vài ca bệnh thì nguy cơ sẽ lây lan thành dịch. Virus sởi lây lan rất nhanh và sẽ tấ.n côn.g những người chưa được tiêm phòng như tr.ẻ e.m chưa đủ tháng để tiêm, những người không thể tiêm phòng như trẻ bị bệnh tim, trẻ mắc bệnh mạn tính...
Nỗ lực lấp khoảng trống miễn dịch, cho đến trước thềm năm học mới 2024 - 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin đã có khoảng 17.000 tr.ẻ e.m trên địa bàn đã được tiêm vaccine phòng sởi. ThS.BS Nguyễn Đình Qui - Phó Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM nhấn mạnh: Kháng thể không thể bảo vệ trọn đời cho bệnh nhân, nên trẻ đã bị mắc sởi rồi vẫn có thể mắc lại. Trường hợp trẻ đã mắc bệnh sởi, sau 5 - 10 năm nên cho trẻ tiêm lại vaccine phòng sởi là tốt nhất. Đối với những trường hợp tiêm vaccine phòng sởi, sau khoảng 10 năm nên cho trẻ tiêm nhắc lại 1 lần.
Cùng đó, ghi nhận quá trình điều trị cho bệnh nhi mắc ho gà tại các cơ sở y tế thời gian qua, các chuyên gia y tế cảnh báo người lớn không nên chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh này. Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, không có miễn dịch đầy đủ nguy cơ mắc bệnh và lây lan rất cao. Theo BS Bùi Thu Phương - Khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho tới nay, bệnh ho gà vẫn là một trong những nguyên nhân gây t.ử von.g cho tr.ẻ e.m trên toàn thế giới dù tiêm chủng đã được phủ rộng. Chu kỳ dịch khoảng 2-5 năm, xảy ra lẻ tẻ ở tất các các nước, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổ.i, các ca bệnh nặng và t.ử von.g hay gặp ở trẻ độ tuổ.i bú mẹ, tỉ lệ t.ử von.g tăng cao hơn ở các nước đang phát triển.
Đề phòng bệnh ho gà cho trẻ, theo BS Phương, trẻ nhập viện cần được thực hiện các biện pháp dự phòng chuẩn, các biện pháp dự phòng lây qua đường hô hấp được khuyến cáo ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.
Nên cách ly trẻ 3 - 4 tuần để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, giảm các kích thích cho trẻ và tránh các mối lo lắng bị lây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra cần dự phòng sau phơi nhiễm bằng kháng sinh cho những người trong gia đình tiếp xúc gần với trẻ và những người chăm sóc trẻ ở bất kỳ tuổ.i nào, tiề.n sử tiêm phòng và có triệu chứng hay không. Thực hiện đúng và đầy đủ khuyến cáo về tiêm phòng ho gà trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Mũi 1 lúc trẻ 2 tháng tuổ.i, mũi 2, 3, 4 lần lượt khi trẻ được 3, 4 và 18 tháng tuổ.i.
Chủ động ngừa dịch bệnh sau bão, lũ
Theo các chuyên gia y tế, sau bão lũ sẽ là nguy cơ dịch bệnh bùng phát. PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi mưa bão rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, thực phẩm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác, cảm lạnh, cúm, đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp. Đồng thời, môi trường ẩm ướt, nước tù đọng ở các vật dụng như lốp xe, vỏ chai lọ, chậu cây, chum vại... cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bệnh SXH rất dễ lây lan và bùng phát. Mùa mưa bão hằng năm cũng là đỉnh dịch SXH ở nhiều nơi.
Cách phòng, chống bệnh SXH là tiê.u diệ.t nơi muỗi có thể đẻ trứng và hình thành loăng quăng. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ ao tù nước đọng để không cho muỗi sinh sản. Đặc biệt, không để rác chất đống quanh nhà và hãy đậy kín thùng rác.
Ghi nhận trên địa bàn TP Hà Nội, ngay sau mưa bão, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh. Ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho hay: Ngành y tế sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, đồng thời yêu cầu các đơn vị triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường. Cụ thể, nước rút đến đâu, khơi thông dòng chảy, tổng vệ sinh môi trường đến đó, với mục tiêu không để dịch bệnh lây lan và bùng phát. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa bão, nhất là người dân sinh sống trong vùng ngập lụt có nguy cơ bùng phát các bệnh dịch thường gặp trong và sau mưa bão (tiêu hóa, da liễu, SXH, đau mắt đỏ...).
Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,... Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến cuối tháng 8/2024, ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023....