Cân nhắc kỹ khi sử dụng nội tạng động vật làm thức ăn
Nội tạng động vật như gan, thận, tim, dạ dày… có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100 đến 150 calo mỗi 100g) và có cùng hàm lượng protein, hàm lượng chất béo, nhưng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt nên nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch.
Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng quốc gia, nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khi nó tuyệt đối an toàn. Bảo đảm an toàn vệ sinh phải bao gồm: Nguồn gốc xuất xứ của nội tạng từ con vật khỏe mạnh, được nuôi theo đúng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, thực hành thú y tốt và quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản… đến tay người tiêu dùng đều phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cũng như các thực phẩm nguồn gốc động vật khác, chất lượng nội tạng phụ thuộc vào chất lượng thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh, giết mổ, vận chuyển và chế biến.
Video đang HOT
Nếu một trong các khâu đó không an toàn, như thức ăn chăn nuôi nhiễm hóa chất hoặc dùng quá nhiều kháng sinh… sẽ để lại dư lượng hóa chất, thuốc thú y cao trong thực phẩm.
Đặc biệt, nội tạng động vật là nơi tiêu hóa thức ăn, chứa cặn bã thức ăn; chưa kể nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn, thì trong máu, ruột và thịt sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm như tiết canh, lòng, nem chua… chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Ở Việt Nam, hơn 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh, lòng lợn chưa chín. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp và tỷ lệ tử vong khoảng 7%… Vì vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ khi sử dụng nội tạng động vật làm thức ăn.
TP.HCM ghi nhận 640 ca mắc tay chân miệng chỉ trong một tuần
Chỉ trong vòng một tuần, TP.HCM ghi nhận 640 ca mắc tay chân miệng. Đây là số mắc cao nhất trong tất các tuần tính từ đầu năm 2020 đến nay.
Từ đầu năm 2020 đến nay, TP.HCM ghi nhận 6.358 ca mắc tay chân miệng Ảnh minh họa
Ngày 1/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6.358 ca mắc tay chân miệng. Riêng trong tuần thứ 3 của tháng 9/2020, toàn thành phố ghi nhận 640 ca bệnh, là số mắc cao nhất trong tất các tuần tính từ đầu năm đến thời điểm này. Số ca bệnh trong tuần tăng tại 19/24 quận huyện, trong đó có 4 quận huyện ở mức độ cảnh báo.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, lây truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh.
Khả năng lây cao nhất là trong một tuần sau khi trẻ khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, virus có thể tồn tại trong cơ thể trẻ vài tuần sau đó. Bệnh dễ lây lan nhất là trong những nơi đông trẻ như trường mẫu giáo, nhóm trẻ. Hiện nay, do trẻ em, học sinh tập trung trở lại vào năm học mới, là thời điểm tay chân miệng có thể bùng phát.
Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện sốt, loét miệng khiến trẻ rất đau khi ăn, nổi bóng nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi... dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện diễn biến xấu như sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật... Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm kích thích sự ngon miệng như các loại rau có tính mát, chứa nhiều vitamin. Thức ăn nên được ray, xay thật nhỏ, mềm và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thu. Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tránh cho trẻ các thức ăn cay, nóng, cứng. Đối với trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc còn khỏe.
Đồng thời, thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của trẻ mắc bệnh phải được xử lý đúng để bệnh không phát tán.
Đắk Lắk ghi nhận 536 trường hợp mắc tay chân miệng Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 536 trường hợp mắc tay chân miệng. Số ca mắc tay chân miệng tại Đắk Lắk từ đầu năm 2020 đến nay tăng hơn 16% so với cùng kỳ 2019. Ảnh minh họa Theo thống kê của Trung...