Cân nhắc sử dụng các khảo sát độc lập về việc làm của sinh viên tốt nghiệp
Bộ GD&ĐT cân nhắc sử dụng các báo cáo khảo sát độc lập về việc làm của sinh viên tốt nghiệp cho kiểm định và chỉ tiêu tuyển sinh. Đề xuất này cũng được các trường đại học ủng hộ vì kết quả khách quan.
Đó là ý kiến của nhiều trường đại học tại Tổng kết dự án “Tăng cường năng lực giáo dục đại học, thúc đẩy đầu ra cho sinh viên” (EVENT) với sự tham dự trực tuyến của đại diện hơn 30 trường đại học Việt Nam và châu Âu do Bộ GD&ĐT tổ chức vào chiều 23/6.
Quang cảnh buổi họp trực tuyến
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, một trong những ưu tiên của ngành giáo dục trong nhiều năm qua là định hướng, gia tăng khả năng có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, giúp sinh viên phát huy tối đa thế mạnh bản thân và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Dự án EVENT do Quỹ ERAMUS, Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, góp phần hỗ trợ các trường tham gia dự án định hướng phát triển, xây dựng trung tâm hướng nghiệp, hướng dẫn khảo sát đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Sau ba năm triển khai kể từ năm 2017, dự án đã hoàn thiện bộ đánh giá khảo sát thực trạng sinh viên tốt nghiệp và ra mắt Cổng thông tin việc làm sinh viên với đầy đủ các thông tin như: nhà tuyển dụng đăng vị trí việc làm, sinh viên/cựu sinh viên tìm kiếm công việc, trang bị thêm kỹ năng xin việc, kỹ năng mềm thông qua các video, tra cứu thông tin các chuyên gia kỹ năng, tâm lý,…. Đồng thời, Cổng thông tin sẽ cung cấp miễn phí các công cụ, phương thức khảo sát hiệu quả mà dự án đã sử dụng để các trường ĐH có thể áp dụng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc
Kết quả này có được là nhờ sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các chuyên gia đến từ châu Âu (ĐH Uppsala (Thụy Điển), Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển, ĐH Gronningen (Hà Lan), ĐH Valencia (Tây Ban Nha) và các đại học Việt Nam (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Trường ĐH Công nghệ TP HCM).
Bà Ann Mawe, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam đánh giá cao tinh thần hợp tác giữa các bên. “Dự án này không thể thành công nếu không có sự đóng góp của các đại học của Việt Nam”, bà Ann Mawe cho biết.
Bà Đại sứ nhấn mạnh, việc hoàn thành dự án là bước quan trọng, thúc đẩy hợp tác trao đổi trong GDĐT cũng như vấn đề việc làm giữa Thụy Điển và các quốc gia hợp tác.
Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Tom Corrie, Phó Trưởng phái đoàn cho rằng dự án đã khởi động những sáng kiến nâng cao chất lượng GDĐH và thúc đẩy hợp tác liên khu vực trong GDĐT. Ông bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, không chỉ hợp tác học thuật mà còn tạo cầu nối trong hợp tác toàn cầu.
Video đang HOT
Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Tom Corrie
Liên quan đến Cổng thông tin việc làm, bà Đinh Thị Hải Hà, đại diện Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã giới thiệu chuỗi video hướng nghiệp, tập trung hướng dẫn kỹ năng cho sinh viên, hợp tác với các ĐH của châu Âu sản xuất.
Trên quan điểm hỗ trợ dài hạn, chuỗi video được xây dựng căn cứ vào khảo sát tình hình việc làm và thực tiễn hợp tác với doanh nghiệp, ý kiến phản hồi của doanh nghiệp và cựu sinh viên.
Báo cáo kết quả phối hợp với ĐH Valencia khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được GS.TS. Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Quản lý Châu Á – Thái Bình Dương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, khảo sát sử dụng phương pháp chuẩn mực của châu Âu, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách sinh viên tốt nghiệp năm 2016 của các trường ĐH Việt Nam, thuộc 20 chuyên ngành cụ thể. Sau đó, tích cực liên hệ khảo sát online, kết hợp gọi điện thoại, diễn ra liên tục nhiều tháng.
Kết quả cho thấy, 90% sinh viên tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp, theo đó, khó khăn không phải là tìm được việc làm mà làm tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn và kỳ vọng của sinh viên. Ngoài ra, đa số việc làm là ở khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài.
Từ đây, GS Thắng đề xuất cần định hướng nghề nghiệp cho sinh viên từ sớm, tập trung tư vấn về yêu cầu từng công việc, nghề nghiệp; đồng thời, chú trọng phản hồi về chương trình đào tạo và dịch vụ tư vấn việc làm hơn là “có việc làm hay chưa”. Đây mới là cơ sở để ĐH tiếp tục cải tiến, để hoạt động đào tạo và hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên thực chất hơn.
GS Thắng đề nghị, Bộ GDĐT cân nhắc sử dụng các báo cáo khảo sát độc lập về việc làm của sinh viên tốt nghiệp cho kiểm định và chỉ tiêu tuyển sinh. Đề xuất này cũng được các trường ĐH ủng hộ vì kết quả khách quan.
Nhiều trường đại học cho rằng: Bộ GDĐT cân nhắc sử dụng các báo cáo khảo sát độc lập về việc làm của sinh viên tốt nghiệp cho kiểm định và chỉ tiêu tuyển sinh.
Đại diện Trường ĐH Đông Á, Phó Hiệu trưởng Lương Minh Sâm đề nghị dự án mở rộng khảo sát cho nhiều chuyên ngành/khối ngành hơn. “Đây là vấn đề chúng tôi rất quan tâm. Rất mong các trường phổ biến kinh nghiệm thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo, hỗ trợ việc làm để cùng trao đổi, học hỏi”, ông Sâm nhấn mạnh.
Ông Hoàng Công Dụng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ GDĐT cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục tập trung khảo sát thêm một số nhóm ngành cụ thể. Đồng thời, phối hợp với Vụ Giáo dục Chính trị và học sinh sinh viên tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho các trường ĐH do các chuyên gia của EVENT đứng lớp; thường xuyên tổ chức chia sẻ kinh nghiệm cùng kết quả đánh giá tình hình việc làm sinh viên hàng năm.
Tại buổi lễ, ông Tom Corrie, Phó Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam đưa ra khuyến nghị: Cần phát huy kết quả dự án, như tiếp tục trao đổi và tăng cường kết nối giữa các nhà trường và doanh nghiệp, tiếp tục các bảng hỏi đối với sinh viên trong thời gian giới; cần sự hỗ trợ của nhiều trường đại cùng tham gia EVENT nói riêng và các dự án tương tự nói chung; cần cung cấp nhiều tài nguyên hơn cho cổng thông tin việc làm.
Ông Tom Corrie khẳng định, dự án hoàn thành không phải là kết thúc mà sẽ được tiếp tục, nối dài mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và liên minh EU.
Trường đại học cung cấp thông tin cho thí sinh phải trung thực, chính xác
Tuyển sinh là bước đầu trong quá trình đào tạo. Vì thế, những thông tin mà các trường cung cấp cho thí sinh và xã hội phải trung thực, chính xác, có định hướng nghề nghiệp cho thí sinh.
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2020 này 8/5.
Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh
Cần có lộ trình rõ ràng hơn về phương án thi
Tại hội nghị, đánh giá về quy chế tuyển sinh năm nay, GS Hồ Đắc Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho rằng, quy chế đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trước hết là đáp ứng được về pháp lý, tạo ổn định trong xã hội.
"Chúng tôi yên tâm vì trong quy chế có quy định về tổ chức thi, kiểm tra riêng để các trường tuyển sinh. Đây vừa là điều kiện, vừa là cơ sở pháp lý để các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo phương án tổ chức kỳ thi, kiểm tra riêng" - GS Hồ Đắc Lộc chia sẻ.
GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, qua trao đổi với hơn 30 trường THPT, các trường đều đồng thuận với những chủ trương về thi và tuyển sinh năm nay.
GS Quang ủng hộ việc trưng dụng, tăng cường thanh tra ủy quyền của các trường ĐH và mong muốn đề thi chính thức sắp tới sẽ có độ phân hóa rõ hơn ở thang điểm từ 6-10 để các trường có thể sử dụng hiệu quả kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tuyển sinh.
PGS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng bày tỏ sự ủng hộ phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 và Quy chế tuyển sinh vừa ban hành.
"Chúng tôi mong muốn những năm tới tiếp tục thực hiện phương án này và có lộ trình rõ ràng hơn khi chuyển đổi, với sự thống nhất cao hơn nữa của hệ thống GDĐH" - PGS Phạm Hồng Chương bày tỏ.
Cho rằng quy chế đã tháo gỡ nhiều vấn đề băn khoăn của các trường và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội, GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội đề nghị, cả hệ thống chính trị vào cuộc để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, để các trường đại học yên tâm xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi này.
"Có hai việc quan trọng là coi thi và chấm thi. Năm ngoái chúng ta đã làm rất tốt hai việc này. Năm nay, Kỳ thi tốt nghiệp THPT có giao trách nhiệm cho địa phương, nên cần tăng cường giám sát, để phòng ngừa tất cả những điều không mong muốn xảy ra" - GS.TS Tạ Thành Văn nói .
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội mong muốn Bộ GDĐT tiếp tục hỗ trợ các trường và đôn đốc hơn nữa khâu thanh tra, giám sát, hậu kiểm.
Còn GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề xuất, năm nay Bộ GDĐT tiếp tục hỗ trợ các trường lọc ảo, vì năm ngoái, Bộ đã hỗ trợ các trường rất tốt công đoạn này.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc
Bộ đã chủ động dự đoán các tình huống
Trao đổi về phương án tuyển sinh, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ đã chủ động dự đoán các tình huống, để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tuyển sinh phù hợp với bối cảnh thực tiễn.
Tinh thần chung là, làm sao để công tác tuyển sinh diễn ra nhẹ nhàng, đáp ứng được các yêu cầu và thí sinh an yên tâm, dư luận đồng tình. Trên tinh thần đó, Quy chế tuyển sinh 2020 cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Vừa có tính kế thừa, vừa có cập nhật thực tế để phù hợp với thực tiễn của năm nay.
"Quy chế tuyển sinh phát huy tối đa quyền tự chủ của trường đại học, nhưng các trường cần lưu ý đến trách nhiệm giải trình. Vì thế phải rà soát thật kỹ các thông tin liên quan đến đề án tuyển sinh trước khi công bố công khai. Bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra nội dung này" - Thứ trưởng nói.
Theo Thứ trưởng, tuyển sinh là bước đầu trong quá trình đào tạo. Vì thế, những thông tin mà các trường cung cấp cho thí sinh và xã hội phải trung thực, chính xác, có định hướng nghề nghiệp cho thí sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Trước đề xuất của các trường về lọc ảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ sẽ hỗ trợ các trường quy trình này. Vì thế, các trường cần tuân thủ cung cấp dữ liệu lên hệ thống đầy đủ, kịp thời, chính xác để hệ thống lọc ảo được tốt.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, quy chế tuyển sinh 2020 có một số điểm mới về tổ chức thi riêng, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành sư phạm, sức khỏe được quy định chung cho các hình thức và loại hình đào tạo, không công bố trúng tuyển trước khi tốt nghiệp THPT.
Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, năm nay Bộ quy định rõ với những ngành có số lượng thí sinh trúng tuyển ít, không thể mở ngành, trường cần phải thông báo cho các bộ phận liên quan giải quyết, không nâng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh như năm 2019.
Quảng Ninh tư vấn mùa thi trực tuyến năm 2020 Tại chương trình, Ban Tổ chức đã nhận được và giải đáp trên 200 câu hỏi của các em học sinh, tập trung vào các vấn đề về những điểm mới của kỳ thi năm nay như việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp với học lực, điều kiện của gia đình, nhu cầu việc làm của địa phương... Nhằm giúp các bậc...