Canada ngày càng thu hút du học sinh
Với hệ thống giáo dục phát triển và chính sách nhập cư rộng mở, Canada đang là địa điểm du học được nhiều phụ huynh và học sinh, sinh viên lựa chọn
Canada là quốc gia đa văn hóa, tôn trọng tính đa dạng và đa sắc tộc. Đây cũng là một trong những quốc gia có thu nhập đầu người cao, chính sách an sinh xã hội tốt, tỉ lệ thất nghiệp thấp và môi trường sống an toàn.
Theo Lãnh sự quán Canada, năm 2012, có 3 trường lọt vào top 50 của Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS (QS World University Ranking) và 20 trường nằm trong top 500; ngoài ra có 5 trường nằm trong top 100 của Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của Times Higher Education (Times Higher Education (THE) World University Rankings) và 8 trường lọt vào top 200. Đối với hệ cao đẳng, các chương trình học hướng đến doanh nghiệp và yêu cầu của từng ngành nghề với mức độ nghiên cứu ứng dụng ngày càng cao nhằm giải quyết nhu cầu lao động thực tiễn.
Seneca hiện có 10 trụ sở với 5 trụ sở tại Toronto, 5 trụ sở tại York Region Nguồn: Seneca
Cũng theo Lãnh sự quán Canada, hằng năm, có hơn 200.000 sinh viên và nghiên cứu sinh chọn học tại Canada. Còn theo thống kê của trường cao đẳng Seneca – ngôi trường cao đẳng có hệ chuyển tiếp hàng đầu tại Canada, hằng năm, có 4.000 sinh viên đến từ 130 nước theo học. Tỉ lệ sinh viên châu Á chiếm trên 70%. Với hơn 290 chương trình đào tạo, có các ngành thời thượng như thương mại, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, quản trị khách sạn, du lịch, dịch vụ hàng không, khi theo học tại đây, trên 80% sinh viên có việc làm ngay khi ra trường. Theo thống kê năm 2012, mức lương khởi điểm của họ lên đến 35.000 đô la Canada/năm. 95% các nhà tuyển dụng hài lòng với chất lượng đầu ra của sinh viên Seneca.
Ngôi trường thành lập năm 1976 này có các chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng 2-3 năm có hệ chuyển tiếp hàng đầu tại Canada với hơn 200 bằng cấp chuyển tiếp đến 64 trường đại học lớn ở Canada và trên thế giới. Tại đây còn có các chương trình đào tạo cử nhân đại học 4 năm và chương trình chứng chỉ sau đại học 1 năm. Seneca có những đối tác là các doanh nghiệp, nơi sinh viên trải qua các kỳ thực tập tích lũy kinh nghiệm. Sinh viên được phép đi làm thêm 20 giờ/tuần, làm toàn thời gian vào kỳ nghỉ. Trong trường cũng có những khu vực dành cho sinh viên tự kinh doanh như quán cà phê, shop thời trang…
Theo Liên Hiệp Quốc, Canada là một trong số quốc gia có chất lượng cuộc sống cao trên thế giới. Cộng với chính sách nhập cư rộng mở, Canada cùng với các trường đại học, cao đẳng hàng đầu của mình ngày càng thu hút người học từ khắp nơi trên thế giới.
Theo Báo Người Lao Động
Tâm sự của du học sinh: "Mẹ, con đã về"
Vậy là mùa hè đã đến đồng nghĩa với việc chúng ta được nghỉ ngơi sau một năm học đầy căng thẳng và mệt mỏi. Du học sinh cũng vậy, tâm trạng ai cũng hồ hởi, phấn chấn khi thu dọn đồ đạc và xách vali ra phi trường...
Video đang HOT
Mẹ ơi! Con đã về...
Hơn bao giờ hết, những ngày cuối cùng của tháng 6 là những ngày vô cùng sung sướng của du học sinh chúng tôi. Bởi sau kì thi khó khăn và áp lực, chúng tôi hí hoáy thu dọn đồ đạc để trở về quê hương.
Thường thì ở đây từ đầu tháng đến cuối tháng là kì thi khắc nghiệt nhất với chúng tôi, vừa nhiều môn thi, vừa "khó nhai", khiến ai cũng lo sợ và cố gắng hết mình.
Nhưng nghĩ đến cái cảnh Việt Nam xinh đẹp, trở về căn phòng ấm áp, quen thuộc và những bữa cơm gia đình,... Lòng chúng tôi lại rộn lên hơn bao giờ hết và tất nhiên sẽ vượt qua kì thi sao cho thật mĩ mãn.
Những ngày cuối năm, mẹ cứ gọi điện nhắc nhở con "dọn dẹp đồ quần áo, nhớ đừng mang lỉnh kỉnh nghe con, chỉ cái gì cần thiết mới mang về thôi, vì đầu năm học mình lại qua tiếp mà".
Khi đi học xa nhà, chúng tôi nhớ gia đình, nhớ người thân, bạn bè, nhớ và yêu Việt Nam mình vô cùng.
Tôi còn nhớ ngày lên máy bay mẹ khóc, nhưng mẹ không cho tôi biết, những giọt nước mắt chảy dài trên gương mặt thô sạm bởi nắng mưa của mẹ. Sợ tôi khóc, mẹ quay bặt đi như vờ không có gì, mẹ lau vội những giọt nước mắt chưa kịp khô, tôi nhớ lại mà muốn bay về thật nhanh với mẹ.
Mẹ bảo, "Ở nhà mẹ nuôi gà, trồng rau sạch không phun thuốc kích thích như ngoài chợ chờ mày về ăn đấy. Gà ta thịt ngọt lắm con ơi, mẹ không bán đâu. Mặc dù chúng suốt ngày phá hoại rau của mẹ, nhưng bán đi lỡ con về không có để thịt thì sao". Mẹ cười nói hiền từ, làm lòng tôi như nghẹn thắt lại.
Mẹ nói vậy bởi trong năm học, mỗi khi gọi về thủ thỉ với mẹ, tôi bảo: "Gà bên này dở lắm mẹ ơi", đúng thật loại gà tây bên này thịt nhão nhẹt, mỡ thì nhiều, xương mềm nhũn khiến chúng tôi ngao ngán mà cố nuốt.
Mẹ thương tôi nên quyết tâm "dành dụm" đàn gà choai choai trong vườn cho mau lớn để tôi về "đánh chén".
Thương con là vậy, nhớ con là vậy, nhưng mẹ cứ nghiêm khắc trong việc học hành, mẹ khuyên tôi không được ngủ muộn, nhớ ăn uống đầy đủ. Mẹ đặc biệt lưu tâm trong việc dinh dưỡng cho con cái, mẹ sợ tôi không quen ăn đồ Tây, dễ xuống cân nên nhắc hoài, còn việc học mẹ bảo: "Con trai mẹ ngoan ngoãn nên mẹ không lo". Tôi nghe xong cứ cười xuề xoà cho qua chuyện. Tôi là con trai nên xởi lởi, nhất là trong việc ăn cứ làm đại khái cho qua bữa.
Đôi khi nhớ mẹ là một động lực để học tập
Nhớ, thương, chờ... Nhưng biết làm gì được khi chúng tôi xa mẹ hàng chục ngàn, trăm ngàn cây số. Thay vào đó, đứa nào cũng cố gắng học hành cho đến nơi đến chốn.
Nhưng có không ít du học sinh vì quá nhớ gia đình, đâm ra chán nản, tự kỉ, trầm cảm khiến sao nhãng trong việc học. Họ không đủ sức và tâm trí để vượt qua những sóng gió trong cuộc sống. Tự lập ở Việt Nam là một điều khó, mà tự lập ở nước ngoài là điều tệ hại hơn bao giờ hết. Quay ra quay vào cứ câu hỏi"Mẹ đâu? Mẹ đến đây giúp con đi".
Nhưng với tôi, xa mẹ là điều tôi phải cố gắng. Bởi ở quê, mẹ tôi phải lặn lội sáng tối, cày cuốc cho mòn tay, bạc đầu. Tiền mẹ làm cả tháng không đủ cho tôi chi tiêu trong một tháng ở đây, nhưng may mắn thay tôi không phải nhờ mẹ một đồng nào cả.
Xa mẹ, tôi phải tự lập, tự làm mọi thứ và quyết định mọi thứ.
Xa mẹ, tôi phải biết tự giặt quần áo khi không có mẹ.
Xa mẹ, tôi phải biết chi tiêu sao cho hợp lí.
Xa mẹ, tôi phải đi chợ nấu ăn, xem hôm nay ăn thịt hay ăn cá...
Xa mẹ, tôi phải bươn mình trong học tập, khi ốm đau không có ai bên cạnh tôi phải cố nuốt miếng cơm "đắng" cho qua bữa.
Thế đấy, xa mẹ, chúng tôi chịu nhiều thiệt thòi nhưng lại trưởng thành hơn, chững chạc hơn. Mẹ thường hay khen tôi, dạo này biết lo cho mẹ, biết hỏi han sức khỏe và còn gửi tiền về sửa cái mái nhà bị dột sau cơn giông bão...
Còn có những du học sinh khóc thầm
Vì đi học xa, có những nơi xa nửa vòng trái đất nên chi phí về nhà rất đắt đỏ, không phải ai cũng có điều kiện để về quê hương nghỉ hè.
Trong khi có nhiều sinh viên đang vui sướng thu dọn vali, quần áo, quà cáp để về quê, thì còn có những du học sinh phải khóc thầm vì tủi thân. Có những đứa con xa quê vì muốn tiết kiệm chút tiền cho bố mẹ, nên đành lòng không quay về đón hè cùng gia đình.
Khi xa quê trong cái thời gian dài đằng đẵng này, phần nào hiểu được nỗi nhớ, nỗi chán, sáng quay ra cửa, rồi quay vào chả biết làm gì.
Họ lẳng lặng nhìn những du học sinh khác xách vali tung tăng, rồi quay vào căn phòng khóc nức nở, có người thì giấu đi để khóc thầm cho riêng mình. Nhớ mẹ, muốn quay về bên mẹ, bên gia đình và bạn bè là điều không thể tránh khỏi mỗi khi hè về.
Tất cả du học sinh chúng tôi dù gì đi chăng nữa thì vẫn muốn mình quay về bên gia đình bạn bè, quê hương, đất nước.
Theo Trí Thức Trẻ
Đã có hơn 100.000 chữ ký kêu gọi Mỹ trừng phạt Trung Quốc Đến ngày 27.5, đã có trên 100.000 người ký tên vào thỉnh nguyện thư phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, kêu gọi Nhà Trắng xem xét các biện pháp pháp trừng phạt cứng rắn đối với Bắc Kinh. Thanh niên, sinh viên VN ở San Francisco (Mỹ) biểu tình phản đối Trung Quốc - Ảnh: Linh Khổng...