Căng thẳng tăng cao với Iran, Mỹ điều thêm 4.000 quân đến Trung Đông
Quân đội Mỹ sẽ điều thêm 4.000 quân đến Trung Đông trong tuần này, sau vụ ám sát Thiếu tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, ở Thủ đô Baghdad của Iraq.
4.000 binh sĩ Mỹ sẽ được triển khai tới Trung Đông
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran tăng cao, và có nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột quân sự giữa 2 bên.
Theo đó, toàn bộ 1 lữ đoàn từ Sư đoàn Dù số 82 sẽ được triển khai đến Kuwait sau cuộc khủng hoảng gần đây tại Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad.
Đầu tuần này, hàng trăm người biểu tình đã tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, sau cuộc tấn công của lực lượng Mỹ vào 5 cứ điểm ở Iraq và Syria của 1 nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman nói rằng các cứ điểm trên bao gồm kho vũ khí và sở chỉ huy.
Video đang HOT
Ông Hoffman cho biết, động thái trên là nhằm đáp trả các vụ tấn công bằng hơn 30 quả rocket của nhóm Kataib Hezbollah vào 1 căn cứ ở phía Bắc Iraq nơi quân đội Mỹ đồn trú.
Theo ông Hoffman, nhóm Kataib Hezbollah có liên quan chặt chẽ với các lực lượng Iran và nhiều lần nhận được hỗ trợ từ Tehran để tấn công các lực lượng liên quân.
Ông Hoffman nói thêm rằng nếu không muốn bị các lực lượng Mỹ phản công thêm thì “Iran và các lực lượng do Iran ủy nhiệm phải dừng tấn công vào các lực lượng Mỹ và liên quân”.
Theo anninhthudo.vn
Điều ít biết về Soleimani, tướng "khét tiếng" của Iran vừa bị Mỹ tiêu diệt
Tướng Soleimani - "vua gián điệp" Trung Đông được cho là đã thiệt mạng trong cuộc tấn công rạng sáng 3/1 của Mỹ, liệu đây có phải là sự thật khi mà trước đó vị tướng huyền thoại này đã nhiều lần bị "đồn" là thiệt mạng,
Lầu Năm Góc Mỹ xác nhận, Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) được cho là đã thiệt mạng trong đợt không kích của Mỹ nhằm vào sân bay quốc tế Baghdad, Iraq sáng sớm 3/1. Lực lượng Huy động nhân dân (PMF) cho biết, vụ tấn công còn khiến một số quan chức cấp cao của PMF thiệt mạng, trong đó có Chỉ huy phó Abu Mahdi al-Muhandis.
Vị tướng huyền thoại của Iran Soleimani được cho là đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Mỹ sáng 3/1. Nguồn: Sohu.,
Thiếu tướng Soleimani là vị tướng huyền thoại của Iran hay "vua gián điệp" Trung Đông, ông là người có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Đông hiện nay. Ngoài ra, ông cũng là chiến lược gia, nhà chiến thuật quân sự chính trong nỗ lực của Iran chống lại ảnh hưởng của phương Tây và thúc đẩy sự mở rộng ảnh hưởng của Shiite và Iran trên khắp Trung Đông.
Cùng với đó, ông là chỉ huy tối cao của Lực lượng tinh nhuệ Quds - "Lữ đoàn thánh chiến Iran" thành lập bởi nhà lãnh đạo tinh thần đầu tiên, trực tiếp của Iran, Khomeini. Nếu Vệ binh Cách mạng là tinh hoa của lực lượng vũ trang Iran, thì "Lữ đoàn thánh chiến Iran" là "tinh hoa trong tinh hoa".
Ông Soleimani là người chỉ huy tối cao của "Lữ đoàn thánh chiến Iran". Nguồn: Sohu.
Việc tướng Soleimani thiệt mạng sẽ là cú sốc lớn với chính quyền Tehran, và là bước leo thang mới trong chiến dịch "sức ép tối đa" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Iran - ban đầu xuất phát bằng cấm vận kinh tế và đang chuyển dần sang các biện pháp quân sự. Cái chết của ông Soleimani sẽ làm bùng phát mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc không chỉ ở Iran mà còn nhiều quốc gia ở Trung Đông.
Tuy nhiên, liệu tướng Soleimani có thực sự bị thiệt mạng như Mỹ thông báo hay không vẫn là vấn đề còn nhiều nghi vấn. Trước đây, ông Soleimani đã nhiều lần bị "đồn" là thiệt mạng trong các cuộc ám sát của Israel và nhiều tổ chức khác. Trong cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng 10/2019, Thiếu tướng Soleimani khẳng định Israel từng nỗ lực ám sát ông và chỉ huy phong trào Hezbollah (Lebanon, được Iran hậu thuẫn) Hassan Nasrallah hồi 2016.
Tướng Soleimani nhiều lần bị đồn là đã thiệt mạng, liệu lần này có phải là sự thật? Nguồn: Sohu.
Trước đó, Thiếu tướng Soleimani từng bị cho là thiệt mạng nhiều lần, trong đó có 1 lần vào năm 2006, khi một chiếc máy bay rơi khiến nhiều quan chức quân sự Iran thiệt mạng ở Tây Bắc Iran và 1 lần vào năm 2012 trong một vụ đánh bom ở thủ đô Damacus, Syria. Lần gần đây hơn, tin đồn Thiếu tướng Soleimani thiệt mạng xuất hiện vào tháng 11/2016 trong một chiến dịch quân sự ở Thành phố Aleppo, Syria.
Được biết, Ông Soleimani gia nhập IRGC năm 1979, đến năm 1980, khi Saddam Hussein phát động cuộc chiến nhằm vào Iran, khởi đầu Chiến tranh Iraq - Iran (1980 -1988), Soleimani tham gia chiến trường với tư cách là thủ lĩnh của một lực lượng "sát thủ" bí mật. Cũng trong thời gian này, Soleimani đã thiết lập quan hệ với các nhà lãnh đạo người Kurd ở Iraq và Tổ chức Shia Badr.
Ông Soleimani gia nhập IRGC năm 1979 và ông là người không thể thiếu trong lực lượng này. Nguồn: Sohu.
Năm 1999, ông Soleimani cũng đã ngăn chặn thành công một cuộc đảo chính ở Iran nhằm chống lại Tổng thống Mohammad Khatami, kể từ đó ông trở thành nhà kế vị hàng đầu của chức Tổng tư lệnh IRGC. Tháng 1/2011, ông Soleimani được lãnh đạo tối cao Ali Khamenei thăng cấp lên Thiếu tướng và gọi Soleimani là "liệt sĩ sống".
Trong cuộc nội chiến Syria, ông cũng là một trong những người ủng hộ trung thành nhất của Chính phủ Bashar al-Assad và ông được tín nhiệm rộng rãi trong việc đưa ra chiến lược đã giúp Tổng thống Assad xoay chuyển tình thế chống lại lực lượng phiến quân, chiếm lại các thành phố và thị trấn trọng điểm. Đặc biệt Soleimani đã giúp thành lập Lực lượng Quốc phòng (NDF) tại Syria và cũng là "kiến trúc sư" chính của việc Nga đưa quân đến Syria.
Ông là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ Lãnh tụ tối cao Iran. Nguồn: Sohu.
Trong cuộc chiến chống ISIS ở Iraq, Soleimani đã đóng một vai trò không thể thiếu trong tổ chức và lập kế hoạch cho hoạt động quan trọng để chiếm lại các thành phố ở Iraq từ ISIS. Ở Iraq, với tư cách là chỉ huy của lực lượng Quds, ông được cho là đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ chức của chính phủ Iraq, đặc biệt là ủng hộ cuộc bầu cử của Thủ tướng Iraq Nuri Al-Maliki trước đây.
Đáng chú ý, truyền thông Iran từng đưa tin rằng, ông đã có thể ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2013, tuy nhiên ông đã từ chối tranh cử. Trong những năm gần đây, ông thường xuyên xuất hiện bên cạnh Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cùng các nhà lãnh đạo Hồi giáo Shitte khác. Đến nay, ông là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ Lãnh tụ tối cao Iran.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Iraq mắc kẹt giữa 'hai làn đạn' Tình hình tại Iraq nói riêng và Trung Đông nói chung lại có diễn biến đáng lo ngại khi cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad để phản đối các vụ không kích vừa qua của Mỹ trên lãnh thổ Iraq đã kéo dài xuyên từ năm 2019 sang ngày đầu năm 2020, kéo theo cuộc "đấu...