Cần một “khoán 10″ trong đổi mới giáo dục đại học
“Trao quyền “Tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao” cho các cơ sở GD ĐH theo năng lực tự chủ, chất lượng và hiệu quả hoạt động là yếu tố quan trọng nhất”.
Đó là khẳng định của GS Mai Trọng Nhuận – giám đốc ĐHQGHN tại Hội thảo khoa học “Đổi mới Giáo dục đại học ở Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp” ĐHQGHN tổ chức ngày 8/2. Hội thảo do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, GS.TS Mai Trọng Nhuận, GS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐHQGHN chủ trì. Hội thảo nhằm chỉ ra những vấn đề của hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó có những giải pháp đưa GDĐH Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế trong bối cảnh mới.
GS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐH QGHN: “Cần một “khoán 10″ trong đổi mới giáo dục đại học”
Các báo cáo, tham luận tại Hội thảo tập trung vào một số nội dung chính như Xu thế phát triển Đại học tinh hoa kiểu mới, Chiến lược phát triển ĐHQGHN, Xu thế phát triển của GDĐH thế giới và các mô hình trường đại học, Phân tầng ĐH ở Việt Nam, Tự chủ đại học, Kiểm định chất lượng GDĐH, Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN theo hướng tiếp cận sản phẩm đầu ra…
Video đang HOT
Theo GS.TS Mai Trọng Nhuận, sự phát triển của nền GDĐH đã trở thành thước đo cho sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Các trường đại học “Tinh hoa mới” là các đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của mỗi quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực tài năng, chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đỉnh cao, đóng vai trò hoa tiêu, và trụ cột cho nền GDĐH của đất nước, đó là hội nhập và cạnh tranh, phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phần lớn các đại học hàng đầu thế giới đều theo mô hình Techno-polis mà ở đó có sự gắn kết rất chặt chẽ và thông suốt giữa các khu vực đại học Chính phủ- xã hội- khoa học công nghệ – doanh nghiệp”.
GS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐHQGHN cho rằng: “Các trường đại học tinh hoa mới cần phải có quyền tự chủ rất cao để thực hiện sứ mệnh đặc biệt của mình. Quyền tự chủ không phải là đặc quyền mà là kha năng giup trương đai hoc mang lai lơi ich công va ưng pho kịp thời trước nhưng thay đôi nhanh cua cuôc sông”.
Đưa ra giải pháp đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập của đất nước. GS Mai Trọng Nhuận đề nghị: “Cần một “khoán 10″ trong đổi mới giáo dục ĐH ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của đất nước. Trao quyền “Tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao” cho các cơ sở GD ĐH theo năng lực tự chủ, chất lượng và hiệu quả hoạt động là yếu tố quan trọng nhất. Đặc biệt, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về GDĐH vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để đổi mới GDĐH”.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao vai trò và vị thế của ĐHQGHN đồng thời hy vọng, ĐHQGHN sẽ trở thành “quả đấm thép”, có những đóng góp quan trọng cho nền GDĐH Việt Nam. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đặc biệt nhấn mạnh, ĐHQGHN phải tiên phong trong việc đổi mới GDĐH Việt Nam với vai trò là lực lượng nòng cốt, tinh nhuệ và sáng tạo.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Hội thảo du học Pháp và Phần Lan
Chương trình được tổ chức từ 17h đến 20h ngày 8/1 tại khách sạn Kim Đô số 133 Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM. Hội thảo sẽ giới thiệu về hệ thống giáo dục đại học Phần Lan và Pháp, khí hậu, con người và cuộc sống thực tế.
Hội thảo giới thiệu chương trình học bổng cho học sinh có điểm IELTS 6 hoặc TOEFL iBT 79 - 80, tốt nghiệp PTTH và có học lực khá. Ngoài ra, đối với chương trình cao đẳng tại Phần Lan, học sinh không cần điểm IELTS.
Học sinh sẽ được giới thiệu đặc điểm chuyên ngành thương mại quốc tế và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, các chuyên viên giáo dục thuộc Trung tâm du học ANT sẽ cung cấp điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường và trao đổi kinh nghiệm với học sinh.
Tại Phần Lan và Pháp, sinh viên được đi làm thêm khoảng từ 20 đến 25 tiếng một tuần. Chi phí sinh hoạt từ 345 đến 500 EUR một tháng. Sinh viên tham gia các khóa học lấy bằng chính quy của các trường đại học công lập Phần Lan và Pháp đều không phải trả tiền học phí. Tất cả các chương trình đều dựa trên hệ thống chuyển giao học phần (ECTS) giữa các nước châu Âu, giúp tăng cường tính minh bạch quốc tế và việc chấp nhận bằng cấp của Phần Lan và Pháp trên toàn cầu.
Các trường đại học ở Phần Lan và Pháp có rất nhiều chương trình học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Trung tâm ANT sẽ khai giảng lớp luyện thi đại học Phần Lan vào ngày 15/2, ngoài ra sinh viên được hỗ trợ 100% học phí luyện thi IELTS tại trung tâm. Đăng ký tham dự hội thảo trước Hotline: 091 3 6666 13.
Liên hệ: Công ty tư vấn ANT
554 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, TP HCM.
Tel: (84-8) 38 335 336/35 061 669/ 38 249 666; Fax: (84-8) 38 335 336
Email: anthcm@hcm.vnn.vn Website: http://www.antco.vn/
Theo VNE
Phải trả lại quyền tự chủ cho trường đại học Tại Hội nghị trực tuyến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách ngày 9-1, nhiều đại biểu cho rằng, cần trả quyền tự chủ cho các trường ĐH và chỉ khi ĐH được tự chủ thì mới có thể tăng chất lượng giáo dục đại học. Phó trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM Trần Du Lịch cho rằng các trường ĐH phải được tự chủ...