Căng mình với quá tải sĩ số
Năm học 2018-2019, TPHCM tăng hơn 67.000 học sinh. Trong đó, tăng nhiều nhất là bậc tiểu học với 26.812 học sinh, kế đến là mầm non tăng 20.225 học sinh, THCS tăng 10.406 học sinh…
Bình quân, mỗi năm TPHCM tăng thêm 15.000 học sinh không có hộ khẩu tại thành phố. Trước bài toán quá tải sĩ số, mỗi đơn vị có một cách ứng phó riêng, nhưng về lâu dài vẫn cần thêm hướng dẫn từ các sở, ngành.
Đủ kiểu đối phó
Báo SGGP nhận được phản ánh của phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5) về việc “học sinh sẽ bị cắt suất bán trú, buộc chuyển ra lớp thường nếu vi phạm nội quy bán trú”.
Trao đổi với phóng viên, thầy Trần Đức Khanh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường không có khu vực dành riêng cho bán trú. Năm học 2018-2019, trường chỉ tổ chức bán trú đối với học sinh 2 khối 6 và 7, đáp ứng nhu cầu bán trú của hơn 20% học sinh toàn trường.
Học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5) trong giờ thể dục
“Số lượng hồ sơ phụ huynh đăng ký cho con học bán trú rất cao nhưng căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, trường ưu tiên xét bán trú đối với các trường hợp con cán bộ, viên chức nhà nước đang cư trú, công tác trên địa bàn quận 5, học sinh có hoàn cảnh neo đơn, học sinh chỉ có cha hoặc mẹ/cha mẹ công tác xa, không có người đưa đón…
Ngoài ra, các lớp tăng cường tiếng Anh, lớp tiếng Anh tích hợp và song ngữ tiếng Pháp cũng được ưu tiên tổ chức bán trú vì đã dạy học 2 buổi/ngày”, thầy Trần Đức Khanh cho biết. Do đó, đối với các trường hợp học sinh không chấp hành quy định bán trú sẽ được xem xét, nhắc nhở, kết hợp trao đổi thêm với phụ huynh để tìm ra hình thức quản lý phù hợp, đồng thời bảo đảm quyền lợi chung cho tất cả học sinh.
Đây là một trong những ngôi trường có số lớp học thuộc hàng “khủng” trên địa bàn TP với 81 lớp, chia đều ở 4 khối 6, 7, 8 và 9.
Đồng cảnh ngộ, Trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quận 12) năm học này có tổng quy mô hoạt động 90 lớp với hơn 4.500 học sinh. Đáng nói, vào thời điểm khánh thành (năm 2005), trường được xây dựng khang trang với mục tiêu trở thành một trong những trường đạt chuẩn quốc gia của TPHCM (không quá 30 lớp học, 100% học sinh đều được học 2 buổi/ngày…).
Đến nay, so với mục tiêu xây dựng ban đầu, số lớp học đã vượt chuẩn 3 lần, tỷ lệ học sinh bán trú giảm dần qua từng năm và hiện còn… 0%, một số phòng chức năng được chuyển đổi công năng thành phòng học. Một giáo viên dạy lớp 1 tại đây cho biết, năm học này sĩ số nhiều lớp đã vượt mốc 50 học sinh/lớp khiến giáo viên phải vất vả hơn khi đứng lớp.
Video đang HOT
Thầy cô phải giảng bài với âm lượng to hơn để học sinh ngồi bàn cuối cũng nghe thấy, thay thế các bài tập làm việc nhóm bằng thảo luận tại chỗ với bạn ngồi bên cạnh để hạn chế học sinh di chuyển trong lớp…
Trong khi đó, Trường Tiểu học An Hội (quận Gò Vấp) và Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3) áp dụng hình thức chia đôi tổng số học sinh toàn trường. Mỗi khi tổ chức lễ hội, trường phải tổ chức 2 lần vào các buổi sáng, chiều để đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia.
Tại quận Bình Tân, hiệu trưởng một trường tiểu học cho biết, hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng không đủ thời gian dự giờ tất cả các lớp nên tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò như một phó hiệu trưởng, giáo viên sau mỗi giờ tan học có thêm nhiệm vụ bàn giao học sinh cho các cơ sở giữ trẻ ngoài giờ, phòng bảo vệ xin tăng thêm người để đảm bảo trật tự, an ninh vào giờ cao điểm…
Chờ đợi một giải pháp căn cơ
Mới đây, tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giáo dục của Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, thừa nhận nhiều trường học ở thành phố đang duy trì sĩ số 60 học sinh/lớp. Tuy đây chưa phải tình trạng phổ biến, nhưng đã phần nào báo động về sự quá tải trong tổ chức giảng dạy.
“Đầu năm học 2018-2019, chúng tôi đưa thêm vào sử dụng hơn 800 phòng học nhưng do số lượng học sinh tăng quá cao khiến áp lực trường, lớp vẫn rất lớn. Trước mắt, thành phố yêu cầu các quận, huyện đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường, kết hợp thêm nhiều giải pháp dạy học linh động để đảm bảo chất lượng học tập của người dân”, đại diện Sở GD-ĐT cho biết.
Trưởng phòng GD-ĐT một quận vùng ven chia sẻ: “Nhiều trường làm đơn xin phòng giáo dục phân bổ thêm biên chế hiệu phó nhưng tôi chỉ biết “thở dài” vì nhân sự quản lý ở phòng giáo dục cũng thiếu. Tôi hiểu cái khó của các trường phải quản lý số học sinh bằng 2 trường cộng lại, nhưng chính phòng giáo dục cũng đang đau đầu với bài toán quản lý khi số lượng học sinh chạm mốc quy mô học sinh của một tỉnh, thành phố”.
Hiện nay, một số địa phương đang áp dụng biện pháp “chia tải” học sinh giữa các khu vực đông dân cư và khu vực có số dân cư ít hơn, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, các quận, huyện kiến nghị thành phố có thêm nhiều giải pháp căn cơ hơn về quy hoạch và phân bổ dân số, đặc biệt ở các khu vực cửa ngõ, có tỷ lệ dân nhập cư cao.
Hiện nay, đề xuất của UBND TPHCM về việc nâng giới hạn tầng cao đối với các công trình xây dựng trường học được kỳ vọng là một trong những giải pháp kéo giảm sĩ số học sinh, góp phần giảm tải áp lực cho các trường.
Song song đó, thành phố cần áp dụng thêm nhiều giải pháp như “mở cửa” hệ thống trường tư, đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng các hình thức học tập, quy định linh hoạt về thời lượng, chương trình giảng dạy… giúp người dân có thêm nhiều lựa chọn tiếp cận giáo dục.
MINH QUÂN
Theo sggp
Nghệ An 'loay hoay' thực hiện chủ trương dạy 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học
Năm học 2018-2019, do Nghệ An thiếu hơn 2.000 giáo viên tiểu học nên việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày tại bậc học này đang gặp nhiều khó khăn.
Ở Nghệ An, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học được triển khai từ năm học 1995-1996. Năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1517 hướng dẫn việc thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và được ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo theo nguyên tắc: Tự nguyện tham gia học và đóng góp kinh phí, tự thỏa thuận về mức đóng góp.
Thực tế cho thấy, học sinh học buổi thứ 2 không bị dồn kiến thức trong 1 buổi, được học thêm các môn: Ngoại ngữ, Tin học, tham gia hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống và phần nào khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm. Hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có 98,8% số học sinh học 2 buổi/ngày.
Cô và trò Trường Tiểu học Thị trấn Tân Kỳ. Ảnh: baonghean.vn
Theo thống kê, tại Nghệ An ở các năm học trước, số học sinh học 2 buổi/ngày bằng đóng góp xã hội hóa là khoảng 224.559 em/249.150 em. Tổng kinh phí huy động từ nguồn đóng góp của phụ huynh là 134,8 tỷ đồng. Kinh phí thu được bảo đảm chi trả mức lương tối thiểu cho giáo viên dạy tăng tiết, giáo viên hợp đồng dạy Ngoại ngữ, Tin học...
Tuy nhiên, bât câp hiện nay trong qua trinh thưc hiên đo la số giáo viên tiêu hoc trên toan tinh chỉ mới bố trí được 1,3 giáo viên/lớp (trong khi quy định là 1,5 giáo viên/lớp). Bên canh đo, việc thu tiền nộp buổi học thứ 2, nhiều nơi chưa nhận được sự đồng tình của phụ huynh.
Cung bơi nhưng ly do nay nên đâu năm hoc nay, UBND tinh đa chi đao "tam dưng" viêc thưc hiên Quyết định số 1517 ban hành từ năm 2015 và chưa ban hành hướng dẫn thay thế. Chính vì vậy, dù năm học mới đã bắt đầu được hơn 1 tháng nhưng các trường chưa thể triển khai thu tiền dạy học buổi thứ 2, nhiều trường rơi vào tình trạng phải nợ lương giáo viên. Một số huyện, hàng chục giáo viên hợp đồng buộc phải nghỉ dạy vì không có lương chi trả...
Đã bước qua một tháng học tập của năm học 2018-2019, việc tổ chức ăn trưa bán trú học buổi chiều, mọi hoạt động khác của cô và trò Trường Tiểu học Hà Huy Tập 1, thành phố Vinh vẫn diễn ra bình thường.
Cô Nguyễn Thị Bích Hiền, giáo viên Trường Tiểu học Hà Huy Tập 1 cho biết: Học 2 buổi/ngày rất thuận lợi cho phụ huynh và học sinh, tạo điều kiện để nhà trường tổ chức các tiết học ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai đang gặp khó khăn do thiếu giáo viên.
Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học Hà Huy Tập 1 có 1.200 học sinh, tăng 2 lớp so với năm học trước. Nếu tính theo quy định 1,5 giáo viên/ lớp, nhà trường đang thiếu 11 giáo viên. Hiện nhà trường đã hợp đồng với 5 giáo viên thỉnh giảng ở môn văn hóa bắt buộc và bố trí tất cả giáo viên phải dạy tăng thêm từ 6-7 tiết/tuần.
Cô Nguyễn Thị Hồng Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập 1 cho biết: Việc thiếu giáo viên ảnh hướng lớn đến chất lượng dạy và học. Trong bôi canh số học sinh đông, gân 100% hoc sinh đêu hoc ban tru, nha trương mong muốn thanh phô co cơ chê hơp đông giao viên thỉnh giang hoăc bô sung giao viên đê viêc day hoc va chăm soc hoc sinh đươc hiêu qua...
Tương tự, nhiêu năm nay, Trương Tiêu hoc Nguyên Thi Minh Khai, huyện Hưng Nguyên đa tô chưc day hoc 2 buôi/ngay, vơi thơi lương 35 tiêt/tuân. Năm nay, viêc tô chưc vân đươc duy tri nhưng sô tiêt đa giam xuông 33 tiêt/tuân do thiêu giao viên.
Thây giao Nguyên Văn Tuân, Hiêu trương Trương Tiêu hoc Nguyên Thi Minh Khai cho biêt: Nhà trương đang thiêu 2 giao viên. Do giao viên không đu nên hâu hêt giáo viên đêu phai dạy tăng tiêt tư 3-5 tiêt/tuân, rât vât va.
"Cũng do phai căt giam sô tiêt, nha trương phai rut môt tiêt sinh hoat ngoai giơ lên lơp va môt tiêt sinh hoat lơp. Du đây không phai la cac tiêt hoc chinh nhưng phân nao cung anh hương đên hoat đông cua cac lơp hoc va môt sô nôi dung giao viên phai lông vao cac tiêt hoc khac", Hiêu trương Trương Tiêu hoc Nguyên Thi Minh Khai Nguyên Văn Tuân nói.
Trước tình trạng trên, Sơ Giao duc va Đao tao Nghệ An ban hành văn ban sô 1565/SGD&ĐT-GDTH vê viêc hương dân day hoc 2 buôi/ngay. Đang chu y, trong văn ban nay, Sơ Giao duc va Đao tao chi đao cac trương lưa chon mô hinh day hoc tư 30-33 tiêt/tuân, tôi đa la 33 tiêt/tuân thay vi 35 tiêt/tuân như trươc đây.
Thưc hiên theo văn ban nay, năm nay, đông loat cac trương đêu giam sô tiêt va chi ưu tiên cho nhưng tiêt hoc văn hoa chinh như: Văn - Tiêng Viêt - Ngoai ngư... Cac tiêt sinh hoat ngoai giơ lên lơp, ky năng sông, tư ôn tâp ơ trên lơp đêu bi rut ngăn lai.
Ông Hoàng Văn Thụ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hưng Nguyên đề xuất: Trên cơ sở hướng dẫn hiện nay, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và thực tế của phụ huynh, học sinh của mỗi trường, Phòng đã chủ động giao các trường xây dựng kế hoạch dạy 2 buổi/ngày.
Tuy nhiên trên thực tế, toàn huyện vẫn còn thiếu gần 80 giáo viên Tiểu học mới đảm bảo được dạy học 2 buổi/ngày. Phòng đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Nghệ An cần bổ sung đủ giáo viên hoặc có cơ chế để các trường được hợp đồng giáo viên ngoài biên chế.
Vê nôi dung nay, thơi gian qua, Sơ Giao duc va Đao tao Nghệ An đa xây dưng cac dư thao thay thê. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa đưa ra được giai phap cuôi cung bởi khó khăn chồng chất như giao viên không đu, chưa co cơ chê giao viên hơp đông va viêc thu tiên đê triên khai chưa co hương dân...
Vương măc nay cung đang la bai toan kho cho cac trương tiêu hoc trong nhưng ngay đâu năm hoc mơi bơi hiên tât ca giao viên đang phai gông minh lam thêm giơ, day qua sô tiêt nhưng chê đô đê chi tra theo quy đinh đôi vơi lam thêm giơ không co hoăc chưa co căn cư nao đê thu, chi tra...
Trong xu thế hiện nay, việc tổ chức dạy buổi thứ 2 là cần thiết, nhất là khi ngành Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị thực hiện đổi mới chương trình. Vì vậy, trước mục đích, yêu cầu đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như UBND tỉnh Nghệ An cần sớm có hướng dẫn cụ thể cho các trường, tránh tình trạng nhà trường phải nợ lương giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Bích Huệ
Theo TTXVN
Sôi nổi phong trào khuyến học Tại TPHCM hiện đang có rất nhiều mô hình, đa dạng hình thức tổ chức nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài. Đây là một trong những đóng góp quan trọng bên cạnh nguồn chi ngân sách nhằm chăm lo giáo dục cho người dân. Ngày hội khui heo đất cuối năm học 2017-2018 của Trường Tiểu học Nguyễn...