Canada “bật đèn xanh” cho quỹ ETF bitcoin đầu tiên trên thế giới
Purpose Investments Inc. đã được các cơ quan quản lý của Canada cho phép khởi động quỹ ETF bitcoin đầu tiên trên thế giới.
Purpose Investments Inc. đã được các cơ quan quản lý của Canada cho phép khởi động quỹ ETF bitcoin đầu tiên trên thế giới, mở ra cánh cửa để nhà đầu tư cá nhân tiếp cận dễ dàng hơn với một loại tiền điện tử đã bị các cơ quan quản lý “ngăn cản” trong nhiều năm.
Ủy ban Chứng khoán Ontario (OSC) đã bật đèn xanh cho Purpose Investments, chi nhánh quản lý tài sản của Purpose Financial LP, ra mắt Purpose Bitcoin ETF trên Sở giao dịch chứng khoán Toronto. Với mã BTCC, quỹ sẽ bắt đầu giao dịch vào ngày 18/2 và đầu tư trực tiếp vào bitcoin, cho phép nhà đầu tư cá nhân tiếp cận đồng tiền điện tử này mà không cần ví kỹ thuật số.
Giám đốc điều hành của Purpose Financial, ông Som Seif, một chuyên gia kỳ cựu về ETF, cho biết ông và nhóm của mình đã có các cuộc thảo luận riêng với OSC trong tám tháng qua để hoàn tất việc ra mắt ETF. Kể từ năm 2017, các cơ quan quản lý đã trở nên “yên tâm” hơn với loại tài sản này, khi ngày càng nhiều nhà đầu tư có tổ chức chấp nhận tiền điện tử và có nhiều cơ sở hạ tầng hơn để hỗ trợ tài sản này.
Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số không được hỗ trợ bởi bất kỳ ngân hàng trung ương nào. Ra mắt vào năm 2009, đồng tiền điện tử này đã thể hiện sự hiện diện mạnh mẽ trong năm 2017 khi đạt 20.000 USD, rồi để tuột dốc hơn 85% vào năm 2018.
Video đang HOT
Một sự hồi sinh ngoạn mục đã đưa giá bitcoin lên mức cao kỷ lục 40.000 USD vào đầu năm 2021 và đang hướng tới ngưỡng 50.000 USD. Tuy nhiên, đồng tiền kỹ thuật số này nổi tiếng là rất dễ biến động, với mức dao động giá hơn 30% trong một ngày.
Trong cơn sốt bitcoin hồi năm 2017 và đầu năm 2018, các ETF của Canada và Mỹ đã đối đầu với nhau khi cố gắng khởi động ETF bitcoin đầu tiên của Bắc Mỹ. Tại Mỹ, hơn 10 công ty đầu tư đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch (SEC) xin cấp phép hoạt động ETF bitcoin. Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ nhiệm Chủ tịch SEC mới đang làm dấy lên hy vọng rằng một ETF bitcoin có thể được phê duyệt vào năm 2021.
BTCC có phí quản lý 1% và quỹ sẽ theo dõi chỉ số TradeBlock XBX, sử dụng một thuật toán để tính giá hợp nhất của bitcoin mỗi giây./.
VinMart, VinMart+ huy động 1.500 tỷ đồng trái phiếu
Công ty VinCommerce, chủ sở hữu và vận hành chuỗi siêu thị VinMart, VinMart , vừa huy động xong 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu với kỳ hạn 5 năm.
Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce mới đây đã có thông báo về việc phát hành xong 1.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5 năm cho nhà đầu tư. Đây là loại trái phiếu có đảm bảo, được trải lãi định kỳ 3 tháng/lần. Ngày hoàn thành đợt chào bán là 25/1.
Đây không phải lần đầu doanh nghiệp này huy động lô trái phiếu với giá trị lớn như trên. Theo báo cáo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính trong nửa đầu năm 2020, VinCommerce cũng đã huy động hơn 2.700 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9,9%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất kỳ thứ 5-8 áp dụng mức 10,9%/năm và các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu cộng 3,9%/năm.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh sơ bộ gửi tới HNX, tính đến cuối tháng 6/2020, doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu 4.122 tỷ, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 3,18 lần, tương đương mức nợ phải trả vào khoảng hơn 13.000 tỷ đồng. Cũng giai đoạn này, chủ sở hữu chuỗi VinMart và VinMart lỗ sau thuế 1.787 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 của Tập đoàn Masan công bố mới đây, VinCommerce đã ghi nhận lần đầu có lãi EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) dương trong quý IV/2020.
Chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart hiện vận hành dưới sự quản lý của Tập đoàn Masan. Ảnh: Việt Đức.
Cụ thể, tính riêng 3 tháng cuối năm 2020, chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart ghi nhận 7.300 tỷ đồng doanh thu, nhờ việc cắt giảm được lượng lớn chi phí do đóng các cửa hàng hoạt động không hiệu quả, VinCommerce ghi nhận lợi nhuận EBITDA đạt 16 tỷ đồng, tương đương biên EBITDA 0,2%. Đây là quý đầu tiên kể từ khi đi vào vận hành nhà bán lẻ này ghi nhận con số EBITDA dương.
Cũng theo báo cáo, biên EBITDA của VinCommerce năm 2020 đã được cải thiện từ mức âm 4,8% quý I và âm 8,4% quý II do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đến quý III, chỉ số này tăng lên mức âm 3% và đạt mức dương 0,2% trong quý cuối năm. Tuy vậy, tính chung cả năm 2020, chuỗi bán lẻ này vẫn ghi nhận mức EBITDA âm 1.234 tỷ, tương đương tỷ suất âm 4%.
Trong năm, VinCommerce đã đóng cửa 744 cửa hàng VinMart và 12 siêu thị VinMart hoạt động không hiệu quả, đồng thời mở mới 84 cửa hàng VinMart và 2 siêu thị VinMart.
Liên quan tới hoạt động huy động trái phiếu tại Masan và các công ty thành viên, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Masan, năm 2020 vừa qua tập đoàn này cùng các công ty thành viên đã tăng vay nợ thêm hơn 21.200 tỷ đồng qua kênh trái phiếu.
Trong đó bao gồm gần 16.200 tỷ trái phiếu không có đảm bảo và trên 5.000 tỷ đồng trái phiếu có đảm bảo. Masan cũng thuộc nhóm doanh nghiệp có số dư phát hành trái phiếu lớn nhất thị trường năm qua.
Ngoài Masan, nhóm doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ trái phiếu nhất năm qua còn có Vingroup và các công ty thành viên, Sovico Holdings, Novaland, TNR Holdings và một số ngân hàng lớn...
Việc tăng huy động trái phiếu kể trên cùng gia tăng dư nợ vay ngắn hạn tại các ngân hàng khiến tổng vay và nợ thuê tài chính đến cuối năm 2020 của Masan đã lên tới hơn 62.000 tỷ, tăng gấp đôi so với đầu năm và chiếm hơn một nửa nguồn vốn của doanh nghiệp.
Cổ phiếu HHP "chuyển nhà" sang sàn HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc chấp thuận hủy niêm yết tự nguyện đối với 18 triệu cổ phiếu mã HHP của Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng. Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa ra thông báo hủy niêm yết đối với cổ phiếu VIX của CTCP Chứng khoán VIX vào ngày...