Cân nhắc kỹ trước khi mua sách giáo khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã đề xuất phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa (SGK) đưa vào thư viện trường cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần.
Dù nhận được sự đồng thuận của nhiều người dân song để triển khai vào thực tiễn hiệu quả cần có những tính toán phù hợp tránh lãng phí.
Nhiều câu hỏi đặt ra
Theo ông Thái Khắc Hòa – Trưởng phòng GDĐT thành phố Kon Tum ( tỉnh Kon Tum), năm học 2022-2023, đơn vị đã chỉ đạo các trường nghiên cứu, lựa chọn bộ SGK phù hợp với địa phương và nhà trường. Giáo viên và các nhà trường đã rà soát lại trường hợp học sinh (HS) nghèo, cận nghèo để có kế hoạch kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ. Bên cạnh việc kêu gọi sự hỗ trợ của nhà hảo tâm thì những năm qua các trường ở vùng thuận lợi luôn sẻ chia, giúp đỡ trường học vùng khó khăn. Sắp tới, khi thư viện trường được bổ sung các đầu SGK cho HS mượn thì các kinh phí vận động được đầu năm học sẽ dành để chi dùng vào các việc khác, như tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm mới các trang thiết bị cần thiết…
Cũng ủng hộ phương án cho HS mượn SGK, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) lấy ví dụ nhiều nước trên thế giới phát miễn phí, cho mượn, cho thuê chứ không để thị trường định giá SGK. Nhà nước dùng ngân sách in, mua lại, hoặc đầu tư biên soạn, khi đưa đi in ấn thì có thể cạnh tranh về giá.
Hiện nay một trong những vấn đề dư luận quan tâm đó là giá SGK vẫn chưa “hạ nhiệt”. Dù sắp tới một bộ phận HS khó khăn sẽ được mượn SGK từ nhà trường, nhưng với những gia đình tự trang bị SGK thì đây vẫn là một vấn đề lớn. Đó là chưa kể, với sách bài tập viết trực tiếp vào sẽ không thể dùng đi dùng lại nên HS phải tự trang bị thì giá thành SGK có cần tính toán lại?
Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, để cụ thể hóa phương án cho học sinh mượn SGK sẽ không đơn giản. Cần phải trả lời rất nhiều câu hỏi. Đầu tiên là việc mượn là miễn phí hay có phí? Cấp nào, học sinh nào được miễn phí; Cấp nào, học sinh nào phải trả phí? Cách tính phí như thế nào? Thời gian sử dụng từng bộ SGK là bao lâu? “Thời gian sử dụng lâu thì SGK phải được sản xuất chắc chắn hơn, do đó đắt hơn, vậy cần quy định tỷ lệ đắt hơn là bao nhiêu? Việc tổ chức cho học sinh mượn SGK được thực hiện như thế nào? Yêu cầu bảo quản ra sao? Nếu học sinh làm rách, hỏng, mất thì phải đền bù thế nào?” – ông Tiến nêu vấn đề.
Trên thực tế, khi mượn sách ở thư viện, độc giả thường chỉ đọc trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần, hiếm khi lên đến 1 tháng. Còn SGK là mượn cho cả 1 năm học 9 tháng nên việc làm hỏng là có thể xảy ra, do vậy cần được tính đến phương án cụ thể.
Giải pháp chống lãng phí
Bà Mai Tuyết Anh, giáo viên về hưu ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, SGK là không thể thiếu đối với giáo viên và học sinh, tuy nhiên, Bộ GDĐT nên có nghiên cứu về việc SGK được sử dụng như thế nào trước khi tổ chức việc mua sách, phát sách đến từng trường bởi nhu cầu ở mỗi trường mỗi khác. “Trước đây, tôi dạy tiểu học ở một trường nội thành Hà Nội và cuối mỗi năm học, trong buổi họp phụ huynh cuối cùng tôi sẽ xin sách của phụ huynh và HS để tặng lại cho các em khóa sau, nhưng chủ yếu là gửi đi miền núi, vùng khó khăn còn tại trường tôi dạy, các em hầu như đều mua sách mới, chỉ một số rất ít HS khó khăn trong trường có nhu cầu xin SGK cũ” – bà Anh nói.
Video đang HOT
Ông Võ Ngọc Thạch – Phó Giám đốc Sở GDĐT Đồng Nai cho rằng, để tránh lãng phí, Bộ GDĐT cũng như Chính phủ nên có các giải pháp để ổn định nội dung SGK, không phải thường xuyên thay mới, đổi cũ. Có như vậy, khi chi ngân sách để mua SGK cấp về các trường thì SGK cũng được dùng dài lâu nhiều năm. Muốn vậy, cần hoàn thiện hệ thống thư viện trong các trường học để cho học sinh mượn SGK học thay cho việc học sinh phải mua mới SGK hàng năm.
Tuy nhiên, trước hết, nên có quy định cụ thể về đối tượng được mượn SGK là mọi học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hay cần điều kiện gì để được mượn SGK từ nhà trường? Ngay cả với những HS ở vùng nông thôn, vẫn có những em tự chủ động được về SGK, không có nhu cầu mượn của trường do được thừa hưởng từ anh chị hoặc gia đình không muốn con dùng SGK cũ… Vì vậy, theo bà Lê Thị Tuyết (Trường THCS Trần Phú, Phủ Lý, Hà Nam) cuối mỗi năm học, các trường có thể phát phiếu cho HS đăng ký mượn SGK như hàng năm vẫn đang thực hiện việc đăng ký mua SGK để từ đó có số liệu chính xác về việc cần bao nhiêu SGK, ngân sách đáp ứng được bao nhiêu hoặc dôi dư thì chuyển cho những vùng khó khăn hơn.
Từ thực tế khó mua một số SGK đầu năm học, các chuyên gia giáo dục đề xuất, nếu thư viện trường học được trang bị đủ các SGK thì những đầu sách ít HS chọn, khó mua, nhà trường có thể cho HS mượn, thay vì vất vả tìm mua.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GDĐT đã thống nhất với Bộ Tài chính để trình lên Chính phủ phương án lựa chọn phương án trích 3.500 tỷ đồng năm đầu tiên để mua SGK các cấp đưa vào thư viện trường học, đáp ứng 70% nhu cầu. Trước đó, Bộ đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu, tính toán và đề xuất 3 phương án khác nhau gồm: Phương án trích ngân sách mua đủ 100% nhu cầu, phương án mua sách cho 70% nhu cầu và phương án chỉ mua sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó, Bộ đã lựa chọn phương án đáp ứng 70% nhu cầu. Số còn lại thuộc bộ phận người dân có điều kiện kinh tế ổn định, có thể tự mua sách cho con học.
Mượn SGK: Nếu HS gặp trường hợp như mưa lũ khiến sách hỏng thì có phải đền?
Nhiều ý kiến về việc làm thể nào để sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nếu thực hiện mua SGK cho học sinh mượn khi hiện nay đang có nhiều bộ sách cùng lúc.
Phương án trích 3.500 tỷ đồng ngân sách mua sách giáo khoa để đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được nhiều ý kiến góp ý từ xã hội trong thời gian qua.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều hiệu trưởng bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất mới, tuy nhiên cũng có ý kiến đặt ra vấn đề làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách. Hiện nay, thực hiện theo chương trình mới, mỗi địa phương có thể sử dụng các bộ sách khác nhau, chưa kể, nội dung sách còn điểm tranh cãi và tính ổn định lâu dài cũng còn phải chờ đánh giá cụ thể.
Thực hiện quy trình mượn, bảo quản sách không rập khuôn với mọi trường hợp
Ông Nguyễn Khắc Điệp - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) chia sẻ niềm vui khi biết về đề xuất mua sách giáo khoa cho học sinh mượn của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
"Nếu đề xuất mới này được phê duyệt thì quá tốt! Từ khi thực hiện chương trình mới, giá sách giáo khoa tăng cao hơn nhiều, mà đầu năm học còn bao nhiêu khoản khác phải lo, nên đối với các gia đình học sinh khó khăn, chi phí mua sách trở thành gánh nặng. Do đó, đề xuất mua sách giáo khoa cho học sinh mượn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thật sự rất nhân văn!"
Thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Ảnh: Website nhà trường
Theo thầy Điệp chia sẻ, Trà Mai là một xã miền núi, học sinh ở đây chủ yếu là con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn.
"Xã Trà Mai vừa mới "thoát nghèo" trong quá trình thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên thực tế đời sống bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Do đã "thoát nghèo" nên nhiều chế độ chính sách của Nhà nước dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đã không còn được áp dụng.
Vì vậy, nếu các em học sinh được mượn sách miễn phí thì gánh nặng kinh tế tới các bậc phụ huynh sẽ giảm, đồng thời đây cũng là giải pháp giúp khuyến khích tinh thần học tập của các em", thầy Điệp nói.
Toàn Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai có 276 học sinh từ khối 6 đến khối 9; trong đó có 186 học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số.
Trước đây, cứ hàng năm trước khi khai giảng năm học mới, thầy Điệp cùng các thầy cô giáo trong trường thường kêu gọi đồng nghiệp từ nhiều nơi, cả trong tỉnh và ngoài tỉnh vận động, quyên góp, xin sách cũ cho trường, xây dựng thư viện dùng chung cho học sinh mượn.
Tuy nhiên, từ khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, với việc mỗi địa phương lựa chọn các bộ sách khác nhau, và có nhiều danh mục sách được phê duyệt, hành trình xin sách cho học sinh của thầy Điệp gặp nhiều khó khăn hơn. Vì phải xin đúng loại sách trong bộ sách mà học sinh trường mình sử dụng đối với lớp 6 và hết năm nay là cả đối với lớp 7 (theo chương trình giáo dục phổ thông 2018).
Để sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách 3.500 tỷ cho việc trang bị sách giáo khoa, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai kiến nghị:
Trước tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chỉ đạo tới các địa phương thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu cụ thể, tránh tình trạng "cào bằng" khi cấp sách giáo khoa.
Nguồn ngân sách của Nhà nước là có hạn, đồng thời là tiền của nhân dân, vì vậy phải tính đúng, tính đủ, sử dụng sao cho hiệu quả, tránh việc mua ào ạt sách giáo khoa, nơi thừa, nơi thiếu.
Thứ hai, theo thầy Điệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thống nhất việc sử dụng một bộ sách giáo khoa dùng chung thay vì mỗi địa phương lựa chọn một bộ sách khác nhau.
"Nếu việc cho mượn sách giáo khoa được thực hiện, theo tôi Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tính đến việc thống nhất một bộ sách giáo khoa để tránh việc sách sử dụng một năm rồi không tái sử dụng được cho những vùng miền khác nhau vào những năm sau.
Kiến thức ở bậc phổ thông về cơ bản có vai trò chính là trang bị kiến thức nền cho học sinh, vì thế việc sử dụng thống nhất về sách sẽ giúp tạo ra sự thống nhất trong việc học và xây dựng đề thi", thầy Điệp nói.
Thứ ba, thầy Điệp kiến nghị, khi cho học sinh mượn sách, nhà trường cần có quy ước rõ ràng về quy định mượn, bảo quản để rèn luyện cho học sinh thói quen giữ gìn sách vở.
"Thực tế như ở trường tôi, việc cho mượn sách giáo khoa đã được thực hiện từ lâu. Cứ đầu năm học, khi cho học sinh mượn sách, tôi đều quán triệt tới các em rằng phải giữ gìn cẩn thận, nếu hư hỏng thì sẽ phải tự bỏ tiền ra để bù lại.
Tuy nhiên, với những em có hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp trường hợp đặc biệt như mưa lũ làm hỏng sách mượn thì nhà trường cũng hết sức tạo điều kiện, không yêu cầu đền bù, việc thực hiện quy định mượn sách và bảo quản không rập khuôn máy móc với mọi trường hợp", thầy Điệp nói.
Khó tránh được nhu cầu thừa, thiếu sách bộ môn ở từng năm học
Sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Doãn Nhàn
Khác với thầy Điệp cho rằng nên sử dụng chung một bộ sách giáo khoa, thì thầy Khuất Đăng Khoa - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng (Thạch Thất, Hà Nội) lại cho rằng việc chọn sách giáo khoa phụ thuộc vào trình độ học tập của học sinh ở các khu vực khác nhau.
Theo thầy Khoa, đề xuất mua sách giáo khoa cho học sinh mượn là một chính sách tốt, và nên để tất cả các em học sinh có nhu cầu đều được mượn thay vì chỉ áp dụng với học sinh vùng khó khăn.
Đối với học sinh cấp 3, việc lựa chọn sách còn phụ thuộc vào nhu cầu lựa chọn các môn học của các em. Vì vậy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng kiến nghị: "các trường cần căn cứ theo số lượng học sinh, nhu cầu, học sinh đăng ký ban nào, môn học nào thì đăng ký cơ cấu sách cần mượn cho phù hợp".
Nhu cầu lựa chọn các môn học của học sinh sẽ thay đổi theo từng năm học, do đó theo thầy Khoa, nhà trường cần có tính toán và cân đối để tránh lãng phí, "không thể có ngân sách để năm nào cũng cấp để mua sách giáo khoa". Do đó, thầy Khoa nhấn mạnh các trường học cần phải thật kĩ lưỡng tính toán nhu cầu sử dụng. Tất nhiên sẽ khó tránh được tình trạng thừa, thiếu sách bộ môn ở từng năm học do nhu cầu của học sinh, nhưng nhà trường cần đảm bảo tỷ lệ này thấp nhất có thể.
Một chương trình nhiều bộ SGK: Cần mua sách mỗi bộ theo tỉ lệ nào? Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng ngân sách 3.500 tỷ là một số tiền rất lớn, vì vậy cần phải tính toán thật kỹ để tránh có thêm một 'Việt Á' trong giáo dục. Đề xuất trích ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học để sử dụng chung là giải pháp được nhiều người ủng...