Cần thực hiện bình ổn giá cả để giá sách giáo khoa không quá cao
Qua khảo sát cho thấy tuy đơn giá tính trên mỗi trang in biến động không nhiều nhưng giá của cả bộ SGK mới có cao hơn giá của cả bộ SGK lớp 1 hiện hành từ 3,3 lần đến 3,7 lần.
Trong chương trình Phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc thực hiện, triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội vể đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Báo cáo tại Phiên họp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc thực hiện, triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đạt được những kết quả nhất định.
Kết quả chuẩn bị sách giáo khoa (SGK) đến nay đã triển khai tốt việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa được 9 đầu sách giáo khoa lớp 1, kịp thời triển khai chương trình mới từ năm học 2020-2021.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, vẫn còn nhiều khó khăn do đây là một vấn đề lớn. Lần đầu tiên, chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới lần đầu tiên được áp dụng nên gặp nhiều khó khăn từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện.
Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày báo cáo tại phiên họp (ảnh: Quốc hội)
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất cũng còn nhiều khó khăn. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không đồng đều, còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp tiểu học.
Số lượng các trường lớn, trải rộng khắp cả nước, ngân sách nhà nước đầu tư chung cho giáo dục đào tạo còn hạn chế nên điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là khó khăn rất lớn trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới của các địa phương…
Thẩm tra báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nêu rõ, những kết quả đạt được sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 88 và 3 năm thực hiện Nghị quyết 51 của Quốc hội thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ và các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, đối chiếu với Nghị quyết 88, việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đã chậm 2 năm. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện được nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa lớp 1; việc tập huấn giáo viên đại trà mới bắt đầu triển khai; chất lượng tập huấn một số cuộc, theo phản ánh của nhiều cán bộ, giáo viên, cũng còn hạn chế…
Đáng quan tâm, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho rằng, báo cáo của Chính phủ không nêu vấn đề giá SGK nhưng đây là vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm. Hiện nay, các sách giáo khoa lớp 1 đã phát hành là sách giáo khoa xã hội hóa do các nhà xuất bản công lập tự chủ tài chính phát hành. Do đó, vấn đề giá bán SGK cần được Chính phủ quan tâm thích đáng.
Qua khảo sát cho thấy tuy đơn giá tính trên mỗi trang in biến động không nhiều nhưng giá của cả bộ SGK mới có cao hơn giá của cả bộ SGK lớp 1 hiện hành từ 3,3 lần đến 3,7 lần (SGK mới có giá từ 179.000 đ/bộ đến 199.000 đ/bộ bao gồm cả SGK điện tử, trong khi SGK hiện hành có giá là 54.000 đ/bộ). Nguyên nhân sự chênh lệch giá là do bộ SGK lớp 1 mới có số lượng quyển nhiều hơn, kỹ thuật trình bày, in ấn có thay đổi so với bộ SGK hiện hành.
Để đảm bảo chính sách xã hội hóa trong biên soạn và phát hành SGK đạt được kết qua tốt, Ủy ban thẩm tra đề nghị Bộ GDĐT nghiên cứu chỉ đạo các nhà xuất bản về việc giảm giá bán SGK một cách hợp lý trên cơ sở điều chỉnh hình thức và kỹ thuật in ấn phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội chung của đất nước.
Bên cạnh đó, cho đến nay, Bộ GDĐT chưa hoàn thành việc tổ chức, biên soạn một bộ SGK theo yêu cầu của Nghị quyết 88. Theo Báo cáo của Chính phủ, tháng 3-2019, Bộ GDĐT đã tổ chức đấu thầu để tuyển chọn tác giả biên soạn bộ SGK nhưng do số tác giả tham gia đấu thầu không đủ nên không tổ chức biên soạn được bộ SGK theo yêu cầu của Nghị quyết 88. Nguyên nhân của tình trạng trên là do dù có kế hoạch tổng thể, nhưng Bộ GDĐT chưa hình dung hết quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
Video đang HOT
Thảo luận tại Phiên họp, một số ý kiến cho rằng, việc xã hội hóa sách giáo khoa là một xu thế tiến bộ, phù hợp với xu thế của thế giới nhưng việc thực hiện bộ sách mới của nhà nước còn chậm.
Đặc biệt, giá sách giáo khoa tăng lên 2,3 lần so với trước khi xã hội hóa, nên cần thực hiện bình ổn giá cả sách giáo khoa để không quá cao, không ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa…
"Ngân sách định dùng để làm sách giáo khoa có thể đầu tư cho GD miền núi"
Ngân sách định dùng để làm sách có thể thu lại hoặc để đầu tư cho trang thiết bị giáo dục hay cho giáo dục miền núi.
Đó là ý kiến của PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc Bộ GD&ĐT không biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Chiều 16/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ báo cáo tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện, triển khai Nghị quyết 88/2019/QH14 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Về việc biên soạn một bộ sách giáo khoa sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới (16 triệu USD), ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch biên soạn một bộ SGK (do Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện) theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tuy nhiên, qua 2 lần đấu thầu, Bộ GD&ĐT không tuyển chọn đủ tác giả để biên soạn bộ SGK chuẩn vì hầu hết chuyên gia đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai công việc.
Về điều này, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa IX, đại biểu Quốc hội 5 khóa (VII, VIII, IX, X, XI) cho rằng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xã hội hóa làm sách nghiêm túc.
Do vậy, hiện nay chúng ta có 5 bộ SGK đạt yêu cầu nên không cần tiêu tốn tiền ngân sách làm bộ thứ 6 để dự phòng nữa.
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Thưa PGS.TS, bà đánh giá thế nào về bước đầu triển khai xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản SGK của ngành GD&ĐT trong thời gian qua?
Việc thực hiện một chương trình có một số SGK tiến hành trên quan điểm đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29-NQ/TW.
Nếu làm được, sẽ phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, nhất là đội ngũ nhà giáo có kinh nghiệm dạy học, có nhận thức, hiểu biết về đổi mới tham gia biên soạn sách.
Đội ngũ biên soạn SGK đông đảo, nhờ đó trẻ em được tiếp xúc kiến thức đa dạng. Tôi cho rằng, chủ trương này rất đúng.
Quan điểm về chương trình và SGK đã có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, vai trò SGK rất quan trọng. Nhưng hiện nay, chúng ta thấy rõ bản chất vấn đề, rằng chương trình mới quyết định.
Do tầm quan trọng của chương trình nên Nhà nước, mà cụ thể là Bộ GD&ĐT phải tổ chức hoạt động xây dựng chương trình, tổ chức hội đồng thẩm định SGK.
Được trực tiếp tham gia vào quá trình này cũng với rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo có kinh nghiệm, uy tín, tôi thấy rằng, cả hai hoạt động đều được Bộ GD&ĐT tổ chức tốt, có trình tự, nghiêm túc, khách quan và sẵn sàng tiếp thu ý kiến để chỉnh sửa.
"Cánh diều" là bộ SGK xã hội hóa đầu tiên thực hiện hóa Nghị quyết số 88/2014 của Quốc hội.
Cá nhân tôi cho rằng, cả 5 bộ SGK được Bộ GD&ĐT thẩm định đều đạt yêu cầu. Tất nhiên, không có gì hoàn hảo ngay từ đầu cả, các thành viên tham gia đã cố gắng tối đa, còn chất lượng, hiệu quả, tác động đến đâu, thực tiễn sẽ trả lời.
Sau này, khi thử thách vào thực tiễn, chúng ta phải đợi và không ai cấm Bộ GD&ĐT khi thấy gì chưa hợp lý thì có thể chỉnh sửa, bổ sung.
Cái chính là không đặt SGK quan trọng nhất nên giáo viên, nhà trường hoàn toàn có quyền chọn cái gì tốt, phù hợp nhất để đưa vào giảng dạy.
Quan điểm của bà ra sao nếu tiếp tục giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK bằng tiền ngân sách nhà nước để "chủ động triển khai chương trình GDPT mới" theo quy định của Nghị quyết 88?
Chúng ta đều biết, xưa nay Bộ GD&ĐT biên soạn sách bằng tiền ngân sách. Khi bàn về việc triển khai thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, vấn đề chính được đặt ra tại thời điểm đó là, chúng ta chưa dự báo được xã hội có tham gia đầu tư cho viết SGK hay không.
Vì thế, mới đưa ra phương án có thể Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị, tổ chức viết một bộ SGK, phòng trường hợp không ai tham gia xã hội hóa biên soạn SGK. Lịch sử của vấn đề là như vậy.
Còn trong trường hợp phương án xã hội hóa được hưởng ứng, những nhà đầu tư chấp nhận rót vốn vào giáo dục thì nhà nước không cần chi ngân sách nữa.
Giờ mới vỡ lẽ, thì ra xã hội ta có không ít tổ chức, cá nhân hăng hái, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục và cụ thể là viết SGK.
Chúng ta nhìn vào nhiều nước trên thế giới, muốn phát triển chất lượng giáo dục đều phải xã hội hóa.
Việc giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK trong giai đoạn đầu là phương án dự phòng.
Đối chiếu với mục đích ban đầu và nhu cầu của thực tiễn hiện nay, rõ ràng, việc tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK bằng ngân sách nhà nước là không cần thiết.
Bộ sách "Kết nối" của NXB Giáo dục Việt Nam
Vậy, để giải quyết bài toán Nghị quyết 88 của Quốc hội giao "Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK", bà có đề xuất gì?
Như đã nói ở trên, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xã hội hóa làm sách nghiêm túc, bởi thế hiện nay chúng ta đã có 5 bộ SGK đạt yêu cầu. Vì vậy, rõ ràng không cần tiêu tốn tiền ngân sách làm bộ thứ 6 để dự phòng nữa.
Chưa kể, trực tiếp tham gia biên soạn các bộ SGK lớp 1 vừa rồi đều là những người giàu kinh nghiệm, cố gắng và am hiểu.
Nếu vẫn giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK nữa, vẫn phải huy động những nhà khoa học, nhà giáo đó thôi.
Nghị quyết 88 quy định dự phòng phương án Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Tuy nhiên, kết quả thực tiễn hiện nay đã trả lời, dự phòng không cần nữa thì nên thôi. Làm gì cũng cần dựa vào thực tiễn.
Nghị quyết cũng để vào thực tiễn, để thực hiện công việc tốt hơn. Thay đổi xuất phát từ thực tiễn là điều rất cần.
Ta tiết kiệm được ngân sách nhà nước và rút ra được một bài học rất tâm đắc, đó là giáo dục có thể xã hội hoá được. Qua lần này, nếu có quan điểm tốt, cơ chế, chính sách tốt, thì nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng đầu tư xã hội hóa cho giáo dục và giáo dục triển khai xã hội hóa có khả năng thành công.
Tôi tin sự sáng suốt của Quốc hội khi nghe Bộ GD&ĐT trình bày rõ ràng, thẳng thắn về vấn đề này.
Ngân sách định dùng để làm sách có thể thu lại hoặc để đầu tư cho trang thiết bị giáo dục hay cho giáo dục miền núi.
Giáo dục Việt Nam còn cần đầu tư nhiều lắm, ngay như chi cho đào tạo lại cho giáo viên, bồi dưỡng thực sự, bồi dưỡng tri thức, nhận thức của họ kĩ hơn, nhằm thay tư duy của họ, với kiến thức mới hơn, tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Không nên chi gần 400 tỉ từ ngân sách để biên soạn thêm một bộ SGK GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, thay vì Nhà nước bỏ tiền ra làm SGK như trước kia, nên huy động các tổ chức, các chuyên gia biên soạn. Theo Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 đến lớp 12 cho chương...