Căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lên đến đỉnh điểm
Ngày 24/9 cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng đỉnh điểm khi lệnh áp thuế bổ sung có tổng giá trị 260 tỷ USD của cả hai nước lên đối phương chính thức có hiệu lực.
Ngày 24/9, chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức áp gói thuế bổ sung 10% lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm hàng nghìn sản phẩm từ thực phẩm, găng tay bóng chày cho đến linh kiện lắp máy. Trung Quốc cho biết ngay lập tức đáp trả vào cùng thời điểm với gói thuế từ 5-10% lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ như thịt, chất hóa học, quần áo và phụ tùng ô tô.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty/CNN)
Các động thái này đánh dấu bước xung đột mới, đẩy căng thẳng cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên đến đỉnh điểm. Từ ngày 24/9, khi gói thuế lên 200 tỷ USD có hiệu lực, Mỹ đang áp thuế bổ sung lên gần nửa số hàng hóa Trung Quốc nhập vào nước này. Lệnh trừng phạt thương mại mới nhất này của Mỹ đánh vào hàng nghìn sản phẩm người tiêu dùng Mỹ đang sử dụng, bao gồm các mặt hàng nội thất và thiết bị điện tử.
Theo các quan chức Mỹ, mục tiêu cuối cùng của chiến tranh thương mại với Trung Quốc là đạt được thương mại tự do, bình đẳng và buộc chính phủ nước này từ bỏ chính sách bảo hộ thương mại. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang trở nên nghi ngờ với ý định của Mỹ.
Video đang HOT
“Trung Quốc ngày càng lo ngại động cơ của Mỹ là cố gắng kìm kẹp nước này và kiểm soát họ” – nhà phân tích Timothy Stratford nói trên CNN.
Các công ty lớn đã cảnh báo về thiệt hại của xung đột. Công ty Micron Technology của Mỹ nói gói thuế mới sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ trong năm tới. Lệnh trừng phạt của Trung Quốc có thể làm ảnh hưởng đến các công ty năng lượng Mỹ khi xuất khẩu một lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng vào thị trường nước này.
Trong khi đó, theo CNN người tiêu dùng Mỹ có thể mất một thời gian khó khăn để đưa ra lựa chọn tiếp tục sử dụng sản phẩm từ Trung Quốc bị tăng giá đáng kể, hay dần “học cách nói không với hàng ‘Made in China’ và tìm các mặt hàng nhập khẩu khác thay thế. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng, nếu Bắc Kinh không ngồi xuống đàm phán với Washington, họ sẽ phải chọn cách từ bỏ thị trường Mỹ và tìm các đối tác khác từ Canada và châu Âu.
(Nguồn: CNN)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ trừng phạt cơ quan quân sự Trung Quốc: Bắc Kinh tức giận, Nga nói Mỹ đang 'đùa với lửa'
Bắc Kinh và Matxcơva phản ứng trước thông báo của Washington về việc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên một cơ quan quân sự Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa Nga.
Trung Quốc ngày 21/9 cảnh báo Mỹ nên rút lệnh trừng phạt với tổ chức quân sự nước này vì mua vũ khí Nga, nếu không muốn phải "gánh chịu hậu quả".
"Trung Quốc thể hiện sự phẫn nộ mạnh mẽ về các hành động vô lý nói trên của Mỹ" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong một cuộc họp báo ngày 21/9. Ông Cảnh cho biết thêm Bắc Kinh đã gửi thông điệp phản đối chính thức tới Mỹ.
"Hành động của Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, hủy hoại nghiêm trọng mối quan hệ giữa hai nước và quân đội hai bên. Chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ Mỹ ngay lập tức sửa sai và rút thứ được gọi là lệnh trừng phạt của họ lại, nếu không Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả".
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên cơ quan quân sự Trung Quốc vì mua vũ khí Nga. (Ảnh: CNN)
Ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Mỹ nói sẽ áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên Cục Phát triển Thiết bị Trung Quốc (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc và giám đốc EDD Li Shangfu vì mua các máy bay chiến đấu Nga Sukhoi Su-35 và tổ hợp tên lửa S-400.
Mỹ cho rằng Trung Quốc đã vi phạm các lệnh trừng phạt của nước này đối với Nga vì hành động của Nga ở Ukraine và cáo buộc Nga can thiệp vào chính trị nội bộ Mỹ, theo BBC. Động thái được Mỹ thực hiện trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc đang ở giai đoạn căng thẳng đỉnh điểm.
Bắc Kinh đã không tham gia vào các lệnh trừng phạt Matxcơva của Mỹ và đồng minh phương Tây bắt đầu từ năm 2014. Không những vậy, quân đội Trung Quốc còn tham gia vào các cuộc tập trận chung với Nga, gần đây nhất là cuộc tập trận Vostok-2018 hồi đầu tháng 9/2018.
Theo BBC, Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhà sản xuất vũ khí hiện đại nhưng vẫn muốn mua những vũ khí tân tiến của Nga, đặc biệt là hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu. Matxcơva sau nhiều năm chần chừ đã sẵn sàng thực hiện những hợp đồng giao dịch vũ khí khổng lồ với Bắc Kinh.
Nói về lệnh trừng phạt của Mỹ với cơ quan quân sự Trung Quốc, Nga chỉ trích gay gắt và cho rằng Mỹ đang đùa với lửa. "Sẽ tốt cho họ nếu nhớ rằng có một khái niệm gọi là ổn định toàn cầu đang bị họ hủy hoại một cách thiếu suy nghĩ bằng cách làm tăng căng thẳng mối quan hệ Nga - Mỹ" - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói trong một tuyên bố ngày 21/9.
Theo VTC
Tuyên bố mới nhất của Matxcơva về 2 công dân Nga liên quan vụ Skripal Interfax hôm 16/9 dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định 2 công dân Nga bị London cáo buộc là nghi phạm trong vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal không liên quan tới Tổng thống Putin hay Chính phủ Nga. "Thực tế là cả Petrov lẫn Boshirov đều không liên quan đến Tổng thống Putin và dĩ nhiên là cả...