Càng cô đơn lại càng “đốt tiền” mua sắm online – cô gái tìm ra 3 chiến lược kiểm soát chi tiêu để cứu lấy ví tiền
Mua sắm online trở thành điều duy nhất để “mua vui” cho bản thân khi ở một mình, và thế là…
Trong những ngày chuyển ra ngoài ở và chỉ sống một mình, còn gì để xả stress hơn ngoài mua sắm online. Đặc biệt khi nhớ nhà, cảm thấy bị mắc kẹt, cô đơn, sợ hãi và không biết nên làm gì để ổn định cuộc sống.
Allison Nichol Longtin bắt đầu mua sắm online từ những điều nhỏ nhất. Cho đến tận khi anh giao hàng không còn hỏi “có phải cô là Allison không”, nhận ra cô ngay cả khi đã đeo khẩu trang, Allison biết mọi thứ đã đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát.
Cô hình thành thói quen mua tất cả mọi thứ qua các trang thương mại điện tử: hàng tạp hoá, kem dưỡng da, quần áo, đồ trang trí nhà cửa,… Một số thứ mua bởi vì đó là nhu cầu cá nhân. Song, hầu hết đều là những quyết định bốc đồng để xoá đi sự nhàm chán trong cuộc sống.
Đây hoàn toàn không phải là một hiện tượng kỳ lạ gì, ngược lại nó khá phổ biến. Trong lúc trải qua sự chán nản, buồn bã, cô đơn, mất tập trung và sợ hãi, việc chi tiêu để “đối xử tốt với bản thân” của Allison có chút mất kiểm soát.
Tuy nhiên, sau đó, cô đã sử dụng 3 chiến lược để giúp bản thân có cách tiếp cận thực tế và cân bằng hơn với thói quen mua sắm online.
01. Nhấn tạm dừng trước khi thanh toán
Chúng ta có rất nhiều sự thôi thúc mua sắm trong một ngày. Song, hãy phân biệt những món đồ mua vì nhu cầu thực tế, và kiểu mua sắm cho vui.
Vào một ngày tồi tệ, bạn thường sẽ nhàm chán và cảm thấy bản thân chẳng có ý nghĩa gì. Nằm dài trên sô pha, lướt điện thoại và sau đó nhanh chóng lao vào các app mua sắm. Đơn giản là để tìm cho mình một chút cảm giác hạnh phúc.
Allison cũng có đôi lúc như vậy. Cô nhận ra rằng chỉ cần dừng một chút trước khi bấm nút thanh toán, điều đó sẽ tạo ra những quyết định đúng đắn hơn. Chẳng hạn thay vì nhập mật khẩu quẹt thẻ ngay lập tức lúc muốn mua món đồ, cô quyết định tự thoát ra khỏi màn hình điện thoại. Hít thở sâu và bình tĩnh hơn một chút để suy nghĩ kỹ càng hơn. Hoặc đơn giản cô sẽ ra ngoài đi dạo mà không cầm điện thoại.
Nếu cảm giác mua một món đồ nào đó vẫn mạnh mẽ trong 24 giờ sau đó, cô sẽ cân nhắc lựa chọn thanh toán. Bởi vì đó chắc hẳn là nhu cầu thực tế của bản thân.
Video đang HOT
02. Huỷ đăng ký, huỷ đăng ký, huỷ đăng ký!
Điều quan trọng phải nói 3 lần. Khi lần đầu tiên Allison nhận thấy chi tiêu của mình đang vượt quá mức, đó là mùa hè đầu tiên của đại dịch. Bởi vì lúc đó cô nhận ra khoản tiền tiết kiệm để mua nhà gần như “không cánh mà bay”.
Một căn nhà đòi hỏi số tiền khá lớn. Trong trường hợp đó, cô không đủ khả năng tài chính để lãng phí tiền vào những cuộc mua sắm bốc đồng. Allison đã tìm đến một người bạn đáng tin cậy để giúp kiểm soát chi tiêu của bản thân. Một trong những cách dễ thực hiện mà vẫn rất hiệu quả đó là huỷ đăng ký thành viên, nhận thông tin từ các trang thương mại điện tử.
Khi đó trong email của bạn sẽ không còn ngập tràn các mail quảng cáo. Đồng thời bạn cũng không còn “chìm nghỉm” bởi vô số “thông báo ngoài màn hinh” từ các ứng dụng mua sắm.
Allison thừa nhận rằng bản thân đã giữ một số đăng ký cho những thứ cô cần và mua thường xuyên. Do vậy sẽ rất hữu ích nếu bạn nhận được thông báo về các đợt giảm giá những món đồ bạn thật sự cần. Tuy nhiên, cô đã giới hạn bản thân chỉ giữ email của 3 nơi.
03. Giải quyết tận gốc vấn đề chi tiêu
Tiền bạc mang lại nhiều cảm xúc. Nó cũng là một chủ đề cấm kỵ đối với nhiều người. Khi mua một món đồ online, đó là một chuỗi cảm xúc trải dài. Allison thường sẽ tưởng tượng xem món đồ bên ngoài như thế nào, dự đoán lúc sẽ được giao đến, và mong chờ nó mỗi ngày. Điều đó khiến cô vừa tò mò, vừa ngóng trông, cũng như vui vẻ. Đôi lúc cô mua sắm online chỉ vì muốn có những xúc cảm này.
Tìm hiểu cốt lõi lý do tại sao bản thân lại chi tiêu theo cách này – chìa khoá để giải phóng bản thân không phụ thuộc vào mua sắm online. Đây là điều khó nhất cô đã áp dụng để kiểm soát chi tiêu của mình. Song, nó xứng đáng với thời gian và nỗ lực bỏ ra.
Cô sẽ đặt ra những câu hỏi như: Cảm giác trong cơ thể như thế nào? Có cảm giác như căng tức hoặc rung lên ở ngực? Nếu vậy, điều gì thực sự gây lo lắng? Có cảm thấy mất khả năng, suy nghĩ phân tán và bồn chồn không?
Allison cố gắng xác định cảm giác của bản thân. Tìm ra điều còn thiếu khi cô quyết định mua sắm online, đó có chăng là những đòi hỏi chính đáng hay chỉ do cô muốn giải toả một cảm xúc nào đó.
Nếu cần điều gì đó để mong đợi, cô sẽ lên kế hoạch gọi điện thoại với một người bạn. Nếu cần lấp đầy sự trống trải, cô sẽ nấu một bữa ăn bổ dưỡng. Nếu cảm thấy buồn chán, cô sẽ khám phá một sở thích mới. Nếu cảm thấy cần thay đổi sâu sắc, cô sẽ trang trí lại nhà cửa.
Allison luôn cố gắng chuyển hướng năng lượng của mình trở nên tích cực hơn.
Ảnh: Tổng hợp
Thực hiện thành công thử thách bỏ mua sắm online trong 2 tháng, tôi rút ra 4 bài học đắt giá về cách tiêu tiền
Sau thử thách không mua sắm online trong 2 tháng tôi nhận ra bài học lớn nhất trong chi tiêu, sự điều độ mới là quan trọng nhất.
Để nói chính xác thì tôi có niềm yêu thích với việc mua sắm trực tuyến. Những chiếc váy độc đáo, dép da, ví và sách ảnh hay tạp chí luôn là những mặt hàng đặt online yêu thích của tôi.
Tôi không chi tiêu vượt quá khả năng của mình, nhưng tôi chắc chắn rằng mình tiêu nhiều hơn mức cần thiết. Chồng tôi và tôi đã mua một vài món hàng có giá trị lớn trong mùa hè này, bao gồm bồn rửa nhà bếp và một chuyến đi sắp tới đến Tây Bắc Thái Bình Dương.
Khi xem xét tình hình tài chính của mình, tôi nhận ra việc mua sắm trực tuyến hơi quá mức. Tôi chắc chắn có thể cắt giảm để ưu tiên những chi phí khác.
Tôi quyết định thực hiện 1 thử thách cho bản thân là: Không mua sắm trực tuyến trong vòng 2 tháng. Và sau thử thách này tôi đã nhận ra những điều quan trọng trong thói quen mua sắm của mình để cải thiện.
1. Tôi không cần nhiều quần áo (hoặc giày dép) khi làm việc tại nhà
Tôi làm việc tại nhà với tư cách là một nhà văn tự do. Điều này có nghĩa là tôi dành ít nhất 30 đến 40 giờ mỗi tuần để ngồi tại bàn làm việc của mình để đánh máy.
Một khi tôi ngừng mua sắm trực tuyến, tôi nhận ra rằng quá nhiều tiền của tôi đã đổ vào quần áo và giày dép. Tất nhiên, tôi ra khỏi nhà vào ban ngày để đi siêu thị hoặc vào cuối tuần, nhưng tôi đã mua nhiều quần áo hơn mức độ cần thậm chí không có thời gian để mặc. Đặc biệt là những món đồ đẹp sẽ không thích hợp cho một chuyến đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa.
Các ưu tiên mua sắm của tôi bắt đầu thay đổi. Thay vì tiêu tiền cho quần áo và giày dép mới, tôi tập trung vào việc chi tiêu cho những khoản đáng giá như du lịch, dụng cụ nấu ăn.
2. Vượt qua rào cản ban đầu là phần khó khăn nhất
Tôi nghĩ rằng mình chỉ có thể cầm cự không mua sắm trực tuyến trong vòng 4 tuần. Nhưng khi thử thách bắt đầu, tôi nhận ra mình cảm thấy tốt và đã nâng nó lên thành hai tháng.
Tuần đầu tiên là khó nhất. Tôi thấy mình bị cám dỗ bởi email, quảng cáo trên facebook và ảnh chụp các sản phẩm mới từ một số cửa hàng yêu thích trên Instagram. Nhưng mỗi khi tôi nhìn thấy thứ mình muốn, tôi lại tự nhủ: Đây có phải là thứ thực sự cần trong cuộc sống của mình không?
Và, không nghi ngờ gì nữa, câu trả lời luôn là không. Khi tôi thấy số dư thẻ tín dụng của mình vẫn còn nguyên vẹn thì tôi biết mình đã đúng.
3. Tôi đã lãng phí thời gian quý giá của cuộc đời mình mà lẽ ra để làm việc hiệu quả hơn
Tôi làm việc tại nhà và chồng tôi làm công việc nội trú nhiều giờ ở bên ngoài. Điều này có nghĩa là tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi để lướt internet, đặc biệt là vào ban đêm. Trong thời gian thực hiện thử thách cấm mua sắm, tôi nhận ra rằng bất cứ khi nào thấy chương trình Netflix gián đoạn, tôi sẽ mở Google Chrome và ghé thăm các cửa hàng yêu thích của mình.
Thông thường, suy nghĩ của tôi là liệu có thứ gì mới mà tôi thích hay không. Chỉ cần nhìn qua một số cửa hàng chắc chắn sẽ dẫn đến việc mua hàng không cần thiết.
Khi tôi bỏ thói quen ghé thăm các cửa hàng yêu thích của mình bất cứ lúc nào cảm thấy buồn chán, tôi thấy mình đã có một khoảng thời gian rảnh kha khá. Không cần dành 30 phút hoặc một giờ mỗi đêm để xem những gì được rao bán trực tuyến, tôi có thể tập trung vào các hoạt động hiệu quả khác mà không tốn một xu nào.
Bây giờ, thay vì mua sắm trực tuyến theo phản xạ khi cảm thấy buồn chán, tôi tập trung năng lượng của mình vào các hoạt động khác như đọc sách, viết nhật ký, nấu ăn hoặc bắt tay vào công việc.
4. Bài học sau thử thách: Sự "điều độ" trong chi tiêu là quan trọng nhất
Vào cuối thử thách, tôi cảm thấy tự hào về bản thân nhưng cũng sẵn sàng để kết thúc điều này. Chắc chắn, tôi hoàn toàn có thể không mua sắm trực tuyến nhưng vẫn có những thứ tôi cần sau hai tháng. Chẳng hạn như sữa rửa mặt từ cửa hàng chăm sóc da và một đôi giày cao gót đen để dự đám cưới của bạn sắp tới.
Thử thách này đã giúp tôi đánh giá lại việc tiêu tiền của mình. Tôi vẫn mua sắm trực tuyến nhưng tôi chỉ thực hiện một vài lần mỗi tháng. Tôi cảm thấy tốt hơn khi biết rằng mình đang tiết kiệm tiền, chi tiêu phù hợp, không lấp đầy nhà với những món đồ không cần thiết. Tôi không hướng tới mục tiêu trở thành một người tối giản, nhưng tôi đã tìm thấy một sự cân bằng hoàn toàn phù hợp trong chi tiêu.
Đắm chìm trong cơn sốt mua sắm online, săn sale cuối năm, dân tình quên mất những cái "hố" có thể lọt vào! Tâm lý hưởng thụ vào dịp cuối năm để bù đắp cho những tháng ngày vất vả đã làm giới trẻ thoáng tay hơn khi chi tiêu, mua sắm. Có vẻ như những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của đại đa số các bạn trẻ. Giãn cách xã hội kéo dài liên tục đã...