Canada: Nhà trường làm gì để giải quyết “khủng hoảng tinh thần” ở sinh viên?
Đại học Waterloo là một trong những ngôi trường ở Canada rất quan tâm đến sức khỏe tâm thần của sinh viên, với những chương trình hỗ trợ, những công cụ chăm sóc tâm lý do chính sinh viên trường phát minh.
Trên chương trình The Morning Edition của đài CBC Kitchener-Waterloo, Tina Chan – một sinh viên Đại học Waterloo, đã chia sẻ về trải nghiệm khủng hoảng của cô trong thời gian thi cử.
Cô cho biết, thời gian thi cử trong năm có thể là một giai đoạn cực kỳ căng thẳng đối với sinh viên đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, kỹ năng đối phó với stress của cô trong năm thứ hai đại học đã rất khác so với năm nhất.
Trường Đại học Waterloo, bang Ontario, Canada (Ảnh: uwaterloo.ca)
Chính từ những thay đổi đó, Chan đã tạo ra PASS, một bộ dụng cụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ban đầu cho các sinh viên trong tuần định hướng. Tuy vậy, cô vẫn lưu ý rằng có nhiều yếu tố gây căng thẳng khác cho sinh viên bao gồm việc chuẩn bị cho các sự kiện cuối học kỳ, hoạt động nhóm hay chuyển chỗ ở.
“Khi làm bài kiểm tra, tôi cảm giác như có rất nhiều gánh nặng trên vai và cách tôi làm những bài kiểm tra này sẽ quyết định những gì sẽ xảy ra trong tương lai”. Chan kể lại rằng, vào năm nhất đại học, kỹ năng xử lý stress của mình không tốt khi ăn uống vô độ, thức trắng đêm, tự trách mình và né tránh vấn đề.
Nhưng đến năm thứ hai, cô đã có thể kiểm soát căng thẳng của mình bằng các chiến lược lành mạnh hơn, chẳng hạn như học tập với các bạn cùng lớp, tập thể dục, ăn uống đúng cách và ngủ đủ giấc.
Về phía trường Đại học Waterloo, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên thực sự được chú ý sau vụ một sinh viên năm thứ hai khoa Khoa học Sức khỏe Ứng dụng đã chết vì tự tử trong khuôn viên trường.
Gia đình nạn nhân khi đó không muốn công khai danh tính sinh viên này nhưng họ yêu cầu nhà trường công bố thông điệp mà sinh viên đó viết về sức khỏe tâm thần khi em còn sống.
“Chúng ta hãy lên tiếng về bệnh tâm thần. Hãy nói về việc đánh bại nó như thế nào. Hãy nói về nỗi sợ hãi và lo lắng. Hãy nói về nỗi buồn và sự tuyệt vọng. Hãy nói về những đêm không ngủ và những ngày đầy lo âu. Hãy nói về nước mắt và nỗi đau”.
Sau vụ việc đau lòng nói trên, Ban giám đốc ĐH Waterloo đã chính thức thành lập một ủy ban để giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên.
Video đang HOT
Vào tháng 3/2018, ủy ban đã đưa ra 36 khuyến nghị để giải quyết tốt hơn các vấn đề sức khỏe tâm thần. Chỉ một tháng sau, ủy ban về sức khỏe tâm thần cho sinh viên cho biết 72% trong số những khuyến nghị đó đang được triển khai hoặc đã được hoàn thành.
Đại học Waterloo còn thiết lập một bảng theo dõi để bất kỳ ai cũng có thể thấy những đề xuất đó là gì và trường đang làm gì để giải quyết chúng.
Dù vậy theo bà Brooke Young – giám đốc dịch vụ tại Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Canada Waterloo Wellington, hiện tại có nhiều có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên, điều quan trọng nhất là họ phải lên tiếng yêu cầu giúp đỡ.
“Sinh viên có rất nhiều lựa chọn trong khuôn viên trường, thường là các dịch vụ y tế, dịch vụ tư vấn hoặc các mạng lưới hỗ trợ khác”, Young nói. Ngoài ra, cũng có các mạng lưới trực tuyến như Big White Wall, một dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tinh thần mà người dùng có thể truy cập 24 giờ trực tuyến.
Thái Hằng
Theo CBC/Dân trí
So sánh việc học mẫu giáo ở các nước
Trường mẫu giáo ngoài trời ngày càng phổ biến ở Đức và Canada, khuyến khích trẻ tương tác với thiên nhiên, bất kể điều kiện thời tiết.
Trung Quốc
Giống như ở Mỹ, trường mẫu giáo ở Trung Quốc kết hợp giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trường dành cho trẻ em dưới sáu tuổi, dạy đọc và viết tiếng Trung, giới thiệu những con số và khái niệm cơ bản về Toán học.
Một nội dung quan trọng trong chương trình giảng dạy là ca hát và nhảy múa. Do đó, trẻ được khuyến khích luyện tập và tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ. Giáo dục thể chất cũng được chú trọng nên trường học bố trí rất nhiều thời gian trên sân chơi cho trẻ.
Pháp
Trường mẫu giáo ở Pháp được gọi là école maternelle và dành cho trẻ em từ ba đến năm tuổi. Tại école motherselle, học sinh được dạy đọc và viết, đồng thời bắt đầu bài học về các con số. Một trong những mục tiêu chính của trường mẫu giáo là giúp trẻ hòa nhập với xã hội. Tất cả trẻ tham gia vẽ, làm đồ thủ công, chơi trò chơi và ca hát mỗi ngày. Những bé ít tuổi được ngủ thêm một giấc ngắn vào buổi chiều.
Một trong những trường mẫu giáo nổi tiếng nhất ở Pháp là Crèche de la Girafe, nơi có con hươu cao cổ khổng lồ "đâm thủng" lớp học.
Trường mẫu giáo Crèche de la Girafe. Ảnh: Getty
Đức
Hơn 80% trẻ em Đức đi học mẫu giáo, bởi cha mẹ nhận được trợ cấp tiền mặt để nuôi con. Cụ thể, với mỗi đứa trẻ, phụ huynh sẽ nhận được khoảng 200 USD mỗi tháng. Khoản tiền này được gọi là kindergeld (tiền của trẻ em). Nhiều gia đình sử dụng để mua đồ dùng học tập và cho con học mẫu giáo. Tuy vậy, ở đất nước này, việc đăng ký vào trường mẫu giáo khá cạnh tranh, khiến nhiều em được xếp vào danh sách chờ. Các trường nổi tiếng nhất thường dạy cả tiếng Đức và tiếng Anh.
Rất nhiều trường mẫu giáo cung cấp chương trình đặc biệt ở ngoài trời. Ví dụ, Robin Hood Waldkindkindergarten là "trường mẫu giáo trong rừng" nổi tiếng, sử dụng công viên và khu rừng làm lớp học, bất kể thời tiết đẹp hay xấu.
Canada
Lớp mẫu giáo ngoài trời ở Canada. Ảnh: Getty
Tương tự ở Đức, một số trường mẫu giáo của Canada ưu tiên các hoạt động ngoài trời. Đây là phong trào đang phát triển trong nước, dù kiểu trường truyền thống vẫn chiếm đa số. Nhiều người tin rằng thời gian nghỉ giải lao từ 20 đến 30 phút không đủ để trẻ khám phá cuộc sống xung quanh. Thay vào đó, nhiều giáo viên cho phép trẻ dành cả ngày ở bên ngoài.
Chẳng hạn, ở trường Equinox (Toronto), học sinh tương tác với thiên nhiên hàng ngày. Thông qua cách kể chuyện và dạy về thế giới tự nhiên, trẻ tiếp thu kiến thức phù hợp lứa tuổi theo cách khác biệt.
Nhật Bản
Mặc dù trường mẫu giáo không thuộc chương trình bắt buộc, Nhật Bản vẫn sở hữu những ngôi trường hấp dẫn dành cho trẻ nhỏ. Trong số đó, trường mẫu giáo Fuji ở Tokyo nổi tiếng thế giới với thiết kế độc đáo. Mái của tòa nhà hình tròn trông khá giống đường đua, học sinh được thoải mái chạy nhảy trên đó. Từ mái nhà, các em có thể trượt xuống tầng trệt, nơi có không gian mở để chơi đùa, hoặc thậm chí trèo cây để vào bên trong lớp học.
Một phần thiết kế độc đáo của trường mẫu giáo Fuji. Ảnh: Tezuka Architects
Một trường mẫu giáo khác xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông là Buddy Sports ở khu Setagaya, Tokyo, hoạt động theo phong cách trại huấn luyện quân sự. Do giáo dục thể chất được ưu tiên hàng đầu, mọi học sinh phải bắt đầu ngày mới bằng cách chạy gần hai dặm. Phương châm của trường là "cố gắng hết sức", nhưng khi thấy một học sinh khóc khi tập luyện, giáo viên sẽ yêu cầu em dừng lại để nghỉ ngơi.
Vương quốc Anh
Ở Vương quốc Anh, trường mẫu giáo được gọi là "playgroup". Chúng thường do địa phương cấp vốn và điều hành, nhưng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Ủy ban Y tế và Dịch vụ xã hội. Ví dụ, tỷ lệ giáo viên trên học sinh là 1:8 và mỗi ngày học kéo dài khoảng bốn giờ.
Một trường mẫu giáo ở London có tên Sunshine Playgroup cung cấp nhiều môn học đa dạng như nấu ăn, kịch, tiếng Pháp và thậm chí là yoga.
Châu Phi
Nhiều trẻ em ở lục địa đen không được tiếp cận với nền giáo dục tốt. Do đó, tổ chức phi lợi nhuận Làng trẻ em SOS đã xây dựng các trường mẫu giáo miễn phí ở nhiều nước trong khu vực, nhằm giúp trẻ có môi trường học và chơi cùng bạn bè. Tổ chức này cũng chuyên cung cấp nhà ở cho trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi.
Các trường học miễn phí tuyển dụng giáo viên được đào tạo chuyên sâu, sử dụng phương pháp Montessori, khuyến khích học sinh tự do khám phá khả năng sáng tạo và phát triển thể chất theo bất kỳ cách nào các em lựa chọn.
Thùy Linh
Theo Insider
Những ngôi trường kỳ lạ ít ai nghĩ có tồn tại trên thế giới Những ngôi trường có một không hai, tưởng chừng chỉ xuất hiện trong các bộ phim nhưng hoá ra lại tồn tại ngay giữa cuộc sống thực. Trường nổi Makoko ở Nigeria Khu ổ chuột Makoko, thành phố Lagos có vị trí nằm gần bờ biển và thường xuyên bị triều cường tấn công. Bởi vậy, ngôi trường duy nhất được xây dựng...