Căng thẳng Trung Đông ‘gây nhiễu’ đại chiến lược của phương Tây
Xung đột ở Trung Đông càng kéo dài thì các mục tiêu địa chính trị lớn hơn của phương Tây càng trở nên phức tạp.
Người dân tại Dải Gaza ngày 12/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Sáu tháng trước, chính quyền của Tổng thống Joe Biden dường như không nghĩ rằng tình hình Trung Đông sẽ là một ưu tiên trên bàn cờ địa chính trị toàn cầu. Vào thời điểm đó, Mỹ và các đồng minh chỉ muốn tập trung vào cuộc xung đột giữa Ukraine với Nga và ngăn chặn đà đang lên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi lực lượng Hamas thực hiện vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử Israel vào ngày 7/10/2023, dẫn đến thảm kịch nhân đạo ngày càng gia tăng ở Gaza. Cuộc tấn công mới nhất của Iran vào Israel cũng đã nhấn mạnh nguy cơ xảy ra chiến tranh khu vực.
Theo các nhà phân tích, cuộc chiến ở Gaza không chỉ khiến các nước phương Tây giàu có mất tập trung vào việc giúp đỡ Ukraine, mà còn làm suy yếu sự ủng hộ từ các nước nghèo hơn và làm tăng cơ hội trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump. Tất cả những điều này đang làm tổn hại đến đại chiến lược của phương Tây.
Việc không đạt được các mục tiêu địa chính trị sẽ gây tổn hại cho các nước phương Tây giàu có. Các quốc gia sẽ phải tăng chi tiêu quốc phòng thậm chí nhiều hơn mức họ dự định. Liên minh phương Tây cũng có thể rạn nứt nội bộ. Thậm chí, nếu Nga giành chiến thắng trước Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) thậm chí có thể tan rã.
Để tương lai không đi theo chiều hướng đó, Tổng thống Biden phải nỗ lực tìm ra cách ngăn chặn xung đột ở Trung Đông leo thang. Hiện tại, nhà lãnh đạo đang thúc đẩy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đồng ý ngừng bắn ở Gaza và thậm chí có thể tìm ra cách mang lại hòa bình cho người dân Palestine và Israel.
Video đang HOT
Sao nhãng ưu tiên
Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas chắc chắn khiến các nước phương Tây mất tập trung vào các ưu tiên khác của họ. Khi ngày càng nhiều thường dân ở Gaza thiệt mạng hoặc bị đẩy đến bờ vực chết đói, các chính trị gia phương Tây cố gắng ngăn chặn cuộc chiến.
Sau khi Iran phóng hàng trăm máy bay không người lái và tên lửa vào Israel vào rạng sáng 14/4, Tổng thống Biden đã cảnh báo Thủ tướng Netanyahu rằng Mỹ sẽ không tham gia vào một cuộc phản công nhằm vào Tehran. Về phần mình, Iran cho biết họ phát động cuộc tấn công để đáp trả cuộc không kích của Israel vào cơ sở ngoại giao Iran tại Syria và tuyên bố hoạt động tấn công đã kết thúc, kêu gọi Israel không đáp trả.
Tại Ukraine, Kiev đang thiếu vắng sự quan tâm của đồng minh. Mặc dù Ukraine đang đứng trước tình trạng thiếu vũ khí và hứng chịu các cuộc tấn công gần đây của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng, chính quyền Tổng thống Biden vẫn không thể thúc đẩy gói tài trợ mới cho Kiev.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái, phía trước) đón Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải, phía trước) tại sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv ngày 18/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiêu chuẩn kép
Cuộc xung đột ở Gaza cũng khiến Mỹ và các đồng minh dễ bị cáo buộc áp dụng tiêu chuẩn kép. Những lời chỉ trích này đã tồn tại từ rất lâu trước khi cuộc giao tranh mới nhất nổ ra. Một số nước trước đó vẫn còn chưa yên lòng về các đợt đóng quân ở Afghanistan và Iraq do liên quân được Mỹ dẫn đầu, trong khi một số nước khó chịu vì các quốc gia phương Tây đã không giữ lời hứa cung cấp kinh phí chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ trước cách Israel tiến hành cuộc tấn công vào Gaza đã làm tăng thêm những lo ngại trên. Mỹ đã phủ quyết ba dự thảo nghị quyết về cuộc chiến ở Gaza tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trước khi bỏ phiếu trắng vào tháng trước về lời kêu gọi ngừng bắn. Nước này cũng chỉ trích Nam Phi vì đã đưa vụ kiện chống lại Israel về tội diệt chủng lên trước Tòa án Công lý Quốc tế.
Cùng lúc, các nước phương Tây dường như không còn quá tập trung vào kế hoạch giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Quan hệ đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu này dự kiến huy động 600 tỷ USD, mở ra cơ hội mới vào năm 2027 để cạnh tranh với Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cần khởi động lại.
Mối nguy từ sự trở lại của ông Trump
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Valdosta, bang Georgia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Xung đột ở Gaza cũng đang làm tổn hại đến cơ hội tái tranh cử của Tổng thống Biden ở Mỹ. Những cử tri đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của người Palestine khó có thể chuyển sang ủng hộ ông Trump, song đã có một số lượng cử tri đáng kể đã phản đối chính sách Gaza của chính quyền Tổng thống Biden bằng cách bỏ phiếu “không cam kết” trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Một số cử tri có thể chọn không bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.
Trong trường hợp ông Trump quay trở lại Nhà Trắng, ông ấy có thể làm hỏng chiến lược lớn của phương Tây. Ông Trump luôn tỏ ra thân thiện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đặt nghi vấn về liên minh NATO.
Nếu Tổng thống Biden có thể giúp mang lại một thỏa thuận hòa bình tại Gaza, chiến lược lớn của ông ấy sẽ đi đúng hướng. Nhưng việc ngăn chặn leo thang hơn nữa và đảm bảo lệnh ngừng bắn tạm thời – vốn là những nhiệm vụ lớn – sẽ chỉ là bước đầu tiên trong một quá trình lâu dài và đầy thách thức. Xung đột ở Trung Đông càng kéo dài thì các mục tiêu địa chính trị lớn hơn của phương Tây càng trở nên phức tạp.
Căng thẳng Iran - Israel: EU cảnh báo Trung Đông đang đứng 'trên bờ vực'
Ngày 15/4, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng khu vực Trung Đông đang đứng "trên bờ vực" và kêu gọi giảm leo thang căng thẳng giữa Israel và Iran.
Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell phát biểu với báo giới tại Brussels, Bỉ, ngày 1/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Onda Cero của Tây Ban Nha, ông Borrell đã nhấn mạnh cảnh báo trên, đồng thời cho rằng cần phải tránh xa điều đó.
Theo ông, Israel sẽ có phản ứng trước cuộc không kích chưa từng có của Iran nhằm vào Nhà nước Do Thái, song hy vọng phản ứng đó sẽ không khiến cẳng thẳng leo thang.
Cùng ngày, Ngoại trưởng CH Séc Jan Lipavsky đã triệu Đại sứ Iran sau vụ Tehran tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa sang lãnh thổ Israel cuối tuần qua. Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Lipavsky nêu rõ Iran đã vượt qua mọi ranh giới khi tấn công Israel, gây nguy hiểm cho tình hình an ninh trong khu vực.
Cũng trong ngày 15/4, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng có thể tránh được tình trạng leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel.
Ngoại trưởng Szijjarto cho biết sau vụ tấn công của Iran, ông đã thảo luận tình hình với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Abdullah bin Zeyed Al Nahyan vào tối 14/4. Dựa trên các cuộc thảo luận, ông nhận thấy vẫn còn cơ hội để tránh gây leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Điều này sẽ chỉ có thể xảy ra nếu tất cả các bên quan trọng trong nền chính trị thế giới hành xử có trách nhiệm trong giai đoạn tới".
Ngoại trưởng Szijjarto cũng khẳng định Budapest lên án cuộc tấn công của Iran, vì động thái đó "đe dọa leo thang xung đột", gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh toàn cầu. Trước đó, ông khẳng định Hungary phản đối bất kỳ hành động nào tiếp tục làm gia tăng căng thẳng.
Phái đoàn ngoại giao Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) lập luận rằng cuộc tấn công hôm 13/4 là hành động tự vệ theo Điều 51 trong Hiến chương LHQ sau vụ việc mà Tehran cho là Israel tấn công vào tòa lãnh sự thuộc Đại sứ quán Iran tại Syria. Tehran cũng tuyên bố không có ý định thực hiện thêm hành động nào trừ khi lại bị Israel tấn công.
Nga, Trung Quốc nêu quan điểm tại HĐBA LHQ sau vụ Iran tấn công Israel Nga và Trung Quốc hôm 14/4 kêu gọi kiềm chế sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đồng thời lưu ý trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) rằng Tehran đã tuyên bố ý định tránh leo thang thêm và họ coi vấn đề này đã "được giải quyết". Một số hình ảnh về phiên họp...