Canada cho phép thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng Covid-19
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 16/5 thông báo cơ quan chức năng nước này đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với loại vaccine phòng Covid-19 có tên Ad5-nCoV.
Đây là sản phẩm phối hợp với một công ty sinh học của Trung Quốc phát triển.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Nguồn: Global News)
Tại một cuộc họp báo ở Ottawa, ông Trudeau cho biết Cơ quan Y tế Canada đã “ bật đèn xanh” cho Trung tâm nghiên cứu vacccine thuộc Đại học Dalhousie bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại vaccine này.
Nhà lãnh đạo Canada nêu rõ nếu thử nghiệm thành công quốc gia Bắc Mỹ này có thể tự sản xuất và phân phối vaccine phòng Ccovid-19 trong nước. Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh: “Nghiên cứu và phát triển đòi hỏi thời gian, nhưng đây là thông tin đáng khích lệ”.
Ông Trudeau cho biết Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Canada sẽ phối hợp với các nhà sản xuất vaccine trong nước sẵn sàng sản xuất loại vaccine một khi thử nghiệm thành công.
Video đang HOT
Ngày 12/5 vừa qua, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada thông báo phối hợp với Công ty sinh học CanSino của Trung Quốc thúc đẩy quy trình sinh học và phát triển lâm sàng đối với sản phẩm vaccine Ad5-CoV tại Canada.
Đầu năm 2020, Trung Quốc cũng đã cấp phép cho CanSino thử nghiệm Ad5-CoV và đây là vaccine phòng Covid-19 đầu tiên chuẩn bị đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 ở người.
Tính đến ngày 16/5, Canada ghi nhận ít nhất 75.770 ca mắc Covid-19, trong đó có 5.677 ca tử vong do Covid-19. Cơ quan Y tế Canada đến nay đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng đối với 33 phương pháp điều trị hoặc chăm sóc bệnh nhận Covid-19.
Anh thử nghiệm trên người vaccine chống Covid-19 từ tinh tinh
Đại học Oxford, Anh, ngày 23-4, cho biết đang triển khai thử nghiệm trên người một loại vaccine chống Covid-19 tiềm năng, với mục tiêu là sẽ có một loại thuốc thành công vào cuối năm nay.
Ảnh: Getty Images.
Theo Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, trong số hơn 100 dự án nghiên cứu trên khắp thế giới để tìm ra một loại vaccine chống lại virus SARS-CoV-2, được Liên hợp quốc mô tả là con đường duy nhất để thế giới trở lại "trạng thái bình thường", có bảy dự án hiện đang được thử nghiệm lâm sàng trên người.
Các thử nghiệm như vậy đã được tiến hành ở Trung Quốc, Mỹ và dự kiến bắt đầu vào cuối tháng này tại Đức.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết, Chính phủ Anh ủng hộ mạnh mẽ công việc của Đại học Oxford và các thử nghiệm đầu tiên ở người bắt đầu vào thứ Năm, 23-4. Ông ca ngợi đây là "sự phát triển đầy hứa hẹn" và chỉ ra rằng thông thường sẽ phải mất "nhiều năm" để đạt đến giai đoạn phát triển vaccine như vậy.
Trong giai đoạn đầu tiên, một nửa trong số 1.112 tình nguyện viên sẽ nhận được vaccine tiềm năng chống lại Covid-19, nửa còn lại là một loại vaccine chống bệnh viêm màng não đã được cấp phép để đối chứng.
Các tình nguyện viên ở độ tuổi từ 18 đến 55, có sức khỏe tốt, chưa được xét nghiệm dương tính với Covid-19 và không mang thai hoặc cho con bú. Các nhà khoa học cũng chọn ra 10 người tham gia để tiêm hai liều vaccine thử nghiệm, cách nhau bốn tuần.
Nhóm của Giáo sư Sarah Gilbert hy vọng tỷ lệ thành công 80% và dự định sẽ sản xuất 1 triệu liều vào tháng 9 để phổ biến rộng rãi vào mùa thu nếu thành công. Nhưng các nhóm thực hiện nghiên cứu này cho biết trên trang web của họ rằng thời gian biểu này là "rất tham vọng" và có thể thay đổi.
Giám đốc y tế của chính phủ Anh Chris Whitty thừa nhận hôm 22-4 rằng, khả năng có vaccine trong năm nay là "cực kỳ nhỏ". "Nếu mọi người đang hy vọng nó sẽ đột ngột chuyển từ nơi chúng ta đang bị khóa sang nơi đột nhiên biến mất mọi thứ, đó là một kỳ vọng hoàn toàn phi thực tế", ông cảnh báo.
Phát triển vaccine từ adenovirus của tinh tinh
Vaccine của Đại học Oxford dựa trên adenovirus của loài tinh tinh, được biến đổi để tạo ra protein trong tế bào người nhằm chống lại Covid-19. (Adenovirus lần đầu được phát hiện từ năm 1953, gây bệnh cho động vật có vú, là một trong những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở người, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Người ta hy vọng vaccine sẽ dạy cho hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra protein và giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người.
Vaccine adenovirus phát triển một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với một liều duy nhất và không phải là virus sao chép, vì vậy không thể gây nhiễm trùng, giúp an toàn hơn cho trẻ em, người già và bệnh nhân mắc các bệnh tiềm ẩn như bệnh tiểu đường.
Chính phủ Anh vốn đang chịu sự chỉ trích của giới truyền thông về việc xử lý khủng hoảng, đã thành lập một đội đặc nhiệm vào cuối tuần trước để phối hợp các nỗ lực nghiên cứu và phát triển khả năng sản xuất hàng loạt vaccine ngay khi có sẵn.
Anh cũng đang hỗ trợ nghiên cứu vaccine tại Trường Imperial London, nơi hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào tháng 6. Nghiên cứu của họ tập trung vào một loại vaccine khai thác một nguyên tắc khác, sử dụng RNA, các phân tử truyền tin xây dựng protein trong tế bào, để kích thích hệ thống miễn dịch.
Tuần trước, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres cảnh báo: "Tìm một loại vaccine là cách khả thi duy nhất để đưa thế giới trở lại "tình trạng bình thường" và kêu gọi tăng tốc các dự án.
Hôm thứ Hai, 20-4, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi quyền truy cập "công bằng, hiệu quả và nhanh chóng" vào một loại vaccine chống Covid-19 nếu có thể tìm ra.
HOÀNG DƯƠNG
Chuyên gia Đức đưa ra dự báo gây choáng về thời gian kết thúc đại dịch SARS-CoV-2 Đại dịch Covid-19 do chủng mới của virus corona có tên gọi SARS-CoV-2 gây ra có thể sẽ kéo dài lâu hơn mọi dự đoán được đưa ra trước đó. Trái ngược với thực tế là bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona gây ra được cho là sẽ bị đánh bại trong vài tháng hoặc thậm chí vài tuần, mốc...