Canada lần đầu không kích IS ở Syria
Quân đội Canada hôm qua thực hiện đợt không kích đầu tiên ở Syria, hỗ trợ cho chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu.
Một chiến đấu cơ F-18 của Canada. Ảnh: Royal Canadian Air Force.
Hai chiến đấu cơ F-18 không kích vào một vị trí của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở gần thành phố Raqqa rồi trở về căn cứ an toàn, AFP dẫn thông báo từ quân đội Canada cho hay. Đợt tấn công được thực hiện cùng một nhóm 10 phi cơ, trong đó có 6 máy bay Mỹ.
“Lần không kích này thể hiện quyết tâm vững chắc của chính phủ chúng tôi trong việc đối phó mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố với Canada, đồng thời thúc đẩy an ninh và ổn định quốc tế”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Canada Jason Kenney nói.
Video đang HOT
Canada trước đó chỉ không kích IS giới hạn trong lãnh thổ Iraq. Quốc hội Canada cuối tháng trước bỏ phiếu cho phép kéo dài chiến dịch không kích và mở rộng hoạt động trên sang Syria. Phe đối lập phản đối bởi họ cho rằng Ottawa không nên đóng góp thêm vào cuộc chiến tranh kéo dài và phức tạp này.
Canada tham gia không kích IS ở Iraq lần đầu hồi tháng 11 và đã điều động khoảng 70 lính đặc nhiệm huấn luyện các lực lượng người Kurd ở miền bắc Iraq.
Như Tâm
Theo VNE
Lần đầu phát hiện bức xạ Fukushima ở bờ biển Bắc Mỹ
Bức xạ từ sự cố nhà máy điện Fukushima (Nhật Bản) năm 2011 lần đầu tiên được phát hiện ở vùng bờ biển Bắc Mỹ.
Trẻ em ở tỉnh Fukushima được quét bức xạ - Ảnh: Reuters
Reuters hôm nay 7.4 đưa tin nhà khoa học Ken Buesseler thuộc Viện Hải dương học Woods Hole vừa cho hay một lượng nhỏ chất Cesium-134 và Cesium-137 vừa được phát hiện trong các mẫu thu thập được từ bờ biển của thị trấn Ucluelet, đảo Vancouver thuộc tỉnh British Columbia (Canada).
Buesseler nói ông hy vọng mức cesium thấp tương tự cũng sẽ được tìm thấy ở các vùng bờ biển Bắc Mỹ khác, cụ thể là bờ tây Mỹ từ tiểu bang Washington đến California. "Càng đến gần bờ biển, việc dự đoán sự lan rộng của bức xạ càng phức tạp hơn", ông nói.
Song, mức độ chất phóng xạ vừa được phát hiện rất thấp. Để so sánh, Viện Woods Hole cho biết mức hấp thụ chất phóng xạ mỗi ngày trong vùng nước biển quanh đảo Vancouver trong vòng một năm thấp hơn 1.000 lần so với một lần điều trị nha khoa bằng tia X-quang.
Dù với mức độ thấp, không gây nguy hại đến con người và sinh vật biển, Buesseler vẫn cảnh báo về mức độ nguy hiểm của chất phóng xạ: "Các đại dương cần được theo dõi sau khi lượng ô nhiễm phóng xạ lớn nhất trong lịch sử vô tình được phát tán".
Reuters cho biết thêm, cuối tháng 11.2014, Woods Hole báo cáo bức xạ từ vụ Fukushima được tìm thấy ngoài khơi cách bờ biển bắc California 160 km, song chưa được tìm thấy ở vùng bờ biển.
Vào tháng 3.2011, trận động đất và sóng thần Sendai gây ra một loạt các sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, cách thủ đô Tokyo (Nhật Bản) 209 km về hướng đông bắc. Đây là vụ rò rỉ phóng xạ lớn nhất thế giới từ sau thảm họa nguyên tử Chernobyl năm 1986, làm ô nhiễm nước, thức ăn và không khí, khiến 160.000 người dân sống quanh khu vực này phải dời đi.
Các thử nghiệm đo bức xạ ngoài khơi bờ biển của Nhật Bản sau thảm họa năm 2011 ra kết quả 50 triệu Becquerels (đơn vị đo cường độ phóng xạ) trên mỗi m3.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Phiến quân IS lần đầu tấn công Thủ đô Syria Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tràn vào khu trại tị nạn Yarmouk nơi có hơn 18.000 người Palestines đang sống, ở Thủ đô Damascus, Syria. Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tràn vào khu trại tị nạn Yarmouk nơi có hơn 18.000 người Palestine đang sống, ở Thủ đô Damascus, Syria. Những nhà hoạt động xã...