Canada đất nước bốn mùa vui
Một đất nước xinh đẹp và thanh bình, cộng với nền giáo dục tiên tiến và cơ hội nghề nghiệp rộng mở…
Canada xứng đáng là điểm đến của rất nhiều sinh viên năng động.
Nền văn hóa đa dạng
Canada có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Đại đa số cư dân nói tiếng Pháp của Canada sinh sống ta?i vùng Quebec. Lịch sử Canada được hình thành với sự giao thoa về văn hóa giữa người bản địa và hai đất nước châu Âu là Pháp và Anh. Hơn thế nữa, Chính phủ luôn quan tâm khuyến khích phat triê?n nền văn hoá đa sắc tộc. Hầu như mọi sắc tộc trên thế giới đều hiện diện ở Canada nhưng bản sắc văn hóa của mỗi dân tộcc luôn được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Vi` vậy hầu hết các loại thức ăn, các hoạt động giải trí cùng với nền văn hoá đặc thù của các dân tộc đều hiện diện và thăng hoa ở đất nước này. Chính những nét đặc biệt về văn hóa đã hỗ trợ và củng cố sự tự tin cho những du học sinh lần đầu xa nhà. Ngoài ra còn có các câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khóa tạo điều kiện cho du học sinh phát triển kỹ năng, khám phá bản thân và thích nghi với cuộc sống đa văn hóa của đất nước Canada thanh bình.
Rất dễ dàng để hòa nhịp cuộc sống ở Canada bằng các hoạt động ngoại khóa
Cơ sở hạ tầng hiện đại
Video đang HOT
Canada có một hệ thống giao thông rất tốt. Người dân có thể dễ dàng đi lại giữa các thành phố lớn của Canada thông qua các phương tiện giao thông công cộng phổ biến như máy bay, phà, xe buýt công cộng, taxi, tàu hỏa và các phương tiện cá nhân. Ở những thành phố lớn như Montreal, Toronto, người dân có thể yên tâm nhiều hơn khi nhiệt độ hạ xuống thấp vào mùa đông nhờ vào hệ thống sưởi được lắp đặt tại hầu hết những điểm giao thông công cộng.. Ngoa`i ra, các trường học co`n lăp đă?t lo` sươ?i cho cac lôi đi bô? tư` cac to`a nha` đên ký túc xá.
Nền giáo dục chất lượng cao
Phần lớn những trường đại học và cao đẳng tại Canada đều cung cấp các khóa học và ngành đào tạo đa dạng, đặc biệt chú trọng tới những chuyên ngành kỹ thuật cao đang thiếu nhân tài trên toàn cầu như năng lượng, công nghệ hóa sinh, kỹ thuật… Với sự đầu tư lớn hàng năm từ Chính phủ và địa phương, nền giáo dục của Canada được đánh giá là tốt nhất trong khối các quốc gia G8.
Tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học tại Canada tăng đáng kể trong những năm gần đây
Chi phí học tập sinh hoạt phù hợp khả năng tài chính
Ước tính học phí cho một năm học tại Canada vào khoảng US$10.000-$15.000, cộng với chi phí sinh hoạt khoảng US$7.000-$10.000, được cho là rẻ nhất trong khối Thịnh vượng chung khi so sánh với Mỹ, Anh, Úc và New Zealand.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Theo ông Audri Mukhopadhyay – Tổng Lãnh sự Canada tại thành phố Hồ Chí Minh: “Với bằng cấp từ các trường học của Canada, sinh viên quốc tế hoàn toàn có đủ trình độ và khả năng tham gia vào môi trường lao động toàn cầu.” Bên cạnh đó, Chính phủ và nhà trường tạo điều kiện để du học sinh quốc tế ở lại làm việc hợp pháp tại Canada tối đa 3 năm sau khi tốt nghiệp để có thêm kinh nghiệm làm việc phù hợp với chuyên môn đã chọn (tại Mỹ là 1 năm – PV). Thông tin tham khảo thêm về cơ hội làm việc tại Canada được cập nhật đầy đủ ở các trang web www.duhoc-o-canada.com, www.cic.gc.ca vàwww.educationau-incanada.ca.
Triễn lãm giáo dục Canada sẽ diễn ra vào lúc 9h đến16h ngày Chủ nhật 07-10-2012, tại khách sạn Intercontinental, góc Hai Bà Trưng, Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM. Đến với triển lãm, khách tham quan sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với đại diện của 70 trường từ Canada, trực tiếp đặt câu hỏi với viên chức Sở Di trú về việc xin thị thực du học, giao lưu với cựu du học sinh ưu tú và chụp hình lưu niệm với các phong cảnh nổi tiếng ở Canada và nhận những phần quà xinh xắn từ Ban tổ chức.
M.Lan
Theo mực tím
"Tị nạn" giáo dục
Nhiều trí thức hàng đầu hội tụ để đóng góp ý kiến xây dựng một nền giáo dục tiên tiến cho đất nước.
Giáo sư Chu Hảo khẳng định nền giáo dục của chúng ta đang đi lạc đường, còn Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng nền giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi ràng buộc các ý thực hệ cứng nhắc.
Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình quan tâm đến chính sách đãi ngộ cho giáo viên, bởi vì đây chính là yếu tố căn bản để người thầy gắn bó, tận tâm với nghề. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đề xuất việc xuất bản sách giáo khoa nên để nhiều nhóm tác giả và nhà xuất bản cạnh tranh mới có sản phẩm đạt chất lượng cao.
Những ý kiến nêu ra tại hội thảo đổi mới giáo dục diễn ra hôm 29.9 đều tâm huyết, xác thực và quyết liệt.
(Ảnh minh họa)
Thực ra, những ý kiến này không phải là phát hiện mới mẻ, tuy nhiên, dù được đưa ra tại nhiều hội nghị, hội thảo về giáo dục, nhưng nó vẫn còn mới là vì cái cũ chưa được thay đổi. Các bậc trí thức uy tín có trách nhiệm với nền giáo dục của đất nước cho nên rất có trách nhiệm với những phát ngôn của mình. Việc khẳng định "một nền giáo dục đi lạc đường" hoặc "khủng hoảng triền miên" có thể gây sốc cho những người quản lý giáo dục, nhưng đó là lời nói trung thực của tấm lòng, đúng đắn của khoa học, cho nên không thể không lắng nghe.
Tư duy cứng nhắc khiến cho nền giáo dục Việt Nam bị khủng hoảng mà Giáo sư Hoàng Tụy đề cập đến tưởng cũng cần phải phân tích một cách khách quan, khoa học để điều chỉnh để có được một nền giáo dục khai phóng phát triển. Chúng ta thường nói đến tư duy giáo dục áp đặt một chiều, đè nén suy nghĩ độc lập, triệt tiêu khả năng sáng tạo. Chúng ta thường nói đến một đường lối giáo dục khoa học xã hội nặng từ chương theo kiểu rập khuôn, lời thầy nói bao giờ cũng đúng, là bất biến, là chân lý.
Nếu thế giới này không có những bộ óc biết suy nghĩ ngược lại với những bộ óc cũ, không có những người dám "phá hủy sáng tạo" (khái niệm của Joseph Schumpeter - nhà kinh tế, chính trị học người Áo) thì làm sao con người đạt được những thành tựu vĩ đại mọi mặt như ngày hôm nay. Sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển hôm nay không phải là gì hơn ngoài một lằn ranh giữa một bên luôn luôn sáng tạo và đổi mới trong ánh sáng của văn minh, còn bên kia là bảo thủ, trì trệ.
Gần đây, nhiều gia đình cho con cái đi du học thường dùng cách nói là đi "tị nạn giáo dục". Có thể hơi quá lời nhưng dù sao cũng hàm chứa phần nào thực tế hiện nay. Một nền giáo dục đang bị lạc đường và khủng hoảng triền miên thì phải "tị nạn" là đúng rồi. Còn để cho con em không phải đi "tị nạn giáo dục" thì nền giáo dục của quốc gia phải sửa lại cho đúng đường.
Theo Lao động
PSB College khai trương cơ sở mới theo chuẩn quốc tế Trường Cao đẳng Quốc tế Cetana PSB Intellis (PSB College), đơn vị giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, vừa mới khánh thành cơ sở mới tại 144-146-148 Lê Lai, quận 1 (TP.HCM) vào ngày 22/9. Cơ sở mới là tòa nhà 14 tầng được trang bị hiện đại với diện tích sử dụng 3.000m2gồm phòng học, giảng đường và nhiều khu...