Cần một “Tổng công trình sư” cho “bài toán” SGK

Theo dõi VGT trên

Việc biên soạn sách giáo khoa cần làm tổng thể và liền mạch. Nên có “Tổng công trình sư” cho cả hệ thống phổ thông để ghép nối các “công trình sư” biên soạn sách của từng năm học. GS Bành Tiến Long đưa ra hướng giải quyết bất cập trong việc biên soạn SGK.

Vấn đề SGK từ lâu đã được dư luận đề cập nhiều khi cho rằng chương trình hiện tại đang quá nặng, thiên về lý thuyết và thậm chí thiếu khoa học, không thực tế, còn nhiều bất cập. GS có thể nói rõ hơn quan điểm của GS về thực trạng này và giải pháp khắc phục?

Về sách giáo khoa của phổ thông, tôi thấy có nhiều ý kiến đề cập đến chương trình nặng, quá tải, nặng lý thuyết, thiếu thực hành; tóm lại còn nhiều bất cập. Điều này đáng lẽ ra phải làm rõ, minh chứng đầy đủ. Các tác giả viết sách và các nhà phản biện cùng với những nhà quản lý phải bố trí thời gian ngồi lại với nhau để xem xét một cách khoa học, thấu đáo và trách nhiệm. Phải làm rất công phu. Phải phản biện thẳng thắn, khách quan cũng như chủ động tiếp thu sự góp ý.

Từ đó thống nhất cách giải quyết một cách căn cơ,triệt để, hoặc là để chỉnh sửa hoặc viết lại hoàn toàn. Tranh luận mà không xử lý và giải quyết thống nhất thì thêm rối. Tôi còn nhớ có lần, lãnh đạo Bộ đã cùng Nhà xuất bản và các Vụ quản lý bậc học, đã mất nhiều thời gian và cập rập để làm đính chính cho kịp năm học. Tôi cũng không có điều kiện để nghiên cứu, và cũng không có khả năng tìm hiểu hết sách giáo khoa của các lớp học ở bậc phổ thông, nhưng những gì tôi biết thì chương trình và nhiều bài học là nặng nề và quá tải và không phù hợp đối với lứa tuổi học sinh. Tôi cho rằng những bài đó chỉ hợp với học sinh năng khiếu.

Cần một Tổng công trình sư cho bài toán SGK - Hình 1

Chương trình SKG phổ thông hiện tại đang còn nhiều bất cập

Chương trình và sách giáo khoa là để giáo dục đại trà, vì vậy phải vừa sức, phải hết sức cơ bản, nhẹ nhàng, không mang tính đánh đố, tranh cãi, cần tăng bài tập, thực hành, trao đổi, thảo luận, chủ yếu vừa cung cấp kiến thức, vừa giáo dục nhân cách và tăng vốn sống tự nhiên cho các em. Đưa tất cả những nội dung, bài khó vào sách giáo khoa tham khảo. Viết sách là hết sức công phu và mất nhiều thời gian cho dù đó là sách phổ thông hay đại học. Viết cho lớp càng thấp thì càng khó viết. Cần lược bỏ những môn học, những kiến thức thừa, không thực tiễn, không cần thiết.

Về giải pháp khắc phục, tất cả phụ thuộc vào Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Sau khi có Đề án, cần thành lập Ban soạn thảo chương trình và viết sách giáo khoa. Nên có “Tổng công trình sư”, “ nhạc trưởng” về việc này cho cả hệ thống phổ thông để ghép nối các “Công trình sư” biên soạn sách của từng năm học. Cần làm tổng thể và “liền mạch”. Đội ngũ phản biện cần độc lập. Không nên làm vội vàng. Đặc biệt là đội ngũ Ban soạn thảo và phản biện phải chịu trách nhiệm về kết quả và chất lượng trước Nhà nước. Cần có đủ kinh phí để họ làm việc. Việc tuyển chọn cán bộ chủ trì các công việc này có vai trò quyết định đến sự thành công của Đề án.

Nên rút bớt thời gian học phổ thông

Không ít chuyên gia giáo dục đề xuất nên rút bớt thời gian học phổ thông, từ 12 năm xuống còn 11 năm hay thậm chí 10 năm. GS nhìn nhận vấn đề này như thế nào và theo ông, tiêu chí cũng như mục đích chính khi xác định thời gian học phổ thông là gì?

Đây là một vấn đề rất hệ trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của giáo dục phổ thông, có hệ lụy tới giáo dục đại học, vì vậy cầnphải phân tích, xem xét, cân nhắc kỹ trước khi quyết định

Video đang HOT

Muốn trả lời câu hỏi bậc GDPT 12 năm hay rút xuống còn 11 năm hay 10 năm thì phải nghiên cứu, xem xét yêu cầu thiết lập hệ thống giáo dục quốc dân là gì? Nguyên tắc đề xuất cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào? Từ đó xây dựng mục tiêu chính và tiêu chí, điều kiện thực hiện khi xác định thời gian học phổ thông.

Giáo dục phổ thông là giai đoạn đầu chuẩn bị cho sự phát triển nguồn nhân lực toàn diện của đất nước: Cả về thể lực, trí tuệ và nghị lực, cả năng lực và đạo đức; trang bị cho người học những kiến thức văn hóa phổ thông cơ bản toàn diện, đủ để phân luồng vào các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và chuẩn bị cho việc đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ phục vụ đất nước.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là thực hiện nâng cao dân trí và phát triển phẩm chất, nhân cách công dân; giáo dục thế hệ trẻ về cả kiến thức chuyên môn và định hướng nghề nghiệp để trở thànhcông dân có đủ kiến thức, kỹ năng, có khả năng tự học, năng động, sáng tạo, tự tin và trách nhiệm, có đủ khả năng làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, là công dân tốt của Việt Nam, dễ dàng hội nhập quốc tế. Giáo dục phổ thông là nền tảng của cả hệ thống giáo dục quốc dân và là “pha đầu” của quá trình học tập suốt đời. Khi kết thúc giáo dục phổ thông học sinh có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn và phẩm chất để chuyển tiếp học trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hoặc học nghề hoặc có thể làm việc.

Về các tiêu chí để xác định số năm học phổ thông thì chúng ta cũng phải tham khảo phân loại giáo dục theo chuẩn quốc tế UNESCO và lưu ý rằng, trước đây, ta quyết định chọn hệ 12 năm cũng như đa số các nước trên thế giới là dựa vào cơ sở tâm sinh lý lứa tuổi 18. Tuy nhiên, sau mấy chục năm, ngày nay do xã hội thông tin và do sự phát triển của đời sống vật chất mà tâm sinh lý lứa tuổi đã phát triển sớm hơn trước một vài năm.

Hiện nay công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ, phương tiện dạy và học đã tiên tiến hơn, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, dân số già hóa nhanh, thanh niên Việt Nam hiện trưởng thành sớm hơn thế hệ trước, học hết 11 năm tức là đã 17 tuổi, thanh niên đã có nhận thức xã hội tốt và có thể tham gia ngay thị trường lao động. Đây cũng là lứa tuổi tâm sinh lý phát triển cao hơn cùng lứa tuổi cách đây 20, 30 năm.

Có thể nói đây là những tiêu chí để xem xét giảm thời gian giáo dục phổ thông từ 12 năm xuống còn 11 năm. Có một thực tế là, trước đây các thế hệthanh niên học 11 năm, thậm chí thế hệ kháng chiến chỉ 10 năm nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ học tập cao hơn, ra nước ngoài học tập vẫn cạnh tranh được với sinh viên ngoại quốc vàvẫn sản sinh ra rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ… giỏi.

Hơn nữa giảm được 1 năm học tập là tăng lợi ích kinh tế cho xã hội và cho gia đình, cá nhân. Từ những lý do trên đây tôi cho rằng, có thể tiến hành thiết lập cấu trúc hệ phổ thông 11 năm. Tôi chỉ băn khoăn một điều: hiện nay tình hình kinh tế nước ta đang rất khó khăn, con người và vật chấthuy động làm sao để có thể triến khai được là một vấn đề rất lớn.

Một số ý kiến cho rằng thực chất vấn đề nằm ở chỗ GD Việt Nam vẫn chưa làm tốt bài toán phân luồng, dẫn đến tình trạng “thừa thày, thiếu thợ”, tiêu cực trong các hệ đào tạo do tâm lý sính bằng cấp. Ý kiến của GS về vấn đề này như thế nào?

Đúng là giáo dục Việt Nam vẫn chưa làm tốt bài toán phân luồng làm cho mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực. Chính vì vậy cần tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân. Chúng ta nên nghiên cứu để tổ chức hệ thống giáo dục phổ thông 11 năm trong đó 9 năm phổ thông bắt buộc, là giáo dục miễn phí. Sau 9 năm phổ thông bắt buộc là phải phân luồng ngay. Một bộ phận học sinh vào học phổ thông công nghiệp hoặc học nghề. Một bộ phận học tiếp 2 năm trước khi vào học đại học.

Số sinh viên học đại học cũng phải thực hiện 70-80% sinh viên đào tạo theo chương trình nghề nghiệp ứng dụng, chỉ 20-30% đào tạo theo chương trình nghiên cứu (tỷ lệ này đã có trong HERA- Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện GD ĐH VN giai đoạn 2006-2020). Cần rút ngắn thời gian đào tạo đại học. Cần thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo và giáo dục nghề. Hợp nhất cao đẳng nghề và cao đẳng, hợp nhất trung cấp nghề vàtrung cấp chuyên nghiệp. Đây là sự thay đổi rất cần thiết. Chúng ta nói “thừa thầy thiếu thợ” cũng chỉ là một cách nói thôi vì thực chất chúng ta đang thiếu cả thầy cả thợ nhưng cũng lại thừa cả thợ, cả thầy. Thiếu cả thầy giỏi, thầy đạt chuẩn và thiếu cả thợ giỏi, thợ lành nghề.

Nếu đào tạo chất lượng tốt, nhân lực có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng thực hành giỏi thì không những sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng sẽ dễ dàng kiếm được việc làm ở các doanh nghiệp trong nước và liên doanh với nước ngoài mà còn tham gia được thị trường lao động quốc tế. Sinh viên lại còn có khả năng sáng tạo ra việc làm, làm phong phú sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng sản xuất, thu hút người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thị trường sẽ tự điều tiết một cách lành mạnh.

Đào tạo và cấp bằng là hai việc song hành và là trách nhiệm thông thường của công tác đào tạo. Nhưng tâm lý sính bằng cấp là một sai lầm, là một hậu họa cho xã hội. Ngày xưa, ngay cả khi giáo dục chỉ dành cho số ít, còn gọi là giáo dục “tinh hoa” thì tâm lý sính bằng cấp cũng không có. Việc này là do cơ chế chính sách không hợp lý cần được cấp bách giải quyết, nhất là trong quản lý.

Mạnh Hải

Theo dân trí

Cần tổng điều tra toàn diện trước khi đánh giá

Để có được cơ sở vững chắc cho một đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay, có lẽ cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện, khoa học với quy mô thích hợp.

Đó là quan điểm của GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Khoa học - Giáo dục của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. GS Trân Châu cho rằng, về thực trạng của nền giáo dục nước ta, có nhiều ý kiến đánh giá không chính thức khác nhau, nhiều ý kiến cho là bất cập, yếu kém, lạc hậu, hay có người còn cho là đi lạc hướng...thậm chí còn cho là đã góp phần làm suy yếu thêm nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội. Trong một môi trường xã hội mà văn hóa, đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái như Nghị quyết 4 đã nêu, thì không thể không ảnh hưởng đến toàn xã hội trong đó có giáo dục, không thể đơn thuần quy là do lỗi của giáo dục trong việc làm băng hoại đạo đức, văn hóa, xã hội.

Cần tổng điều tra toàn diện trước khi đánh giá - Hình 1
Cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện về giáo dục trước khi đánh giá (Ảnh minh họa)

Hiện tượng nhà trường nào đó và các thầy giáo nào đó "bán bằng", một bộ phận học trò học chỉ để có "bằng" có phần là do lỗi của hệ thống quản lý giáo dục, nhưng lỗi này chỉ có thể phát sinh, nảy nở và phát triển trong một môi trường xã hội mà có sự hiện diện của việc mua bán chức, kiếm được việc làm, hay thăng tiến không phải chủ yếu do năng lực bản thân, mà khá phổ biến là phụ thuộc khá nhiều vào việc "chạy chọt", "đổi chác" bằng nhiều hình thức khác nhau.

Mặc dù chưa có kết quả "tổng kiểm tra" "đánh giá tổng thể" một cách khoa học nhưng dư luận xã hội hình như cũng khá thống nhất về một số yếu kém của giáo dục cần sớm khắc phục.

Cũng theo TS Trân Châu, những yếu kém chính thường được nêu trong thời gian gần đây đó là học nặng, thi cử phức tạp tốn kém, thiếu kiến thức thực hành, hiệu quả học không cao, khả năng vận dụng tri thức kém. Ngoài một số học sinh xuất sắc, giỏi, trình độ của số khá nhiều học sinh, sinh viên không tương xứng với bằng cấp mà họ có được. Đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp ngày nay được đào tạo theo một hệ thống khá cơ bản, theo chương trình khá tốt so với trước đây nhưng vẫn còn đó những bất cập...

Giải pháp nào để đổi mới?

Theo quan điểm của GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu thì những giải pháp cần phải hướng tới đó là nâng cao sự gương mẫu, hiệu quả hoạt động của giáo viên. Đây có lẽ là khâu đột phá trước tiên cần làm ngay vì các thầy cô có vai trò đặc biệt quan trọng đến chất lượng đào tạo.

Cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi nghề, có tâm huyết, trách nhiệm nghề nghiệp, xứng đáng là thầy giáo. Từ thực tế cho thấy giáo dục phổ thông có vai trò khá quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, phải xây dựng từ gốc, vì vậy làm thế nào để có bậc học này có đội ngũ giáo viên chuẩn.

Tạo điều kiện để có người giáo viên có điều kiện phấn đấu vươn lên, toàn tâm toàn ý với nghề. Hơn ai hết, người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh về nhiều mặt, nhất là ý thức "học tập suốt đời" về mọi mặt.

Mặt khác rà soát lại yêu cầu, mục tiêu đào tạo về kiến thức lý thuyết và thực hành, nhân cách, kỹ năng sống cho người học của từng bậc học, từng loại hình đào tạo, thật rõ ràng cụ thể thiết thực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước ta đáp ứng yêu cầu của nước ta về họi nhập quôc tế.

Cần quan tâm nhiều đặc biệt có biện pháp, hình thức kiểm tra thích hợp để đảm bảo chuẩn chất lượng sản phẩm của mỗi bậc học trong suốt quá trình đào đạo.

Có cần quá chú trọng mất nhiều công sức, tiền bạc như hiện nay để chỉ sàng lọc, do đó không khuyến khích người học phải cố gắng trong quá trình học. Chất lượng đầu ra không bảo đảm dẫn đến một thực tế là có sự qua khác nhau về trình độ giữa những người có cùng một "tấm bằng" xác nhận trình độ. Điều này dẫn đến sự bất công về cơ hội việc làm, nhất là trong điều kiện có nhiều tiêu cực mà không phải dễ khắc phục và có thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Ngành cũng cần có biện pháp để giúp người học sớm hướng nghiệp từ bậc phổ thông.

Về vấn đề chương trình, SGK, GS Trân Châu cho rằng so với trước đã có nhiều tiến bộ, việc cải cách hay viết lại cần có chuẩn bị hết sức cẩn thận, lên phương án cụ thể tranh thủ ý kiến rộng rãi nhiều loại chuyên gia, tìm cách thích hợp để tránh lãng phí tiền công và công sức mà có thể lại thêm khó khăn cho việc đổi mới.

"Sách có thể chưa thật tốt như mong muốn, có thể hoàn thiện dần nhưng nếu có giáo viên tốt, có chương trình hướng dẫn cụ thể thì vẫn có thể đạt yêu cầu mong muốn" - GS Trân Châu nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề tổ chức quản lý, GS Trân Châu cũng cho rằng cần phải có sự thay đổi. Ở đâynhững người có trách nhiệm ở tất cả các cấp kể cả thành viên của hội đồng tư vấn cần làm đủ chức năng nhiệm vụ và phải có cơ chế quy định về việc chịu trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao.Cần có hệ thống tư vấn, thanh tra, kiểm tra (làm việc một cách thật sự, có chịu trách nhiệm chứ không phải là hình thức) đánh giá một cách đầy đủ mọi hoạt động giáo dục, cũng như mọi tổ chức, hoạt động có tính chất thử nghiệm.

"Cải cách giáo dục được tổ chức thành lập theo tinh thần thực sự cầu thị, có cơ chế để có thể tranh thủ được nhiều ý kiến của đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học và quản lý có kinh nghiệm nghề nghiệp, có tâm huyết. Tổ chức này có nên chăng là một tổ chức có quyền lực để thực thi nhiệm vụ được giao?" - GS Trân Châu nói.

S.H

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyện gì đã xảy ra khiến Đoàn Văn Hậu xuất hiện với cái chân nẹp kín giữa buổi tiệc tất niên?Chuyện gì đã xảy ra khiến Đoàn Văn Hậu xuất hiện với cái chân nẹp kín giữa buổi tiệc tất niên?
23:36:38 23/01/2025
Vũ Thu Phương sau ly hôn vui vẻ gói bánh chưng, Vy Oanh cùng chồng đại gia du xuânVũ Thu Phương sau ly hôn vui vẻ gói bánh chưng, Vy Oanh cùng chồng đại gia du xuân
23:33:33 23/01/2025
Gia thế gây choáng của chồng nữ tỷ phú Madam PangGia thế gây choáng của chồng nữ tỷ phú Madam Pang
22:54:36 23/01/2025
Phát hiện ung thư, Diva Hồng Nhung vẫn cố hoàn thành liveshow về Hà NộiPhát hiện ung thư, Diva Hồng Nhung vẫn cố hoàn thành liveshow về Hà Nội
23:07:54 23/01/2025
HOT: Hồ Quang Hiếu và vợ kém 17 tuổi chính thức đón con đầu lòng, tiết lộ xảy ra 1 sự việc ngoài dự đoán!HOT: Hồ Quang Hiếu và vợ kém 17 tuổi chính thức đón con đầu lòng, tiết lộ xảy ra 1 sự việc ngoài dự đoán!
23:12:10 23/01/2025
Lý Nhã Kỳ, Thanh Thảo và nhiều sao Việt phẫn nộ vụ nam shipper bị đánh tử vongLý Nhã Kỳ, Thanh Thảo và nhiều sao Việt phẫn nộ vụ nam shipper bị đánh tử vong
23:29:25 23/01/2025
Truy lùng danh tính sao nữ hạng A bị phốt cặp cùng lúc 6 đại gia, có bầu nhưng không ai nhận conTruy lùng danh tính sao nữ hạng A bị phốt cặp cùng lúc 6 đại gia, có bầu nhưng không ai nhận con
23:25:53 23/01/2025
Khoa Pug lên tiếng về câu chuyện đầy đau thương của nam shipper ở Đà NẵngKhoa Pug lên tiếng về câu chuyện đầy đau thương của nam shipper ở Đà Nẵng
23:20:21 23/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước ra

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước ra

Hậu trường phim

07:25:14 24/01/2025
Tại thảm đỏ họp báo công chiếu phim, bên cạnh ekip với những cái tên nổi bật như Kaity Nguyễn - Thanh Sơn - Trần Ngọc Vàng,... thì còn có sự xuất hiện của các nghệ sĩ nổi tiếng đến chung vui cùng tác phẩm.
Vườn hồng lúc lỉu quả, chín đỏ rực ở Sơn La

Vườn hồng lúc lỉu quả, chín đỏ rực ở Sơn La

Du lịch

07:24:52 24/01/2025
Những ngày cận Tết, trong tiết trời se lạnh, các vườn hồng ở Mộc Châu, Sơn La chỉ còn lại cành cây và những quả đỏ cam, tạo nên cảnh sắc lạ mắt.
Nhồi nhét khách, tài xế xe khách có thể bị phạt tới 75 triệu đồng

Nhồi nhét khách, tài xế xe khách có thể bị phạt tới 75 triệu đồng

Tin nổi bật

07:21:45 24/01/2025
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có quy định về lỗi xe khách chở quá số lượng người.
Người yêu hot boy của Thiều Bảo Trâm "dứt tình" sau hơn nửa tháng đường ai nấy đi

Người yêu hot boy của Thiều Bảo Trâm "dứt tình" sau hơn nửa tháng đường ai nấy đi

Sao việt

07:19:34 24/01/2025
Matthis - người yêu cũ kém 10 tuổi của Thiều Bảo Trâm - mới đây lại gây chú ý khi có động thái hoàn toàn khác biệt trên Instagram cá nhân.
Ukraine tiết lộ "tối hậu thư" của Nga, quyết không nhượng lãnh thổ

Ukraine tiết lộ "tối hậu thư" của Nga, quyết không nhượng lãnh thổ

Thế giới

07:10:16 24/01/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không đồng ý với bất kỳ sự thỏa hiệp nào liên quan đến các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát.
3 loại nguyên liệu này, phụ nữ luân phiên nấu thành các món ăn cách ngày 1 lần, khuôn mặt sẽ hồng hào, da mịn màng và tràn đầy sức sống

3 loại nguyên liệu này, phụ nữ luân phiên nấu thành các món ăn cách ngày 1 lần, khuôn mặt sẽ hồng hào, da mịn màng và tràn đầy sức sống

Ẩm thực

06:59:04 24/01/2025
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 loại thực phẩm và công thức các món ăn giúp bổ máu hơn cả táo đỏ. Tiêu thụ luân phiên, đều đặn các món ăn này có thể giúp bạn lấy lại làn da hồng hào và nguồn năng lượng dồi dào.
Cưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệ

Cưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệ

Sao châu á

06:42:31 24/01/2025
Trên trang web dành cho fanclub, nam nghệ sĩ xác nhận thông tin giải nghệ, đồng thời hứa sẽ chịu trách nhiệm cho những chuyện mà mình đã gây ra.
Những loài vật di chuyển chậm nhất hành tinh

Những loài vật di chuyển chậm nhất hành tinh

Lạ vui

06:42:17 24/01/2025
Trong thế giới tự nhiên, có những loài động vật cần đến tốc độ để săn mồi hoặc để chạy trốn kẻ thù, nhưng cũng có những loài động vật vẫn sống tốt với tốc độ chậm chạp của mình.
'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha

'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha

Netizen

06:41:33 24/01/2025
Barron Trump 18 tuổi gây sốt khi xuất hiện tại lễ nhậm chức của ông Donald Trump với vẻ ngoài bảnh bao, phong thái bí ẩn và chiều cao vượt trội
Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Sức khỏe

06:37:37 24/01/2025
Khi phát hiện người xung quanh bị đột quỵ, bạn cần gọi ngay cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, việc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế được các di chứng về sau.
Nghệ An phạt gần 9 tỉ đồng liên quan học sinh vi phạm giao thông

Nghệ An phạt gần 9 tỉ đồng liên quan học sinh vi phạm giao thông

Pháp luật

06:36:22 24/01/2025
Trong một năm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghệ An đã lập biên bản xử phạt hành chính gần 9 tỉ đồng liên quan việc học sinh vi phạm giao thông.