Căng thẳng nhóm ngành kinh tế, công nghệ
Đến chiều 14-5, nhiều trường ĐH đã có thống kê sơ bộ số hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ theo ngành. Theo đó, nhóm ngành kinh tế và công nghệ có lượng hồ sơ ĐKDT nhiều nhất.
Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết tổng số hồ sơ ĐKDT của trường năm nay là 15.422 (tăng 3.341 hồ sơ so với năm 2011). Số thí sinh đăng ký thi nhờ vào trường khác đã giảm với 257 hồ sơ.
Theo ThS Lê Văn Hiển – phó trưởng phòng đào tạo nhà trường, số hồ sơ ĐKDT khối C vẫn chiếm số lượng nhiều nhất với 5.203 hồ sơ, tuy nhiên lượng hồ sơ khối C chỉ tương đương năm trước. Trong khi đó khối A và khối D1 lại tăng (khối A: 4.726, khối D1: 3.362). Khối A1 năm đầu tiên được xuất hiện trong kỳ thi của trường có 1.737 hồ sơ. Thống kê theo ngành tổng số hồ sơ ĐKDT của trường cho thấy nhóm ngành luật học chiếm nhiều nhất với 12.658 hồ sơ, ngành quản trị – luật 1.417 hồ sơ và ngành quản trị kinh doanh có 1.110 hồ sơ.
Theo số liệu thống kê của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, tổng số hồ sơ ĐKDT năm nay của trường này là 18.989 (tăng gần 7.000 hồ sơ so với năm 2011). Trong đó, khối B tiếp tục là khối thi có lượng hồ sơ nhiều nhất khi chiếm đến 58% với 10.965 hồ sơ khối A 6.334 hồ sơ và với 1.690 hồ sơ khối D1 có số hồ sơ ít nhất. Ngoài ra, nhà trường còn nhận được khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký vào các ngành bậc CĐ.
Ngành công nghệ thực phẩm tiếp tục có lượng hồ sơ nhiều nhất với 8.161 hồ sơ (khối B 6.038 hồ sơ, khối A 2.123 hồ sơ). Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm chiếm vị trí thứ hai với 1.526 hồ sơ (khối B 1.130, khối A 396). Nhóm ngành kinh tế cũng chiếm lượng hồ sơ rất lớn: quản trị kinh doanh 1.525 hồ sơ, kế toán 1.232 hồ sơ và tài chính – ngân hàng 1.179 hồ sơ. Những ngành công nghệ chế biến thủy sản 957 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật hóa học 954 hồ sơ… Trong khi đó một số ngành có ít hồ sơ gồm công nghệ chế tạo máy 123 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật môi trường 80 hồ sơ và công nghệ kỹ thuật điện – điện tử chỉ vỏn vẹn 44 hồ sơ.
ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính – marketing, cho biết đến nay tổng số hồ sơ của trường là 32.700, tăng gần 700 hồ sơ (trong đó khối A 18.230 hồ sơ, khối D1 14.487 hồ sơ). Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của trường này, ngành quản trị kinh doanh có nhiều hồ sơ nhất, kế tiếp là các ngành tài chính ngân hàng, marketing, quản trị khách sạn…
Riêng ĐH Quốc gia TP.HCM đến hôm qua có hai trường thống kê được số hồ sơ ĐKDT theo ngành, gồm: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), thống kê sơ bộ đến hôm qua nhà trường nhận được 17.944 hồ sơ, tăng khoảng 20% so với năm trước. Trong số 15 ngành đào tạo của trường, công nghệ sinh học vẫn là ngành có số hồ sơ ĐKDT nhiều nhất với 3.167 hồ sơ, kế tiếp là nhóm ngành công nghệ thông tin với 2.702 hồ sơ, ngành khoa học môi trường 2.330 hồ sơ, ngành địa chất có 1.317 hồ sơ, ngành điện tử viễn thông khoảng 600 hồ sơ… Ngành có số hồ sơ ĐKDT thấp nhất của trường là hải dương học với 313 hồ sơ. Riêng ngành kỹ thuật hạt nhân có 647 hồ sơ.
Còn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) nhận được 12.356 hồ sơ ĐKDT (tăng 1.302 hồ sơ so với năm trước). Tổng số hồ sơ ĐKDT khối C của trường là 3.979. Ngành ngôn ngữ Anh có lượng hồ sơ nhiều nhất với 2.100 hồ sơ. Tâm lý học vẫn là một trong những ngành có nhiều hồ sơ của trường. Trong khi hầu hết các trường năm nay đang chứng kiến cảnh khối C bị “mất giá” thê thảm, nhưng ở trường này ngành báo chí và truyền thông lại có lượng hồ sơ ĐKDT khá cao với 1.240 hồ sơ (trong đó khối C 907 hồ sơ). Ba ngành học có số hồ sơ ĐKDT thấp nhất trường dưới 100 hồ sơ là ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Đức và nhân học.
Theo tuổi trẻ
Video đang HOT
Tỷ lệ đăng ký hồ sơ dự thi khối C chưa tới 1%
Sau khi kết thúc đợt 1 nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), thí sinh khối A vẫn vượt trội về số lượng. Trong khi đó, khối C rất thấp với số hồ sơ một số trường chưa đạt tới... 0,2%.
17h ngày 16/4 là thời điểm kết thúc đợt nộp hồ sơ tuyến Sở Giáo dục và Đào tạo, theo các giáo viên, lỗi thí sinh mắc phải nhiều nhất là đăng ký vào trường, khoa, ngành không tổ chức thi. Nếu không kịp thời phát hiện lỗi này, thí sinh sẽ mất cơ hội dự thi.
Theo tổng kết của các trường THPT tại TP.HCM, khối A vẫn chiếm ưu thế, tiếp đến là khối D1, khối B, và khối C có tỷ lệ đăng ký thấp đến kinh ngạc.
Tỷ lệ đăng ký khối C quá thấp
Tình hình bi đát của khối C (Văn, Sử, Địa) diễn ra ở hầu khắp các trường được khảo sát tại TP.HCM. Theo đó, ở một số trường, số hồ sơ đăng ký dự thi vào khối C chỉ chiếm chưa đến 0,2%.
Trong tổng số 2.034 hồ sơ đăng ký tại THPT Nguyễn Thượng Hiền thì chỉ có 3 hồ sơ đăng ký dự thi khối C gồm 2 hồ sơ thi vào Đại học Luật TP.HCM và một vào Đại học KHXH&NV TP.HCM.
Tình hình cũng không khá hơn ở các trường khác khi tỷ lệ không vượt quá 1%, trường THPT Gia Định: 5 hồ sơ, THPT Bùi Thị Xuân: 5 hồ sơ, khả quan nhất là THPT Lương Văn Can cũng chỉ có được 28 hồ sơ.
Có nhiều lý do khiến số hồ sơ nộp vào khối C ít đến thế, nhưng Huyền, học sinh THPT Gia Định, cho rằng: "Môn thi Sử và Địa trong số các môn thi tốt nghiệp đã làm em sợ. Bạn bè em chẳng ai có hứng thú gì với 2 môn học này".
Nhiều thí sinh khác được hỏi cũng cho rằng, khối C ngày càng ít sức hấp dẫn hơn do nhu cầu việc làm ở khối này không cao và số trường tuyển đầu vào khối này không nhiều. Các ngành như Luật, Báo chí... dù có thu nhập hấp dẫn nhưng điểm đầu vào lại rất cao.
Theo thống kê, trong tổng số hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng năm 2012 nộp về các trường đến ngày 16/4, khối A vẫn chiếm ưu thế lớn nhất trong tổng số hồ sơ với 35%. Đơn cử như trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) với 1.749 hồ sơ đăng ký đã có 637 hồ sơ khối A (chiếm 36,4%). Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình) có 761 hồ sơ trên tổng số 2.034 hồ sơ đăng ký dự thi (chiếm 37,4%). Số hồ sơ khối A của trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) chiếm 918 hồ sơ trên tổng số 2.448 hồ sơ đăng ký dự thi, chiếm 37,5%.
Thí sinh được hướng dẫn làm hồ sơ tuyển sinh ĐH-CĐ
Theo khảo sát, khối D1 vẫn là khối thi được rất nhiều thí sinh lựa chọn tại TP.HCM chỉ sau khối A với trên 30% thí sinh đăng ký.
Tại trường THPT Gia Định, trong khi khối D3 chỉ có 1 hồ sơ đăng ký, thì khối D1 có tới 742 hồ sơ (chiếm 30,3%). Tình hình tại trường THPT Bùi Thị Xuân cũng tương tự với 549 hồ sơ (chiếm 31,3%). Tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, tỷ lệ này là 28,8% với 587 hồ sơ đăng ký dự thi khối D.
Năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép các trường tuyển sinh thêm khối A1 (Toán, Lý, Tiếng Anh) và cũng thu hút khoảng 15% thí sinh tham gia đăng ký dự thi.
Thống kê từ THPT Nguyễn Thượng Hiền cho thấy: 14,8% (302 hồ sơ) đã lựa chọn khối A1, tại trường PTTH Lương Văn Can, số hồ sơ nộp vào tính đến ngày 16/4 cũng đạt 106 hồ sơ. Trường THPT Gia Định số hồ sơ khối A1 là 385 (chiếm 15,7%) và trường THPT Bùi Thị Xuân là 264 hồ sơ/1749 hồ sơ đăng ký, chiếm 15,1%.
338 hồ sơ của học sinh trường THPT Gia Định đăng ký dự thi vào khối B (chiếm 13,8%) trong khi tỉ lệ này ở trường Bùi Thị Xuân là 14,6% (256 hồ sơ/1749 hồ sơ) tỉ lệ học sinh đăng ký thi khối B tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền tăng đột biến với 17,5% (357 hồ sơ/2034 hồ sơ).
Khối ngành kinh tế vẫn chiếm ưu thế
Khảo sát tại trường THPT Bùi Thị Xuân có thể thấy, những trường thuộc khối ngành kinh tế vẫn có sức hút lớn đối với thí sinh. Tiêu biểu như trường THPT Bùi Thị Xuân, trường được thí sinh khối A lựa chọn nhiều nhất là Đại học Kinh tế TP.HCM với 104 hồ sơ, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại là sự lựa chọn thứ hai với 94 hồ sơ. Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại cũng là trường mà thí sinh khối D1 trường Bùi Thị Xuân lựa chọn nhiều nhất với 84 hồ sơ.
Đại học Kinh tế TP.HCM và Cao đẳng Kinh tế đối ngoại cũng được thí sinh trường Nguyễn Thượng Hiền đăng ký nhiều hơn cả, với tổng số 421 hồ sơ (chiếm 20,6% tổng số hồ sơ), nhiều hơn tất cả số hồ sơ thi khối A1 và khối B của trường.
Khối ngành kinh tế vẫn được nhiều thí sinh lựa chọn nhất
Theo các giáo viên, khối ngành kinh tế vốn rất được thí sinh các trường THPT ưa chuộng vì nhu cầu nhân lực trong ngành này rất lớn, số trường trong khối ngành này cũng được mở ra nhiều từ hệ công lập đến ngoài công lập. Tuy nhiên, với lượng hồ sơ đổ về nhiều như vậy, cuộc đua tại các trường kinh tế sẽ hứa hẹn nhiều cam go.
Khối ngành kỹ thuật cũng được các thí sinh quan tâm, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM được 178 hồ sơ của thí sinh Nguyễn Thượng Hiền lựa chọn, dù điểm số đầu vào của đa số các khoa trong trường đều rất cao. Đại học Bách khoa TP.HCM cũng là trường được các thí sinh yêu khối ngành kỹ thuật tại trường THPT Bùi Thị Xuân muốn ứng thí với 101 hồ sơ trong khi đó, hồ sơ thi vào trường này tại THPT Gia Định là 105 hồ sơ.
Khối ngành Y dược năm nay vẫn chứng tỏ được sức hút lớn, khảo sát tại trường THPT Bùi Thị Xuân, 92 hồ sơ đã được nộp vào Đại học Y Phạm Ngọc Thạch và 38 hồ sơ được chuyển tới Đại học Y dược TP.HCM. Tỉ lệ nộp hồ sơ vào 2 trường đại học này tại các trường THPT khác cũng rất lớn, THPT Nguyễn Thượng Hiền: 224 hồ sơ, THPT Gia Định 145 hồ sơ.
ĐH KHXH&NV là trường được thí sinh ngành xã hội chọn nhiều nhất. Số lượng hồ sơ đăng ký thi vào trường này ở THPT Gia Định là 104, THPT Nguyễn Thượng Hiền: 75 hồ sơ, THPT Bùi Thị Xuân: 71 hồ sơ.
Như vậy, quá trình nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT của thí sinh đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm 2012 đã kết thúc. Bắt đầu từ 17/4 đến 17h ngày 23/4, thí sinh sẽ phải nộp hồ sơ tại các trường tổ chức thi.
ĐẶNG SINH
Theo Infonet
Hồ sơ ĐKDT sụt giảm, khối ngành Kinh tế vẫn "hút" Hôm qua 23/4 là ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) đại học, cao đẳng 2012 tại các trường. Theo thống kê của nhiều trường ĐH và nhiều địa phương, số lượng hồ sơ ĐKDT năm nay sụt giảm mạnh nhưng hồ sơ vào khối ngành Kinh tế vẫn đông. Lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học...