Cần lưu ý gì khi sử dụng hoá chất Cloramin B khử khuẩn ôtô phòng ngừa virus
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chính vì vậy, việc dọn dẹp và khử khuẩn trên xe ôtô như thế nào rất cần thiết.
Dưới đây là những gợi ý cho các tài xế tự khử trùng “xế hộp” tại nhà.
Những bộ phận trên xe cần được khử khuẩn thường xuyên
Chìa khoá xe : Đây là vật dụng đầu tiên bạn tiếp xúc, chính vì vậy, chìa khoá xe cần phải được vệ sinh sạch sẽ. Do vậy, bên cạnh việc chú ý rửa tay thường xuyên, chúng ta cũng nên lưu ý khử trùng chiếc chìa khóa xe nhỏ bé bằng hoá chất Cloramin B pha, nồng độ 0,01% – chất khử khuẩn đã được Bộ Y tế cho phép.
Khử trùng chìa khoá xe là rất cần thiết. Ảnh: Vĩnh Tiến
Tay nắm cửa và nút bấm : Vật dụng này cũng cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để tránh lây truyền chéo virus. Bên cạnh đó, bên trong ôtô có rất nhiều bộ phận khác như công tắc mở kính, núm radio, điều chỉnh âm lượng, bảng điều khiển, hộc đựng cốc, dây an toàn… thường xuyên có tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng nên đây có thể là nơi ẩn náu của vi khuẩn hay virus mà ít ai ngờ tới.
Vô lăng: Lau vô lăng bằng khăn lau khử trùng giúp loại bỏ bất kỳ mầm bệnh tiềm ẩn nào có thể có trên đó. Một mẹo hay là bạn đeo găng tay mọi lúc, ngay cả khi lái xe.
Khử trùng vô lăng, ghế ngồi… Ảnh: AFP
Thảm sàn và ghế ngồi : Đây là những bộ phận vô cùng quan trọng không chỉ để trang trí mà còn giúp giữ vệ sinh khu vực nội thất bên trong ôtô. Tuy nhiên, vị trí bên dưới khó vệ sinh khiến khu vực này rất dễ trở thành nơi cư trú cho các vi khuẩn sinh sôi từ các mẩu vụn đồ ăn đánh rơi hay bụi bẩn lâu ngày không được quét dọn.
Khi vệ sinh những vật dụng này, tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc tẩy hoặc hydro peroxide nào trên nội thất của xe. Bởi cả hai hoá chất này sẽ gây ra thiệt hại cho nhựa vinyl, vật liệu khá phổ biến trên ôtô ngày nay.
Video đang HOT
Thay vào đó, bạn nên dùng nên có một hoặc hai ống khăn lau khử trùng để bên trong xe mọi lúc. Bạn nên thường xuyên sử dụng chúng để lau các bộ phận của chiếc xe mà bạn chủ yếu chạm vào.
Cần lưu ý gì khi sử dụng hoá chất Cloramin B khử khuẩn ôtô
Cloramin B là hóa chất chuyên được sử dụng để diệt khuẩn bề mặt, xử lý nước với thành phần hóa học chiếm chủ yếu là sodium benzensulfochleramin (công thức Cloramin B là C6H5SO2NClNa.3H20). Trong đó Clo hoạt tính chiếm khoảng 25%. Hóa chất này thường có dạng bột hoặc dạng viên. Đây là hóa chất được Tổ chức y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam khuyên dùng cho sát khuẩn ở bệnh viện, trường học, mầm non, hộ gia đình.
Cloramin B có tác dụng diệt khuẩn trong nước, khử khuẩn trên bề mặt. Tác dụng này nhờ vào Clo hoạt tính hay Clo dương trong Cloramin B với hàm lượng khoảng 250 – 290gr/kg. Clo hoạt tính rất dễ phản ứng với các hợp chất hữu cơ giúp diệt các loại vi khuẩn.
Khi khử khuẩn cho ôtô cần rất cẩn thận về liều lượng hoá chất. Ảnh: Tuấn Phong
Trao đổi với Lao Động, TS.BS Trương Anh Thư – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Bạch Mai), Cloramin B là hoá chất khử khuẩn mà người dân hoàn toàn có thể sử dụng tại nhà.
Tuy nhiên vẫn cần cẩn thận trong suốt quá trình sử dụng. “Bản chất Cloramin B nằm trong thành phần một số chất tẩy rửa đồ gia dụng mà người dân vẫn thường có trong gia đình.
Vậy nên, người dân có thể yên tâm khi sử dụng. Tuy nhiên người dân cần lưu ý rằng, phải pha đúng nồng độ và mang khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình khử khuẩn để phòng trường hợp kích ứng da”, TS.BS Trương Anh Thư cho biết.
Đối với ôtô, các dung môi khác như rượu, acetone, dầu hỏa,…. nên tránh sử dụng, vì nó có thể làm hỏng các thành phần nội thất đắt tiền. Nếu sử dụng dung dịch xịt phòng như Lysol hoặc Clorox, tuyệt đối tránh dùng loại có chất tẩy. Hãy cẩn thận với chất khử trùng dạng phun vì chúng chỉ hoạt động thông qua tiếp xúc trực tiếp.
Lê Bê La gây phẫn nộ khi chia sẻ loại thuốc điều trị Covid-19
Bài viết sưu tầm về cách phòng ngừa Covid-19 của Lê Bê La gây tranh cãi lớn. Đáng chú ý, cô còn khẳng định cả gia đình mình đang sử dụng loại thuốc này.
Những ngày qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca dương tính tăng nhanh. Để phòng chống dịch, TPHCM cùng một số địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, khuyến cáo mọi người thực hiện 5K và tiến hành tiêm vaccine diện rộng.
Giữa thời điểm nóng, diễn viên Lê Bê La mới đây bất ngờ đề cập tới câu chuyện phòng và chữa Covid-19. Đây là bài viết được nữ diễn viên sưu tầm đăng tải lên trang cá nhân, nội dung xoay quanh việc khuyên mọi người cân nhắc sử dụng "thuốc địa long" để ngăn ngừa, điều trị.
Đáng chú ý, bài viết còn khuyến cáo "dùng địa long trước khi tiêm vaccine thì sẽ an toàn, không bị sốc hay rủi ro tính mạng".
Chia sẻ trên trang cá nhân của Lê Bê La vào sáng 7/8.
"Nên khuyên bảo nhau hiểu và dùng địa long (địa long tức giun đất) để bảo vệ an toàn tính mạng trong dịch bệnh khốc liệt này.... Nên nuôi nhiều địa long trong nhà để làm thuốc, làm thực phẩm cứu đói, và phóng sinh địa long về với thiên nhiên" , trích trong bài viết sưa tầm của Lê Bê La.
Bài viết sưu tầm về cách phòng ngừa Covid-19 của Lê Bê La vừa đăng tải đã gây ra tranh cãi lớn. Không ít ý kiến lên án nữ diễn viên vì chia sẻ câu chuyện sưu tầm mang tính võ đoán, thiếu kiểm chứng, thậm chí là phản khoa học.
Netizens cho rằng việc tốt nhất để phòng ngừa dịch bệnh hiện tại là mỗi người hãy nâng cao ý thức, tuân thủ theo khuyến cáo 5K, tiêm vaccine...
Số đông cư dân mạng khuyên Lê Bê La nên chắt lọc nội dung chia sẻ, bởi cô là người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất định.
Lê Bê La khẳng định cả nhà mình dùng "địa long".
Cư dân mạng gay gắt phản đối bài đăng võ đoán.
Liên quan tới vấn đề này, tháng 5/2021, Công an tỉnh Bắc Ninh đã xử phạt 2 tài khoản Facebook vì chia sẻ bài viết về "thuốc địa long" có thể ngăn ngừa lây nhiễm và trị dứt Covid-19.
Tờ Thanh Niên dẫn lời cơ quan chức năng cho biết, những tài khoản này đã vi phạm điểm d, khoản 1, điều 101, Nghị định 15 ban hành ngày 3/2/2020 của Chính phủ, bị phạt hành chính mỗi người 5 triệu đồng.
Còn Người Lao Động cho hay, lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao nhanh chóng xác minh thông tin, trao đổi với phòng nghiệp vụ thuộc với Sở y tế tỉnh về phác đồ điều trị bệnh Covid-19.
Theo đó, căn cứ quyết định của Bộ Y tế thì sản phẩm "địa long" không có trong danh mục điều trị.
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Malaysia vượt ngưỡng 1 triệu Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, tổng số ca mắc COVID-19 tại Malaysia chính thức vượt mốc 1 triệu ca với 17.045 ca mắc mới được ghi nhận ngày 25/7. Đến nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 1.013.438 ca nhiễm SARS-CoV-2. Người dân chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN Báo cáo ngày 25/7...