Cần tăng tính tự chủ trong nghiên cứu khoa học
Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân cho rằng, cần quan tâm đến việc đầu tư cho con người nhiều hơn, cần có cơ chế đột phát về đặt hàng nghiên cứu khoa học.
Chiều 3-6, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ KH&CN, Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Đại học (ĐH) Quốc gia TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, khẳng định Đảng và Nhà nước luôn xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhìn nhận vẫn còn nhiều hạn chế như hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ tuy đã có đổi mới song còn bất cập, chưa đồng bộ; phân bổ ngân sách chưa hợp lý; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa cao.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NGUYỄN NAM
Từ đó, ông Nghĩa đề nghị hội thảo tập trung thảo luận về giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng của các viện nghiên cứu, trường ĐH; đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; tăng cường mối liên kết giữa trường ĐH và doanh nghiệp để định hướng nghiên cứu có tính ứng dụng, thực tiễn cao…
Video đang HOT
Ông Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết sau 27 năm xây dựng và phát triển, từ ba trường ĐH thành viên nòng cốt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, đến nay ĐH Quốc gia TP.HCM đã trở thành trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong hầu hết lĩnh vực quan trọng như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, kinh tế luật…
Trong 10 năm qua, ĐH Quốc gia TP.HCM đã đào tạo gần 150.000 cử nhân cao đẳng, cử nhân ĐH, kỹ sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM, các tỉnh Nam bộ và cả nước. ĐH Quốc gia TP.HCM luôn dẫn đầu cả nước về số lượng các chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế.
Ông băn khoăn: “Liệu có phải tự chủ về tài chính và không nhận ngân sách chi thường xuyên? Kể cả khi trường ĐH đã tự chủ thì có thực sự được thực hiện hết các quyền tự chủ hay chưa, đã được thu mức học phí tính đúng, tính đủ chưa? Quy định về khối ngành, mã ngành đào tạo và việc mở mới các ngành đào tạo có còn phù hợp không? Cách tính chỉ tiêu dựa trên số lượng giáo viên, theo mét vuông đất, diện tích xây dựng có còn phù hợp?”.
Ông cũng chia sẻ suy nghĩ về tính tự chủ trong các nghiên cứu khoa học. “Quy trình cấp kinh phí, thực hiện và nghiệm thu đề tài khoa học như hiện nay có còn phù hợp hay không; liệu có cơ chế khoán, cơ chế đặt hàng cho các trường ĐH, các thầy cô thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học được không?” – ông đặt câu hỏi.
Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH&CN, cho biết sẽ tiếp thu những ý kiến trao đổi, thảo luận của các chuyên gia. “Những ý kiến trao đổi, thảo luận sẽ là những gợi ý quan trọng để ngành khoa học công nghệ nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giai đoạn tới” – ông Đạt nhấn mạnh.
Giảng viên đại học công lập: Người hơn 10 triệu, người 200 triệu/tháng
Tùy trường đại học công tác, bằng cấp, vị trí làm việc mà giảng viên có thu nhập khác nhau. Cùng trình độ có người nhận hơn 10 triệu/tháng, nhưng có người nhận hàng trăm triệu/tháng.
Chia sẻ với VietNamNet, một thạc sĩ công tác ở một trường ĐH thành viên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay hiện ở trường ông, mức lương là hệ số nhân với mức lương bản nhà nước quy định. Còn thu nhập thì vô chừng, vì có thu nhập từ nghiên cứu khoa học nhưng năm có, năm không và tiền giảng dạy. Riêng tiền giảng dạy, hiện nhà trường trả 60.000 đồng/tiết.
Có hơn 23 năm công tác, với trình độ thạc sĩ, ông cho biết nếu chỉ tính lương thì hiện nhận được 10,6 triệu/tháng. Khoản 10,6 triệu đồng = Lương phụ cấp chức vụ phụ cấp thâm niên phụ cấp ưu đãi phụ cấp vượt khung = [HS lương HS chức vụ (HS lương HS chức vụ ) x % phụ cấp thâm niên (HS lương HS chức vụ ) x % Phụ cấp ưu đã (HS lương hệ số chức vụ) x % phụ cấp vượt khung] x lương. Đối với tiền giảng dạy, ông được khoảng 5 triệu đồng (1 tiết được trả 60.000 đồng). Như vậy tổng thu nhập 1 tháng thấp nhất được khoảng 16 triệu đồng.
Còn tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cách đây 5 năm (2017), theo một điều tra về thu nhập, trong số 984 giảng viên của trường có khoảng 70 người có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng.
Mức dưới 4 triệu đồng/tháng là mức lương theo quy định, còn ngoài ra giảng viên còn có thêm thu nhập khác như dạy thêm ngoài giờ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học (trả trực tiếp...).
Giảng viên ở đại học 'tự chủ' lương bao nhiêu?
Thu nhập của giảng viên ở những trường đại học đã tự chủ lại "khấm khá" hơn rất nhiều so với những trường còn dựa vào ngân sách nhà nước. Mức thu nhập đảm bảo cho họ đủ cuộc sống, thậm chí còn cao hơn nhiều cán bộ cao cấp.
Cuối năm 2013, thu nhập bình quân của khối viên chức hành chính trong Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đạt 10,5 triệu đồng/tháng, thu nhập của khối giảng viên và nghiên cứu viên đạt 14 triệu đồng/tháng. Đến cuối 2014 thu nhập trung bình của nhân viên, viên chức hành chính nhà trường này là 10,892 triệu đồng/ tháng. Thu nhập trung bình của khối nghiên cứu viên và giảng viên là 14,96 triệu đồng/ tháng.
Đến tháng 12/2018, thu nhập của giảng viên, viên chức đã được nâng lên hơn 50% so với con số cuối 2013 với mức trung bình là 17 triệu đồng/ tháng. Đến năm 2020, lương bình quân 1 tháng viên chức giảng dạy 23,7 triệu đồng, viên chức hành chính 22,5 triệu đồng, lao động giản đơn 13,4 triệu đồng. Trong khi đó, lương của các lãnh đạo trường này cao hơn rất nhiều thậm chí đến cả hàng trăm triệu.
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, vào năm 2019, tức chỉ sau 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ, ngân sách tự có của trường đã tăng 25%, còn thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tăng 150%. Thu nhập bình quân của phó giáo sư là 63 triệu đồng/tháng. Còn tiến sĩ, mức thu nhập bình quân khoảng 40 triệu đồng/tháng. Nhiều tiến sĩ có thu nhập từ 70-80 triệu đồng/tháng, thậm chí tới 200 triệu/tháng. Đặc biệt thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên chỉ sau 3 năm tự chủ đã tăng từ 15 triệu/tháng lên 22 triệu/tháng. Nhà trường trả chi phí trả cho người dạy mỗi tiết là 300.000 đồng, như vậy một tiến sĩ nếu dạy một ngày dạy đủ 8 tiết đã có thu nhập hơn 2 triệu đồng/ngày.
Một thạc sĩ công tác ở một trường ĐH đã tự chủ ở TP.HCM, nhìn nhận thu nhập ở trường của ông cũng cao hơn các trường đại học khác đó là điều đương nhiên khi thực hiện tự chủ tài chính.
"Cá nhân tôi làm việc khoảng 20 năm, có bằng thạc sĩ, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng"- ông nói. Tổng mức này bao gồm các khoản lương cơ bản theo quy định của nhà nước (khoảng 9,5 triệu/tháng); thu nhập tăng thêm (khoảng 12,5 triệu/tháng) thu nhập từ trách nhiệm trưởng phòng, các khoản khác (khoảng 8 triệu/tháng).
Theo ông đối với những giảng viên trẻ, khi mới vào trường thì hưởng lương 75% trong những tháng thử việc với mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, hết giai đoạn tập sự thì lên khoảng 15 triệu/tháng. Còn những giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư thì khoảng 25 triệu đồng đến 50 triệu đồng/tháng, tùy vào thâm niên công tác. Còn mức thu nhập bình quân chung ở trường là khoảng 17 triệu đồng/tháng.
Ngoài thu nhập như trên thì giảng viên còn có thu nhập khác từ nghiên cứu khoa học, các công tác hỗ trợ sinh viên, (theo dõi việc học hành của sinh viên, theo dõi quá trình thực tập,....), tiền vượt giờ...
Nhà trường quy định một giảng viên sẽ phải dạy khoảng 280 tiết - 300 tiết/ năm, còn nếu dạy quá thì được tính là vượt giờ. Đối với tiền dạy vượt giờ, thạc sĩ được trả 90.000 đồng/ tiết, tiến sĩ là 120.000 đồng/tiết, phó giáo sư là 160.000 đồng/tiết. Như vậy nếu làm việc hiệu quả thì thu nhập ở trường hoàn toàn đảm bảo mức sống ở TP.HCM hiện nay.
Trường đại học tốp đầu tiên phong đổi mới tuyển sinh, mở thêm ngành đào tạo Năm 2022, các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ và chuyển đổi số trong đào tạo để khẳng định vị trí trên hệ thống các trường đại học trong nước và quốc tế. Ảnh minh họa Trong đó, có tự chủ về tuyển sinh, về đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản...