Cảnh báo nguy cơ châu Phi rơi vào chu kỳ tăng trưởng chậm
Châu Phi có nguy cơ rơi vào chu kỳ tăng trưởng chậm và lạm phát tăng cao do tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 và giá nhiên liệu, lương thực tăng liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Trên đây là cảnh báo của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đưa ra trong báo cáo “Triển vọng kinh tế châu Phi 2022″ công bố ngày 25/5.
Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền đông Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, đại dịch COVID-19 đang tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế châu Phi mặc dù châu lục này ghi nhận tỷ lệ tử vong ở mức khá thấp so với các khu vực phát triển hơn. Năm 2021, châu Phi chứng kiến kinh tế phục hồi, với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến ở mức 6,9% sau mức giảm 1,6% trong năm 2020 do tác động của dịch COVID-19. AfDB dự báo tăng trưởng GDP thực của châu Phi sẽ giảm xuống 4,1% trong năm nay.
Báo cáo của AfDB nêu rõ: “Tốc độ tăng trưởng giảm cho thấy tác động nghiêm trọng của cuộc xung đột Ukraine đối với nền kinh tế châu Phi. Nếu xung đột vẫn tiếp diễn, tăng trưởng của khu vực này có thể đình trệ ở mức khoảng 4% trong năm 2023.” Trong khi đó, AfDB dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên tới 13,5% trong năm nay so với mức 13% năm 2021 do giá năng lượng và lương thực tăng vọt liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo dự báo của AfDB, trong năm 2021, đại dịch COVID-19 đã đẩy khoảng 30 triệu người châu Phi vào cảnh đói nghèo cùng cực và khiến 22 triệu người mất việc làm. Những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, nhất là ở vùng đô thị, chịu tác động mạnh của giá cả gia tăng. Cuộc xung đột ở Ukraine cũng làm đình trệ hoạt động kinh tế của châu lục, có thể đẩy gần 4 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực trong năm nay và năm tới. Báo cáo nêu rõ: “Do thiếu các biện pháp nhằm giảm bớt tác động, việc này có thể gây ra căng thẳng xã hội trên toàn châu lục”.
AfDB dự báo tỷ lệ nợ tính trên GDP của châu lục này là vào khoảng 70%, giảm nhẹ so với 71,4% năm 2020 do sự phục hồi tăng trưởng vào năm ngoái và các biện pháp miễn trừ nợ. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn cao hơn so với mức trước đại dịch.
FAO huy động 138 triệu USD chống nạn đói ở vùng Sừng châu Phi
Ngày 17/1, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính cần 15,65 tỷ shilling (khoảng 138 triệu USD) để hỗ trợ 1,5 triệu người dân các nước vùng Sừng châu Phi gặp khó khăn do hạn hán kéo dài.
Trẻ em uống sữa tại trại tị nạn Kebribeyah ở miền Đông Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong kế hoạch ứng phó toàn diện với tình trạng hạn hán vùng Sừng châu Phi, FAO ước tính cần tổng cộng 138 triệu USD để giúp các cộng đồng sinh sống ở khu vực nông thôn đối phó với mối đe dọa mới. Cụ thể, số tiền cần có từ nay đến cuối tháng 2 tới là 130 triệu USD để hỗ trợ khẩn cấp cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào nông nghiệp lên tới 1,5 triệu người ở 3 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Ethiopia, Kenya và Somalia. Theo tổ chức này, các gia đình sinh sống phụ thuộc vào nông nghiệp cần hạt giống và các mặt hàng chủ lực khác để có thể duy trì năng lực sản xuất khi mùa gieo trồng chính bắt đầu vào tháng 3.
Phát biểu tại thủ đô Nairobi của Kenya, Giám đốc Văn phòng Các tình huống khẩn cấp và khả năng phục hồi của FAO, Rein Paulsen, cho biết việc hỗ trợ nông dân vào thời điểm này có vai trò và tác động rất lớn. Những hành động nhanh chóng và đúng lúc sẽ giúp mang lại nguồn vốn hỗ trợ, cung cấp nước, hạt giống, thức ăn chăn nuôi, chăm sóc thú y và tiền mặt cho các hộ nông dân đang gặp khó khăn, từ đó ngăn chặn nguy cơ xảy ra một nạn đói thảm khốc.
Vùng Sừng châu Phi là nơi sinh sống của khoảng 130 triệu người. Khu vực này thường xuyên hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài, gây ra các cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng tại nhiều quốc gia, de dọa đời sống của hàng chục triệu người. LHQ liên tục triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại các khu vực trên thế giới, trong đó có vùng Sừng châu Phi.
Đức cam kết hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh cam kết của Đức trong việc hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông DW của Đức ngày 24/5 tại thành phố Johannesburg của Nam...