Cần nghiên cứu lại hình thức kỷ luật học sinh

Theo dõi VGT trên

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường gây rúng động dư luận. Và mức độ xử phạt đối với những học sinh vi phạm, cố tình đánh bạn trong những trường hợp này vẫn là một bài toán khó đối với nhà trường và lực lượng chức năng.

Cần nghiên cứu lại hình thức kỷ luật học sinh - Hình 1

Ảnh minh họa

Bơi lẽ các em học sinh vẫn chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, còn các hình phạt như kỷ luật, đình chỉ, đuổi học… dường như chưa thực sự giáo dục được học sinh vi phạm.

Ngày 22/3 vừa qua, một học sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) bị 5 bạn học cùng lớp lột hết quần áo, túm tóc, liên tục đấm đá vào vùng đầu, mặt… ngay tại trường. Một trong số nữ sinh tham gia đánh hội đồng gửi clip lại sự việc cho bạn ở nước ngoài. Sau đó, hình ảnh này bị phát tán trên mạng xã hội và đươc bao chi phan anh. Trường THCS Phù Ủng đã đình chỉ học 5 học sinh hành hung bạn trong vụ việc trên 1 tuần lễ.

Việc đình chỉ học sinh nằm trong quy định kỷ luật theo thông tư 08 của Bộ giáo dục và đào tạo được ban hành cách đây tơi … 30 năm.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hình thức kỷ luật đình chỉ học hoặc buộc thôi học không phải giải pháp tối ưu, thậm chí còn phát sinh nhiều vấn đề sau khi các em trở lại trường. Vi ‘loại bỏ’ học sinh đó ra khỏi môi trường học đường được xem là lành mạnh nhất thì học sinh đó sẽ có nguy cơ cao phát triển nhân cách theo chiều hướng xâu hơn.

Hiện nay, Bô luật hình sự 2015 đã quy định trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về những loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, trong trường hợp này, các nữ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác nhưng chưa tổn thương cơ thể đến 61% sẽ không bị xử lý hình sự. Các nữ sinh có thể sẽ bị xử lý bằng cách đưa và trường giáo dưỡng hoặc xử phạt hành chính. Tuy nhiên, cả 2 hình thức xử phạt này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định

Kỷ luật học sinh vi phạm thì quá dễ nhưng giáo dục để các em trở thành con người có ích cho xã hội thì mới khó. Làm được như vậy thì kỷ luật mới chính là giáo dục, mới làm cho các em co thê nhân thưc va sưa chưa sai lâm.

Theo vnews.gov.vn

Những việc cần làm ngay để ngăn chặn bạo lực học đường

Bạo lực học đường không chỉ là là những hành vi bạo lực về thể xác mà còn là bạo lực, bạo hành về tinh thần...

LTS: Tiếp theo kỳ 1 "Đừng đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu các thầy cô giáo phổ thông", trong bài viết này, nhà giáo Nguyễn Trọng Bình chỉ ra những việc cần làm ngay để ngăn chặn bạo lực học đường.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Qua các vụ việc bạo lực đã xảy ra thời gian qua, có thể thấy vấn đề bạo lực học đường không chỉ diễn ra với đối tượng là các em học sinh với nhau mà còn mở rộng sang các đối tượng như: giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên và phụ huynh với giáo viên...

Và quan trọng hơn bạo lực học đường không chỉ là là những hành vi bạo lực về thể xác mà còn là bạo lực, bạo hành về tinh thần...

Như đã nói ở kỳ trước, vì bạo lực học đường trước hết là vấn đề liên quan trực tiếp đến ngành giáo dục, vậy nên trong phần này chúng tôi sẽ tập trung phân tích những nguyên nhân từ đó đề ra một vài giải pháp cụ thể nhất mà theo tôi ngành giáo dục phải làm ngay để hạn chế thảm trạng này trong tương lai.

Những việc cần làm ngay để ngăn chặn bạo lực học đường - Hình 1

Làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường. Ảnh minh họa trên trang thnguyenkhacnhu.tpbacgiang.edu.vn

Cải cách triệt để nền hành chính giáo dục, thực hành dân chủ trong trường học

Khi sự việc đau lòng ở Hưng Yên xảy ra, nhiều người lên tiếng và đặt vấn đề "trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm" ở đâu?

Video đang HOT

Theo tường thuật của Báo Thanh Niên thì trong cuộc hợp với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên cho rằng:

"Sẽ xem xét làm quy trình xử lý cách chức toàn bộ Ban giám hiệu, cách chức Chi uỷ, cách chức Tổng phụ trách đội; xem xét kỷ luật Hội đồng kỷ luật nhà trường vì bao che, nương nhẹ.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, sẽ xem xét xử lý bằng hình thức nặng hơn vì không nắm được tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tâm lý học sinh"[1].

Ở đây tôi không bênh vực cho những hành vi sai trái của tập thể Ban giám hiệu và giáo viên trường Phù Ủng (nếu họ cố tình giấu giếm hay làm nhẹ tính chất nghiêm trọng của vụ việc).

Tuy nhiên, từ cách đặt vấn đề về trách nhiệm của giáo viên như trên tôi cho rằng việc các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm " không nắm được tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tâm lý học sinh" là vấn đề rất phổ biến trên cả nước hiện nay.

Hay nói khác đi, về sâu xa chúng ta không nên đổ hết mọi lỗi lầm này cho các thầy cô mà cần hiểu đây là cái hệ lụy tất yếu từ cách thức tổ chức, điều hành, quản lý nền giáo dục nước nhà mấy chục năm qua của những người có trách nhiệm.

Như nhiều lần người viết bài này đã đề cập, muốn công cuộc "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" nước nhà thành công thì các cấp lãnh đạo và quản lý ngành giáo dục cần phải dũng cảm thay đổi nhận thức và tư duy quản lý.

Đây là vấn đề tối quan trọng đã được các thầy cô giáo với tư cách là những người trong cuộc lên tiếng rất nhiều lần, nhưng cho đến nay về cơ bản vẫn chưa thấy có những thay đổi mang tính đột phá nào từ những người lãnh đạo và quản lý.

Hãy hình dung, các thầy cô giáo hiện nay ngoài việc phải tập trung cho công tác giảng dạy còn phải đảm đương vô số công tác sự vụ hành chính và các hoạt động khác.

Đặc biệt là phải phải đối mặt với không biết bao nhiêu hồ sơ sổ sách, giáo án bài giảng, công tác chủ nhiệm; phải tham gia các phong trào thi đua các cấp; bên cạnh đó là liên miên các cuộc họp lớn nhỏ trong và ngoài trường... thì thời gian đâu nữa để mà quan tâm và "nắm bắt tâm tư nguyện vọng" của mấy mươi em học sinh?

Và như đã nói, nếu nhìn bạo lực học đường ở khía cạnh sự "bạo hành về tinh thần" thì ở phương diện nào đó, theo tôi, các thầy cô giáo ở phổ thông cũng là nạn của nền hành chính giáo dục hiện nay (nhưng rất ít người lên tiếng bênh vực).

Môi trường bạo lực tất yếu sẽ sinh ra những hành vi bạo lực. Một khi giáo viên bị áp lực, bị bạo hành, bị khủng hoảng thì việc học sinh sẽ là trở thành nạn nhân tiếp theo của họ là điều khó tránh khỏi.

Thế nên, để trả lời cho câu hỏi "trách nhiệm của người giáo viên ở đâu" khi học sinh bị bạo hành thì lãnh đạo các ban ngành có liên quan cũng nên có cái nhìn toàn cảnh, đa chiều, phải truy nguyên cái nguyên nhân từ gốc rễ của vấn đề chứ không nên quy hết mọi lỗi lầm cho các thầy cô giáo.

Nói khác đi, để tương lai không còn những vụ bạo lực học đường đau lòng thì nhất định phải cải tổ triệt để nền hành chính và quản trị giáo dục phổ thông hiện nay.

Cụ thể, trước mắt Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng có một cuộc "tổng kiểm kê", rà soát tiến đến loại bỏ các phong trào thi đua mang nặng tính phong trào, hình thức vô bổ;

Loại bỏ các loại hồ sơ sổ sách ghi chép thủ công nhằm "giải phóng" các thầy cô giáo ra khỏi cái áp lực sự vụ hành chính;

Trả lại thời gian và không gian để các thầy cô tập trung và dồn hết tâm huyết cho hoạt động dạy học bằng tất cả tình yêu thương và sự quan tâm chia sẻ đối với học sinh.

Bên cạnh đó, phải thực hành dân chủ trong trường học, kiên quyết chống bệnh thành tích... tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho các thầy cô giáo hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Đây không chỉ là mệnh lệnh đặt ra của công cuộc "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục" mà còn là thái độ, hành xử ứng xử văn minh và thật sự tôn trọng đội ngũ những người đang gánh trọng trách và sứ mạng "trồng người" cho xã hội và đất nước.

Hoạt động tư vấn tâm lý học đường phải được tiến hành thường xuyên, bài bản và thực chất

Có lẽ không cần phải nhắc lại ý kiến của các chuyên gia tâm lý về những chuyến biến tâm sinh lý rất phức tạp của các em học sinh trong độ tuổi vị thành niên đặc biệt là trong môi trường xã hội Việt Nam hiện nay.

Và mặc dù, năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có động thái yêu cầu các trường học phải có kế hoạch tư vấn tâm lý học đường trong bằng một thông tư hướng dẫn nhưng nhìn chung cho đến nay, theo quan sát của tôi vấn đề này vẫn không được nhìn nhận và chú trọng đúng mức.

Trong khi đó, từ rất nhiều câu chuyện học bạo lực học đường đã xảy ra có thể nói nhu cầu cần sự trợ giúp và tham vấn về tâm lý ở trường học hiện nay là rất lớn.

Thậm chí nhu cầu này không chỉ dành cho học sinh mà còn cho cả các thầy cô giáo với rất nhiều áp lực trong công việc (như đã phân tích ở trên).

Trong câu chuyện bạo lực học đường ở Hưng Yên, có một chi tiết em nữ sinh bị bạn đánh hội đồng trước đó đã bị 5 bạn kia hành xử bạo lực nhiều lần nhưng em không dám nói ra cả với gia đình và thầy cô giáo trong trường.

Chi tiết này cho chúng ta thấy rõ hơn cái lỗ hổng về sự khủng hoảng về tâm lý từ đó dẫn đến mất niềm tin trong nhà trường hiện nay.

Vì mất niềm tin nên học sinh không biết có nên nói ra những suy nghĩ hay những áp lực mà các em đang phải gánh chịu với các thầy cô.

Ngược lại, các thầy cô ngoài việc không có thời gian vì áp lực ông việc thì đa phần cũng thiếu một sự tinh tế và nhạy bén trước những biến chuyển và thay đổi về thái độ, hành vi của các em trong độ tuổi mới lớn.

Thế nên cả hai đã thiếu sự kết nối tương tác cần thiết để chia sẻ và động viên lẫn nhau.

Vậy nên, để từng bước khắc chế vấn nạn bạo lực học đường, trên cơ sở và từ thực tế việc thực hiện công tác tham vấn tâm lý học đường hiện nay ở các trường phổ nên chăng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần luật hóa vấn đề này trong Luật giáo dục?

Tuy nhiên, trước mắt Bộ cần làm ngay những vấn đề cụ thể sau đây:

- Thứ nhất, đề nghị các sở giáo dục địa phương nhanh chóng có kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trường học nhanh chóng thành lập, tuyển dụng, phân công giáo viên chuyên trách về tư vấn tâm lý học đường cho cả học sinh và giáo viên.

Định kỳ, tổ chức các buổi nói chuyện với các em học sinh về những vấn đề có liên quan đến tâm sinh lý lứa tuổi để kịp thời hóa giải những ức chế về tâm lý hay vấn đề mà các em đang băn khoăn...

- Thứ hai, về lâu dài có kế hoạch đào tạo hoặc bồi dưỡng giáo viên chuyên trách về tâm lý học đường để bổ sung các các cơ sở giáo dục vì thực tế hiện nay nhân lực về vấn đề này gần như không có.

Đẩy mạnh phong trào đọc sách từng bước xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trong trường học

Có thể nói, sự tác bùng nổ của công nghệ thông tin đặc biệt là những tác động của mạng xã hội với những hành vi lệch chuẩn, những thông tin tiêu cực, bạo lực... là một thử thách và trở ngại rất lớn cho việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay.

Đây là một thực tế buộc chúng ta phải chấp nhận và lựa chọn. Tuy nhiên, có thể thấy việc cấm đoán các bạn trẻ không nói "không" với mạng xã hội là hoàn toàn bất khả thi và đi ngược xu thế thời đại so với việc chấp nhận "sống chung với lũ" trong sự giám sát và tư vấn kịp thời từ phía những người đi trước.

Đặc biệt, tôi cho rằng để hạn chế những tác động từ những thông tin tiêu cực và thiếu lành mạnh của xã hội đến các em học sinh hiện nay thì việc đẩy mạnh đẩy mạnh phong trào đọc sách từng bước xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trong trường họclà việc làm cần thiết.Riêng trong phạm vi giáo dục nhà trường tôi cho rằng, có một cách giám sát tích cực và khả thi nhất là phải tạo ra được không gian học tập tích cực, chủ động thông qua những hoạt động ngoại khóa thật sự có ý nghĩa (chứ không phải phong trào hình thức như hiện nay).

Dĩ nhiên, chúng ta không máy móc và ảo tưởng cho rằng việc sau khi đọc sách rồi thì các em sẽ không còn đánh nhau nữa.

Tuy nhiên, nếu xây dựng được thói quen đọc sách cho các em học sinh trong trường học tôi tin là sẽ góp phần hạn chế vấn nạn bạo lực học đường giữa các em học sinh với nhau vì hai lẽ sau:

Thứ nhất, nếu các em học sinh có thói quen đọc sách chắc chắn thời gian dành cho việc tương tác trên mạng xã hội sẽ ít lại, không còn bị ảnh hưởng và tác động nhiều bởi những thông tin tiêu cực...

Thứ hai, nói cho cùng mục đích và ý nghĩa cao nhất của hoạt động giáo dục là phải làm sao hình thành thói quen và ý thức "tự giáo dục" cho mỗi cá nhân trong xã hội.

Nghĩa là, mỗi cá nhân ngoài việc được/bị người khác giáo dục thì việc tự mình học hỏi và rèn luyện để ngày một trưởng thành hơn về nhận thức và sống có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng, xã hội.

Trong ý nghĩa này thì đọc sách chính là cách thức quan trọng nhất của việc "tự giáo dục".

Đặc biệt ngay từ nhỏ nếu học sinh được tiếp xúc thường xuyên với những câu chuyện, những bài học ý nghĩa nhân văn... trong sách vở về lâu dài tin chắn các em sẽ biết tự tạo ra sức "đề kháng" và "miễn nhiễm" với những cái xấu, cái ác xung quanh...

Thay lời kết

Bàn về vấn đề bạo lực học đường, tác giả Nguyễn Quốc Vương trong bài viết "Hãy cho trẻ niềm vui làm người tốt" cho rằng:

"Bạo lực học đường là hệ lụy của những yếu kém và suy thoái của cả gia đình, trường học và xã hội. Nhìn thẳng vào sự thật đó, những cá nhân, tổ chức có liên quan mới tìm ra giải pháp phù hợp". [3]

Dẫn lại quan điểm rất xác đáng trên của Nguyễn Quốc Vương tôi muốn nhấn mạnh thêm để tương lai vấn nạn bạo lực học đường không còn trầm trọng như hiện nay nữa (cả về số lượng lẫn tính chất) thì rất cần sự chung tay của toàn xã hội chứ không chỉ riêng ngành giáo dục.

Điều đó cũng có nghĩa, tất cả giải pháp trên nếu được triển khai trong toàn ngành giáo dục nhưng vẫn thiếu một sự hợp tác tích cực từ phía gia đình và xã hội thì cũng sẽ khó giải quyết được vấn nạn này.

Nói khác đi, trong câu chuyện này, nói cho cùng tất cả chúng ta - "những người lớn", "những người đi trước" - không ai là vô can vì đã góp phần làm nên một xã hội mà theo nhiều người là loạn chuẩn và xuống cấp về đạo đức và văn hóa hiện nay.

Vậy nên, mỗi người trước hết cần chân thành và nghiêm túc nhìn lại "vai trò nêu gương" của mình đối với thế hệ trẻ hôm nay!

Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra một môi trường sống lành mạnh để thế hệ trẻ không bị tiêm nhiễm bởi những thói hư tật xấu của chính chúng ta.

Tài liệu tham khảo:

[1]:"Vụ nữ sinh bị lột quần áo, bạo hành trong lớp: Trách nhiệm giáo viên ở đâu?

Xem tại: https://thanhnien.vn/giao-duc/vu-nu-sinh-bi-lot-quan-ao-bao-hanh-trong-lop-trach-nhiem-giao-vien-o-dau-1066123.html

[2]: "Nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành dã man: Khi hiệu trưởng chỉ biết cúi đầu!

Xem tại: https://thanhnien.vn/giao-duc/nu-sinh-hung-yen-bi-bao-hanh-da-man-khi-hieu-truong-chi-biet-cui-dau-1066429.html

[3]: "Hãy cho trẻ niềm vui làm người tốt". Xem tại: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/hay-cho-tre-em-niem-vui-lam-nguoi-tot-517795.html

Nguyễn Trọng Bình

Theo giaoducnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?
13:01:34 22/02/2025
Tài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàuTài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàu
12:22:40 22/02/2025
Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!
12:47:24 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
12:54:00 22/02/2025
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng ngườiKhông phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người
12:10:11 22/02/2025
Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không giàPhim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già
14:43:23 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Top cung hoàng đạo vượng vận quý nhân năm 2025, sự nghiệp 'bung lụa' rực rỡ

Top cung hoàng đạo vượng vận quý nhân năm 2025, sự nghiệp 'bung lụa' rực rỡ

Trắc nghiệm

17:46:22 22/02/2025
Với những cung hoàng đạo này, năm 2025 được dự đoán sự nghiệp có những khởi sắc bất ngờ.Những người sinh ra dưới chòm sao Thiên Bình sở hữu khả
Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Sức khỏe

17:43:34 22/02/2025
Để tìm hiểu thêm, nhóm nghiên cứu gần đây đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tác động của thực phẩm từ đậu nành đối với khả năng tư duy, hormone sinh dục, sức khỏe trao đổi chất và sức khỏe đường ruột.
Chưa bao giờ Trường Giang lại như thế này

Chưa bao giờ Trường Giang lại như thế này

Sao việt

17:29:57 22/02/2025
Theo đó, ông xã Nhã Phương đã tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để một mình duy trì tập luyện nhằm cải thiện sức khoẻ và hỗ trợ quá trình giảm cân.
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên

"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên

Sao thể thao

17:29:31 22/02/2025
Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên mặc dù đã giải nghệ nhưng những gì nữ VĐV làm được cho thể thao Việt Nam luôn được nhắc đến.
Cô gái đấu vật với trai làng kiếm hơn 50 triệu đồng

Cô gái đấu vật với trai làng kiếm hơn 50 triệu đồng

Netizen

17:24:32 22/02/2025
Nữ vận động viên Nguyễn Anh Thơ (sinh năm 2002) gây sốt trên mạng xã hội khi tham gia các lễ hội đầu năm mới để đấu vật với... trai làng.
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Pháp luật

17:10:22 22/02/2025
Chiều 22/2, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã xác định được đối tượng sát hại 2 mẹ con trong một ngôi nhà tại khu phố An Hòa, phường Hòa Lợi, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'

Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'

Lạ vui

17:08:50 22/02/2025
Chính quyền phường Addition Hills ở trung tâm thủ đô Manila quyết định trao thưởng tiền mặt cho những người dân bắt muỗi như một cách phòng chống dịch sốt xuất huyết đang lan tràn trong thời gian gần đây.
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Thế giới

16:28:48 22/02/2025
Starlink cung cấp kết nối internet quan trọng cho Ukraine và được coi là công cụ thiết yếu đối với quân đội nước này đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Sao châu á

16:06:06 22/02/2025
Giữa nghi vấn chia tay, Quan Hiểu Đồng và Lộc Hàm để lộ nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tình cảm của họ gặp trục trặc.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tin nổi bật

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Hậu trường phim

15:45:44 22/02/2025
Sau khi mắc bạo bệnh, NSND Công Lý chỉ có thể tham gia những vai diễn nhỏ trên truyền hình, tuy nhiên, diễn xuất của anh vẫn được khán giả đánh giá cao và yêu mến.