Căng thẳng chống cúm gia cầm… trên không
Các cơ quan chức năng lẫn các chuyên gia thú y đang rất lo ngại khi đến nay, Việt Nam vẫn chưa có phương án phòng chống chim trời tràn qua biên giới mang theo virus cúm gia cầm (CGC).
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Nam Hùng – Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Lạng Sơn có đường biên giới kéo dài 230km với Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu trọng yếu với lượng hàng hóa và du khách qua lại nhiều. Do đó, khi nắm được thông tin về dịch CGC, tỉnh đã nhanh chóng phối hợp với các ban, ngành, cơ quan chức năng triển khai công tác phòng chống. Bên cạnh lực lượng thú y, nông nghiệp kiểm soát vùng nội địa, các lực lượng hải quan, công an, bộ đội biên phòng đều vào cuộc để kiểm soát vùng biên”.
Virus cúm gia cầm có thể theo chim trời vào lãnh thổ Việt Nam (ảnh minh họa). Ảnh: I.T
Tuy nhiên, theo ông Hùng, một trong những lo lắng lớn nhất hiện nay là khó kiểm soát nhập lậu gia cầm qua biên giới. “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã phát hiện trên 12.000 gia cầm nhập lậu qua biên giới, lực lượng Chi cục Thú y đã tiêu hủy ngay. Vì có đường biên giới dài nên dù cố gắng, các lực lượng chức năng vẫn không thể kiểm soát hết ở các điểm nhỏ tại vùng biên” – ông Hùng nói.
Về vấn đề này, ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) chỉ rõ: “Đối với các tỉnh biên giới phía Bắc, cần tăng cường nhân lực kiểm tra các đầu nậu, đường dây buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, các điểm giết mổ gia cầm trái phép ở biên giới, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong việc tập kết, vận chuyển buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc”.
Video đang HOT
Theo số liệu của Cục Thú y, từ năm 2016 đến tháng 2.2017, số gia cầm nhập lậu bất hợp pháp bị bắt giữ lên tới 2.400 con; ngoài ra còn có hơn 62,4 tấn thịt gia cầm và hơn 212.000 quả trứng. Đặc biệt, tại cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn), từ đầu năm 2017 tới nay lực lượng chức năng đã bắt giữ 5 vụ vận chuyển gia cầm trái phép từ biên giới vào Việt Nam.
Trước tình hình này, ông Thành cho biết, Cục Thú y đã thành lập 5 đoàn đi kiểm tra các tỉnh biên giới phía Bắc, gồm Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố ở sâu bên trong như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh – những nơi có nguy cơ tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc. Đồng thời Cục cũng thành lập 8 đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện virus cúm A/H7N9 tại Việt Nam.
Trao đổi thêm với NTNN, ông Nguyễn Nam Hùng lo lắng: “Dịch CGC vẫn có thể tràn qua biên giới bất cứ lúc nào, bởi các trường hợp như chim trời nhiễm virus CGC bay qua biên giới vào Việt Nam thì ngăn chặn bằng cách nào? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi ở Trung Quốc đã có tới 16 tỉnh bùng phát dịch CGC”.
Theo Danviet
H5N1 bùng phát ở Nam Định, 70 người được giám sát chặt chẽ
Sở Y tế Nam Định đang theo dõi chặt tình hình sức khỏe đối với 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết.
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 rất dễ tử vong.
Đến thời điểm này, sức khỏe của 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch hiện vẫn bình thường.
Tại Nam Định chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm cúm liên quan đến gia cầm. Tuy nhiên, Sở Y tế Nam Định yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để ứng phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra.
Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có công văn gửi các địa phương nhằm giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Đặc biệt, lưu ý các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết để báo cho Trung tâm y tế huyện, thành phố, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và tìm các biện pháp các ly, điều trị, phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, tất cả những người ở các hộ có gia cầm ốm, chết và những người thực hiện nhiệm vụ trong vùng dịch, tham gia tiêu hủy gia cầm đều được lập danh sách theo dõi, báo cáo sức khỏe hàng ngày.
Tại Nam Định, từ đầu năm 2017 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 tiếp tục xảy ra ở 8 hộ chăn nuôi, tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên tới trên 9.100 con.
Lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng cũng cho biết, hiện chưa có thuốc điều trị và vắc-xin phòng cúm A/H5N1 trong khi đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, dễ tử vong.
Virus cúm gây bệnh có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi, họng, phân gia cầm bệnh. Người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ bị nhiễm phân, chất tiết của gia cầm bệnh sẽ dễ mắc bệnh.
Những người có yếu tố nguy cơ cao là người ở trong vùng dịch cúm gia cầm trong vòng 2 tuần, tiếp xúc gần với gia cầm bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn thịt gia cầm bị bệnh, ăn tiết canh...); tiếp xúc gần gũi với người bệnh đang nghi ngờ hoặc đã xác định mắc cúm A/H5N1.
Biểu hiện nhiễm cúm A/H5N1 - Sốt trên 38 độ C. - Các triệu chứng về hô hấp như: Ho khan hoặc có đờm, tức ngực, thở nhanh, tím tái..., có thể có ran khi nghe phổi. Diễn biến nhanh chóng tới suy hô hấp. - Xuất hiện các triệu chứng tuần hoàn: nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốc. - Ngoài ra, một số các triệu chứng khác cũng xuất hiện như: đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, suy đa tạng. Thêm nữa, với thời tiết thất thường như hiện nay, các bệnh hô hấp, bệnh cúm thường lây lan rất nhanh, người dân cần có ý thức phòng bệnh.
Theo Danviet
Nguy cơ xâm nhiễm virus cúm gia cầm vào Việt Nam rất cao Trước tình trạng virus cúm gia cầm, chủng cúm A/H7N9 đang lan rộng ở Trung Quốc và nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao, ngày 21.2 Bộ NNPTNT đã có công văn 1536 đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố phát động "Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1 năm 2017" trên toàn quốc, nhằm chủ...