Cẩn thận biến chứng hôn mê gan nguy hiểm
Hôn mê gan là biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân – ẢNH: BVCC
Hôm 30.4, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) thông tin, ông M.V.V (54 tuổi, ở An Giang) bị hôn mê gan đã được Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của bệnh viện hồi sức cứu sống thành công.
Ông V. được phát hiện bị viêm gan siêu vi B cách đây hai năm. Bệnh nhân uống thuốc theo toa kèm thuốc nam tự mua được vài tháng sau đó bỏ ngang việc điều trị.
Cách đây 3 tháng, bệnh nhân được chẩn đoán bị xơ gan và cũng tự uống thuốc nam không rõ loại. Đến một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân thấy đau lưng nhiều và đã đi bác sĩ tư khám bệnh, được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống thắt lưng và được chích thuốc, uống thuốc giảm đau không rõ loại.
Sau đó, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, nôn ói, tiêu phân đen sệt. Cho đến khi người nhà phát hiện ông V. hôn mê tại giường, lay gọi không dậy mới hốt hoảng đưa nhập viện bệnh viện địa phương, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhân dân 115.
Bệnh nhân đã được đặt nội khí quản, thở máy.
Video đang HOT
Qua thăm khám và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ xác định ông V. bị hôn mê gan, xơ gan, viêm gan siêu vi B mạn tính, có xuất huyết tiêu hóa trên nghi do loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp.
Bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115.
Sau sáu ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt, dần phục hồi sức khỏe.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Huyền, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115: Xơ gan là bệnh lý gan mạn tính gây suy giảm chức năng tế bào gan và có biến chứng hôn mê gan rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong
Người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường cần lập tức đến các trung tâm y tế chuyên khoa, uy tín để thăm khám.
“Đặc biệt, cần hỏi có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, kết hợp các loại thuốc đông tây y”, bác sĩ Huyền khuyến cáo.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Huyền, người bệnh gan cần tránh làm nặng thêm tình trạng suy tế bào gan bằng cách tránh dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, ăn uống dư protein.
Ngoài ra cần tránh bị táo bón bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả…).
Nên chích ngừa vắc xin cúm định kỳ để hạn chế bị nhiễm trùng.
Theo Thanh niên
Tự điều trị viêm gan bằng thuốc nam, bệnh nhân hôn mê sâu
Sau khi bác sĩ chẩn đoán bị viêm gan, nam bệnh nhân được kê toa sử dụng thuốc theo chỉ định. Tuy nhiên, sau thời gian uống thuốc thấy diễn tiến chậm, người bệnh đã bỏ điều trị, tự ý sử dụng thuốc nam không rõ loại dẫn tới nguy kịch tính mạng vì hôn mê gan.
Ngày 29/4, thông tin từ Bệnh viện Nhân Dân 115, TPHCM cho biết, tại đây đang điều trị cho một trường hợp bị Hội chứng não - gan rất nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân là M.V.V. (54 tuổi ngụ tại An Giang) được chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực Chống độc trong tình trạng hôn mê sâu.
Ông V. suýt mất mạng vì tự ý điều trị viêm gan bằng thuốc nam không rõ loại
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình được biết, cách đây 2 năm ông M.V. được bệnh viện địa phương chẩn đoán bị viêm gan siêu vi B. Người bệnh được bác sĩ kê toa, điều trị theo liệu trình. Thấy sức khỏe bình phục chậm, bệnh nhân tự kết hợp toa thuốc bác sĩ kê với thuốc nam. Sau đó, bệnh nhân bỏ hoàn toàn thuốc theo đơn, tự ý điều trị bằng thuốc nam không rõ loại. Cách đây 3 tháng, khi sức khỏe diễn tiến xấu, bệnh nhân đi thăm khám thì được chẩn đoán bị xơ gan.
Tuy nhiên, thay vì điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lại tự uống thuốc nam không rõ loại. Cách nhập viện 2 ngày, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, ôn ói, tiêu phân đen sệt, ngủ gà, tiếp xúc chậm. Khoảng 4 giờ sáng ngày nhập viện người nhà phát hiện bệnh nhân hôn mê tại giường, lay gọi không đáp ứng nên đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng hôn mê sâu.
Tại đây, người bệnh được đặt nội khí quản, thở máy, các kết quả xét nghiệm, siêu âm cho thấy ông V. bị hôn mê gan trên nền bệnh lý xơ gan viêm gan B mạn tính; xuất huyết tiêu hóa; tăng huyết áp, người bệnh được chỉ định hồi sức, điều trị nội khoa tích cực, nội soi cầm máu tại vị trí giãn tĩnh mạch đường tiêu hóa.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp đông tây y trong điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân xuất hiện co giật, tri giác không cải thiện, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, các bác sĩ phải tiến hành các bước hồi sức tích cực, theo dõi liên tục. Sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhân dần cải thiện, các chỉ số sinh hiệu ổn định, được cai máy thở, tri giác tỉnh táo.
Từ trường hợp trên, BS Nguyễn Thị Diệu Huyền, khoa Hồi sức Tích cực Chống độc khuyến cáo: "Xơ gan là bệnh lý gan mạn tính gây suy giảm chức năng tế bào gan; bệnh não gan hay còn gọi là hội chứng não gan là biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan gây nên. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh thậm chí có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu không được điều trị kịp thời. Để tránh nguy hiểm, người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường cần lập tức đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị".
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, kết hợp các loại thuốc đông tây y. Cần tránh làm nặng thêm tình trạng suy tế bào gan như dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, ăn uống dư protein. Ngoài ra cần tránh bị táo bón bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả...). Nên chích ngừa vắc xin cúm định kỳ để hạn chế bị nhiễm trùng thúc đẩy bệnh nhân vào bệnh não gan.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Ung thư tụy vì sao khó chữa nhất? BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh - Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, ung thư tụy là một trong những căn bệnh ung thư khó chữa nhất, tỉ lệ tử vong cao. Một trong những người nổi tiếng trên thế giới đã bị đánh gục bởi ung thư tuyến tụy, đó là Steve Jobs -...