Cận Tết, giá vú sữa bất ngờ lao dốc
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, những ngày cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, giá thu mua vú sữa ở tỉnh Cần Thơ bất ngờ giảm mạnh.
Giá thu mua vú sữa ở tỉnh Cần Thơ bất ngờ giảm mạnh.
Ông Nguyễn Út Em, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ cho biết, hiện giá vú sữa thương lái mua của các nhà vườn ở huyện Phong Điền chỉ khoảng 8.000 đồng/kg, giảm hơn nửa so với tuần trước.
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền lý giải: Do dịch bệnh nên thương lái e ngại không dám mua, có thu mua thì cũng chỉ ở mức cầm chừng. Với mức giá thấp như hiện nay thì nông dân trồng vú sữa sẽ gặp không ít khó khăn.
Thời điểm cuối tháng 1, vú sữa Lò Rèn và vú sữa tím tại được thương lái và các điểm thu mua với giá từ 20.000 – 22.000 đồng/kg, vú sữa bơ hồng từ 15.000 – 16.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ từ 6.000 – 7.000 đồng/kg.
Trước đó, dịp đầu vụ, vú sữa Lò Rèn và vú sữa tím được thu mua từ 50.000 – 55.000 đồng/kg, sau đó giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức cao.
Video đang HOT
Diện tích vú sữa ở huyện Phong Điền đang vào đợt thu hoạch rộ. Huyện có khoảng 1.500 ha trồng cây vú sữa, với sản lượng mùa vụ năm 2020 khoảng 17.000 – 18.000 tấn; trong đó còn chưa thu hoạch ước khoảng 5.000 – 7.000 tấn. Các nhà vườn dự kiến kéo dài thời gian thu hoạch sau Tết Nguyên đán.
Mùa vú sữa bắt đầu từ tháng 12 dương lịch, kéo dài qua Tết Nguyên đán. Những năm gần đây, vú sữa được tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới; từ đó nâng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Nông dân Lộc Hà hướng đích hơn 2.900 tấn lạc xuân
Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) gấp rút xuống giống vụ lạc xuân năm 2021 để đảm bảo lịch thời vụ.
Ông Trần Hoàng (thị trấn Lộc Hà) phấn đấu vài ngày tới sẽ hoàn thành làm đất 5 sào lạc.
Năm nay, gia đình ông Trần Hoàng ở tổ dân phố Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà) có kế hoạch làm 5 sào lạc vụ xuân. Nhà neo người, công việc đồng áng khá vất vả, nhưng nhờ chủ động trong các khâu sản xuất và quyết tâm hoàn thành việc xuống giống trước tết cổ truyền nên 3 ngày qua, ông Hoàng đã xuống giống xong 3 sào. 2 sào còn lại ông cũng đã cày bừa xong, đang bỏ phân, lên luống, phun thuốc diệt cỏ...; dự kiến khoảng 2 - 3 ngày nữa sẽ xong.
Người dân thị trấn Lộc Hà hoàn thành công đoạn cuối cùng của việc gieo trỉa lạc.
Cũng với tinh thần đó, ông Trần Hữu Thìn ở thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc đang gấp rút xuống giống các nương lạc 8 sào của gia đình.
Theo ông Thìn, việc xuống giống giai đoạn này không chỉ giúp ông và gia đình có nhiều thời gian nông nhàn ăn tết âm lịch mà nó còn đảm bảo kế hoạch sản xuất, giúp cây trồng phát triển tốt trong khoảng thời gian nắng ấm sắp tới, tránh được hạn hán khắc nghiệt vào giai đoạn thu hoạch (tháng 3 âm lịch).
Người dân xã Thịnh Lộc đã tiến hành gieo trỉa lạc xuân.
Ông Nguyễn Khắc Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc cho biết thêm: "Năm nay, xã Thịnh Lộc có kế hoạch sản xuất 190 ha lạc vụ xuân, chủ yếu ở các cánh đồng đất cát pha ven biển của các thôn Yên Điềm, Nam Sơn... Nhờ tập trung tuyên truyền, chỉ đạo, đôn đốc thường xuyên và diện tích sản xuất chủ yếu là đất cồn cạn nên đến thời điểm này, bà con đã xuống giống được 90 ha, trong đó có những thôn đã cơ bản gieo trỉa xong".
Không khí thi đua lao động sản xuất trên các cánh đồng lạc ở Lộc Hà.
Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2021, vựa lạc Lộc Hà sẽ sản xuất 1.091 ha, chủ yếu tập trung ở các xã ven biển có nhiều thế mạnh như: Thạch Châu với 230 ha, thị trấn Lộc Hà 190 ha, Thịnh Lộc 180 ha, Thạch Mỹ 150 ha, Bình An 150 ha...
Những ngày nắng ấm vừa qua, diện tích đất làm lạc đã được bà con nông dân cày bừa xong, trỉa 270 ha (đạt 25% KH). Mỗi ngày tiếp tục có thêm khoảng 30 - 50 ha nữa được xuống giống, phấn đấu hoàn thành gieo trỉa trước ngày 20/2.
Những diện tích trong kế hoạch sản xuất lạc xuân được người dân gấp rút cày bừa để xuống giống trước tết.
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà Võ Tá Bình cho biết thêm: "Để đạt năng suất dự kiến hơn 27 tạ/ha, tổng sản lượng hơn 2.900 tấn, chúng tôi khuyến khích bà con trỉa các loại giống chủ lực như: L14, V79 và tiếp tục mở rộng diện tích giống lạc TK10. Ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo để đảm bảo lịch thời vụ, tranh thủ đất đủ ẩm, trời ấm để gieo và kết thúc gieo trước ngày 20/2/2021; riêng các vùng lạc đồi, cồn bãi dễ gặp hạn thì tiến hành gieo trỉa kết thúc trước tết Nguyên đán".
Những ô thửa nhỏ trong các khu vực cồn cạn cũng được người dân đưa vào sản xuất lạc xuân.
Để đảm bảo vụ mùa thắng lợi, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và người nông dân ở Lộc Hà cũng đang tập trung quản lý phân bón, giống và các loại vật tư đầu vào; nghiêm túc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình trong sản xuất; tiến hành tiêu diệt chuột, ngăn ngừa sâu bệnh và hạn chế sự phá hoại của chim chóc, gia súc, gia cầm...
Xả lũ gây thiệt hại lớn, thủy điện nói "vô can" Nước xả lũ cuốn phăng hàng chục lồng bè nuôi cá trị giá hàng tỉ đồng của người dân nhưng lãnh đạo thủy điện Buôn Kuốp khẳng định "làm đúng quy trình" Ngày 3-12, cơ quan chức năng của huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tổ chức thống kê thiệt hại tài sản của người dân sống ven sông Sêrêpốk sau khi Nhà...