Căng thẳng tại Trung Đông: Na Uy tổ chức hội nghị toàn cầu về giải pháp hai nhà nước
Ngày 15/1, Na Uy đã tổ chức một hội nghị cấp cao để tăng cường sự ủng hộ của quốc tế đối với giải pháp hai nhà nước ở Trung Đông, giải quyết cuộc khủng hoảng ở Gaza và củng cố các nỗ lực xây dựng nhà nước Palestine.
Cảnh đổ nát sau cuộc oanh kích của Israel tại Deir al-Balah, Dải Gaza, ngày 14/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Với chủ đề “Liên minh toàn cầu thực thi Giải pháp hai nhà nước”, đại diện từ 84 quốc gia và tổ chức đã nhóm họp để thảo luận về các biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hòa bình trong khu vực. Các cuộc thảo luận tập trung vào những khó khăn đang cản trở tiến trình hướng tới giải pháp hai nhà nước, bao gồm cuộc khủng hoảng kinh tế leo thang ở các vùng lãnh thổ của Palestine, hoạt động định cư của Israel ở mức cao kỷ lục và tình trạng bạo lực hiện nay.
Các đại biểu tham dự cũng thảo luận về những tác động của luật pháp Israel đối với Cơ quan Cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), khi hạn chế khả năng cung cấp các dịch vụ thiết yếu như giáo dục và chăm sóc sức khỏe của cơ quan này cho người tị nạn Palestine.
Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide đã nêu bật hậu quả nghiêm trọng của những thách thức này, nhấn mạnh tính cấp thiết của việc củng cố các thể chế Palestine và nền kinh tế để ngăn tình hình xấu đi. Ông nhấn mạnh: “Cộng đồng quốc tế phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo giải pháp hai nhà nước trở thành hiện thực”.
Ông kêu gọi các đại biểu dự hội nghị tìm kiếm những cách thức sáng tạo để củng cố các thể chế của Palestine và đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà nước, nhấn mạnh rằng quyền tự quyết của người dân Palestine là chìa khóa để đạt được hòa bình lâu dài.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, Thủ tướng Palestine Mohammad Mustafa đã chia sẻ về các kế hoạch và ưu tiên trước mắt của Chính quyền Palestine.
Liên minh Toàn cầu thực hiện Giải pháp hai nhà nước do Na Uy, Liên minh châu Âu và Saudi Arabia (Ảrập Xêút) thành lập bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9 năm ngoái, nhằm mục đích tăng cường sự phối hợp quốc tế để đảm bảo lệnh ngừng bắ.n, củng cố chính quyền Palestine và đặt nền tảng cho giải pháp hai nhà nước.
Liên quan thỏa thuận ngừng bắ.n tại Gaza, các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ hoan nghênh thỏa thuận và kêu gọi Israel và Hamas thực thi đầy đủ.
Trên mạng xã hội X, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng thỏa thuận này đem đến hy vọng cho toàn bộ khu vực, kêu gọi hai bên thực thi thỏa thuận, coi đây là bước đi hướng đến ổn định lâu dài trong khu vực và giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas nhận định đây đột phá lớn và tích cực hướng đến chấm dứt bạo lực.
Tại Mỹ, nhiều nghị sĩ đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắ.n. Lãnh đạo của phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer tin tưởng thỏa thuận này sẽ giúp giảm bớt thương vong của dân thường vô tội tại Gaza, đồng thời đán.h giá cao hoạt động hiệu quả của các nhà ngoại giao.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Barrasso cho rằng đây là thông tin tích cực nhưng lưu ý cần phải xem xét hiệu quả thực hiện. Ông khẳng định những đổi thay trên thế giới phản ánh sức mạnh mới của nước Mỹ, khi tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nắm quyền.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này hy vọng sau thỏa thuận, sẽ có hơn 500 xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza.
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ mở ra cánh cửa hòa bình và ổn định lâu dài cho người dân Palestine và khu vực. Ông khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức để hỗ trợ người dân Dải Gaza.
Trước đó, Qatar và Mỹ, hai bên trung gian hòa giải cho thỏa thuận ngừng bắ.n tại Gaza, vừa thông báo chính thức về thỏa thuận ngừng bắ.n và trao trả con tin giữa Israel và lực lượng Hamas. Việc thực thi thỏa thuận ngừng bắ.n sẽ bắt đầu từ ngày 19/1. Theo đó, Hamas sẽ trả tự do cho 33 con tin trong giai đoạn đầu tiên, kéo dài trong 6 tuần, để đổi lấy việc Israel trả tự do cho những người Palestine đang bị bắt giữ. Các chi tiết về giai đoạn thứ hai và thứ ba của thỏa thuận sẽ được công bố sau khi giai đoạn đầu tiên hoàn tất.
Lãnh đạo Ai Cập, Iran nhấn mạnh cần xoa dịu căng thẳng tại Trung Đông
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, trong cuộc gặp ngày 23/10 bên lề Hội nghị Cấp cao BRICS đang diễn ra tại thành phố Kazan (Nga), Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và người đồng cấp Iran Massoud Pezeshkian đã thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Trung Đông, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải xoa dịu căng thẳng trong khu vực và tránh đẩy khu vực vào các cuộc đối đầu nghiêm trọng với những hậu quả tiêu cực về an ninh.
Những tòa nhà tại Sahmar, Liban bị phá hủy sau đòn không kích của Israel ngày 15/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống El-Sisi và tân Tổng thống Iran kể từ khi ông El-Sisi gặp cố Tổng thống Iran Ebrahim Raisi bên lề Hội nghị thượng đỉnh chung các nước Arập - Hồi giáo diễn ra ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia hồi tháng 11/2023.
Theo tuyên bố của Phủ Tổng thống Ai Cập, trong cuộc gặp này, ông El-Sisi đã điểm lại những nỗ lực chuyên sâu của Cairo nhằm thúc đẩy lệnh ngừng bắ.n ở Dải Gaza và Liban. Ông El-Sisi nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp các nỗ lực quốc tế với sự tham gia tích cực của tất cả các bên nhằm khôi phục sự bình yên trong khu vực và giải quyết thảm họa nhân đạo mà người dân ở Gaza và Liban đang phải đối mặt.
Hai nhà lãnh đạo cũng nêu bật tầm quan trọng của những nỗ lực chung nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa Ai Cập và Iran. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Israel và Iran cũng như các cuộc xung đột không ngừng leo thang ở Gaza và Liban.
Tuần trước, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi đã đến thăm Cairo, đán.h dấu chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Iran tới Ai Cập trong hơn một thập kỷ qua. Trong cuộc gặp với ông Araqchi, Tổng thống El-Sisi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục tăng cường các nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắ.n ở Gaza và Liban, ngăn chặn các hành vi gây hấn ở khu Bờ Tây cũng như cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp và đầy đủ cho người dân ở Gaza. Ông Araghchi đán.h giá cao những nỗ lực không ngừng của Ai Cập nhằm thúc đẩy ổn định và an ninh khu vực.
Trong một diễn biến khác liên quan, tại cuộc gặp diễn ra cùng ngày bên lề hội nghị trên, Tổng thống El-Sisi và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã thảo luận về nỗ lực ngăn chặn cuộc xung đột ở Gaza cũng như các hành động gây gấn ở khu Bờ Tây. Hai nhà lãnh đạo khẳng định rằng điều quan trọng là cộng đồng quốc tế phải có quan điểm rõ ràng và quyết đoán đối với các hoạt động của Israel theo cách chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo mà người dân Palestine đang phải đối mặt ở Gaza.
Ông El-Sisi khẳng định lập trường kiên định của Ai Cập trong việc ủng hộ Chính quyền Palestine, đồng thời nêu bật sự cần thiết phải thống nhất các nỗ lực nhằm bảo vệ người dân Palestine cũng như các quyền hợp pháp của họ trong việc thành lập nhà nước Palestine độc lập phù hợp với các nghị quyết hợp pháp quốc tế.
Về phần mình, Tổng thống Abbas đán.h giá cao những nỗ lực không mệt mỏi của Ai Cập trong việc ủng hộ các quyền và sự nghiệp chính nghĩa của người Palestine.
Vấn đề chống khủn.g b.ố: Na Uy gia hạn kiểm soát biên giới Ngày 23/10, Na Uy công bố quyết định gia hạn kiểm soát biên giới với các quốc gia Tây Âu khác đến ngày 11/11 tới nhằm ứng phó với nguy cơ khủn.g b.ố gia tăng. Cảnh sát Na Uy phong tỏa hiện trường vụ tấ.n côn.g ở Kongsberg để phục vụ công tác điều tra. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong thông cáo báo...