Cảnh báo các cuộc gọi mạo danh Công ty Điện lực đòi tiền điện để lừa đảo
Thông tin từ tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) cho hay, trong các đợt nắng nóng cao điểm, tình trạng gọi điện mạo danh các Công ty Điện lực thông báo nợ tiền điện nhằm mục đích lừa đảo người dùng diễn ra ngày càng nhiều.
Theo NCSC, trường hợp nghi ngờ cuộc gọi giả mạo Công ty Điện lực, người dùng chỉ cần truy cập vào Danh bạ tín nhiệm trên https://tinnhiemmang.vn là xác thực được số điện thoại đang liên hệ với mình có phải của các đơn vị thuộc EVN hay không.
Theo thống kê của các Tổng công ty Điện lực, tính riêng từ đầu tháng 5 đến nay, đã có hàng trăm trường hợp khách hàng phản ánh thông qua các kênh Chăm sóc khách hàng về việc có nhiều số điện thoại lạ tự xưng là “nhân viên Điện lực”, “Tổng đài ngành Điện”, “Điện lực Việt Nam” để yêu cầu khách hàng nộp tiền điện, thậm chí dọa cắt điện nếu không nộp. Khi biết được thông tin khách hàng đã thanh toán tiền điện, các đối tượng lập tức ngắt máy.
Riêng tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, chỉ trong khoảng hơn 10 ngày từ 4 – 14/5, đã có 81 cuộc gọi của khách hàng đến Tổng đài 19001909 để phản ánh về tình trạng trên. Đơn cử như, ngày 9/5, khách hàng T.Đ.Đ ở thôn 2, xã Hòa Thuận, phường Bắc Buôn Ma Thuột, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã phản ánh có người tự xưng là nhân viên Điện lực gọi điện thoại và báo tin khách hàng sử dụng điện sai mục đích, yêu cầu phải thanh toán số tiền 56 triệu đồng.
Trước tình trạng các cuộc gọi giả mạo ngành Điện lực xuất hiện trên cả nước, EVN và các Tổng công ty Điện lực đã liên tục cảnh báo đến khách hàng sử dụng điện cần nêu cao tinh thần cảnh giác.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, vấn nạn gọi điện mạo danh Công ty Điện lực để lừa đảo người dùng có thể vẫn tiếp tục diễn ra
Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, thời gian tới, vấn nạn gọi điện mạo danh Công ty Điện lực để lừa đảo người dùng có thể vẫn tiếp tục diễn ra. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người tiếp tục bị lừa, thiệt hại về cả thông tin và tài chính cá nhân nếu không đề cao cảnh giác, đặc biệt là chưa có các công cụ để kiểm tra, xác thực tính chính danh của các thông tin liên quan đến tổ chức.
Theo phân tích của các chuyên gia, về mặt công nghệ, việc xác thực các thông tin như số điện thoại, website, kênh thông tin chính thống… gắn với một tổ chức là hoàn toàn khả thi. Việc xác thực những thông tin này sẽ giúp người dùng có thể nhận biết dễ dàng đâu là tình huống lừa đảo nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản cá nhân.
Trong thời gian tới, Trung tâm NCSC sẽ cho ra mắt hệ thống xác thực các thông tin của tổ chức, cho phép người dùng kiểm tra nhanh các thông tin về số điện thoại, website, địa chỉ thư điện tử… hoặc bất kỳ kênh thông tin chính thống của tổ chức. Việc này sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng người dùng bị lừa đảo hiện nay.
Riêng với trường hợp giả mạo các số điện thoại của Công ty Điện lực, theo khuyến nghị của NCSC, người dùng chỉ cần truy cập vào Danh bạ tín nhiệm tại địa chỉ https://tinnhiemmang.vn là có thể xác thực được số điện thoại đang liên hệ với mình có phải là của các đơn vị thuộc EVN hay không.
Trên thực tế, không chỉ điện lực, nhiều lĩnh vực khác cũng có thể sẽ gặp phải những tình huống tương tự. “Vì thế, Trung tâm NCSC muốn phát triển và cung cấp các giải pháp tăng cường hiệu quả, uy tín hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức trong môi trường trực tuyến, đồng thời đảm bảo lợi ích của người dùng qua việc tập trung các thông tin chính thống liên quan đến tổ chức trên nền tảng Tín nhiệm mạng”, đại diện NCSC chia sẻ.
Liên quan đến câu chuyện mạo danh EVN, như PVđã thông tin, ngày 5/6, thực hiện đề nghị của EVN, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã xử lý, chặn truy cập đối với 3 trang web giả mạo, mạo danh EVN gồm: dienlucevn.com, lichcatdien.info, sotaydien.com. Các trang web giả mạo này đã đăng tải các thông tin không chính thống liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của các khách hàng, đối tác.
Mạo danh Apple để lừa đảo người dùng
Các tin nhắn pop-up cảnh báo máy của người dùng đã bị nhiễm virus. Tuy nhiên, chính những tin nhắn này mới tiềm tàng nguy hiểm.
Người dùng Macbook đôi lúc sẽ nhận được những tin nhắn dạng pop-up cảnh báo về vấn đề máy tính bị trục trặc hoặc nhiễm virus. Điều đặc biệt là những thông báo này lấy danh Bộ phận hỗ trợ của Apple khiến người dùng tin tưởng và gọi đến một đường dây hỗ trợ giả mạo.
Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu trò lừa đảo của tin tặc. Trên thực tế, Apple không liên hệ với khách hàng thông qua cửa sổ trình duyệt. Khi nhận được những dạng tin nhắn thế này, bạn hãy tắt đi.
Đoạn thông báo được thiết kế tinh vi như từ chính Apple cung cấp.
Cách thức hoạt động của chiêu trò này rất đơn giản. Sau khi lừa người dùng gọi đến số hỗ trợ khách hàng giả mạo, những kẻ lừa đảo ở đầu dây bên kia sẽ hỏi thông tin tài chính và yêu cầu người dùng tải xuống công cụ chẩn đoán.
Sau khi người dùng tải bộ công cụ thành công, kẻ xấu sẽ được cấp quyền can thiệp vào máy tính của người dùng. Cuối cùng, kẻ gian sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản.
Những người cả tin sẽ cho rằng đây là một khoản chuyển tiền tạm thời. Họ bị lừa rằng việc chuyển tiền là một phần của dịch vụ khách hàng miễn phí mà Apple cung cấp.
Theo nhà báo công nghệ người Mỹ, Jennifer Jolly, những trò lừa đảo nói trên chủ yếu nhắm đến những người cao tuổi. Họ thường là những người dùng thiếu kinh nghiệm phân biệt giữa hệ thống cảnh báo thật và lừa đảo.
"Mẹ tôi bị lừa mất 2.000 USD, bà đã báo cho ngân hàng ngay lập tức. Phía ngân hàng cho biết họ không thể làm gì. Cô ấy là nạn nhân của những vụ lừa đảo theo kiểu "hỗ trợ công nghệ" nhằm vào người lớn tuổi ở Mỹ. Kẻ xấu đã đánh cắp được hàng tỷ USD trong vài năm qua", Jolly chia sẻ.
Theo lời khuyên của Apple, khi duyệt web, nếu bạn thấy thông báo trúng thưởng hoặc cảnh báo sự cố, đừng tin vào nó. Những loại thông báo pop-up này thường là quảng cáo lừa đảo, được thiết kế để lừa thông tin cá nhân hoặc tiền của bạn.
Đừng gọi đến số điện thoại hoặc nhấp vào các liên kết. Hãy tắt toàn bộ chúng đi. Điều quan trọng là nếu bạn thực sự lo lắng về máy tính của mình, hãy gọi trực tiếp cho bộ phận hỗ trợ của Apple.
Hàng loạt đầu số mạo danh các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank... liên tục gửi tin nhắn lừa đảo Vẫn với chiêu thức cũ nhưng nội dung mới, rất nhiều người dùng nhẹ dạ cả tin đã mất hàng chục triệu đồng bởi các đối tượng mạo danh SMS Brandname các ngân hàng lớn. Xuất hiện cách đây khoảng 4 tháng, lúc đó các đối tượng lừa đảo sử dụng một cú pháp duy nhất cho tất cả các ngân hàng là...