Cần làm minh bạch quy trình tái bổ nhiệm của ông Trần Minh Luân
Cho tới nay, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn im lặng khó hiểu trước sự việc của ông Trần Minh Luân – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Nguyễn Thị Diệu.
Liên quan đến sự việc của ông Trần Minh Luân – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh bị điều xuống làm giáo viên, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với những vị có thẩm quyền của Sở Giáo dục và Đào tạo để tìm hiểu.
Sở Giáo dục và Đào tạo im lặng khó hiểu
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam vào chiều ngày 5/3, ông Nguyễn Huỳnh Long – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có biết sự việc của ông Trần Minh Luân tại Trường Nguyễn Thị Diệu.
Dù vậy, ông Long nói rằng, hiện ông Luân đang có đơn khiếu nại, Sở đang thụ lý, giải quyết, nên không nói chi tiết, và cáo bận do đang họp.
Còn trao đổi với phóng viên qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến – Phó trưởng Phòng Tổ chức cán bộ của Sở đề nghị, phóng viên cung cấp câu hỏi vào địa chỉ email của bà Xuyến, để bà Xuyến trình lãnh đạo, sẽ có câu trả lời.
Dù bà Xuyến hứa là sẽ cho địa chỉ email của bà, nhưng dù đã gọi nhắc thêm một vài cuộc điện thoại nữa, nhưng cho đến sáng ngày 6/3, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam vẫn chưa nhận được địa chỉ email của bà.
Video đang HOT
Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: H.L)
Như vậy, có thể thấy rằng, dù phóng viên rất muốn tìm hiểu chi tiết, cụ thể hơn về sự việc của ông Trần Minh Luân, nhưng những động thái như đã nêu ở trên có thể cho thấy rằng, dường như, những vị lãnh đạo ở Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp im lặng đến khó hiểu như vậy.
Thiếu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nhưng vẫn làm giáo viên
Ngay sau khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Phó Hiệu trưởng Trường Nguyễn Thị Diệu bị Hiệu trưởng điều xuống làm giáo viên”, ông Trần Minh Luân đã rất bức xúc với các phát biểu của Thạc sĩ Đỗ Đình Đảo – Hiệu trưởng.
Theo ông Luân, nếu nói ông chưa có chứng chi nghiệp vụ sư phạm, thì lý do gì nhà trường lại điều ông xuống làm giáo viên?
Phải chăng làm cán bộ quản lý trường thì cần chứng chỉ này, còn là giáo viên đứng lớp không cần chứng chỉ này?
Về vấn đề này, Thạc sĩ Đỗ Đình Đảo – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu giải thích: Về nguyên tắc tuyển dụng, đã là giáo viên thì phải tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
Còn nếu là người tốt nghiệp ở các trường khác thì cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Dù vậy, hiện nay thì do hoàn cảnh và lịch sử để lại, rất nhiều giáo viên hiện vẫn đang không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm như đúng theo yêu cầu.
Vừa qua, khi có quy định chuyển đổi chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, thì bắt buộc các giáo viên cần phải đạt đúng chuẩn quy định.
Những giáo viên nào còn thiếu chuẩn, thì được phép bổ sung trong vòng 5 năm. Còn đối với các tiêu chuẩn của cán bộ quản lý thì lại không được phép cho nợ, bắt buộc phải có đầy đủ ngay thì mới bổ nhiệm hay tái bổ nhiệm.
Về chứng chỉ dành cho cán bộ quản lý trung học phổ thông, ông Đỗ Đình Đảo – Hiệu trưởng chia sẻ: Chứng chỉ này do Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh cấp, còn chứng chỉ ông Luân có chỉ là chứng chỉ bồi dưỡng thêm, do tự thấy có nhu cầu.
Đây là chương trình liên kết giữa Việt Nam và Singapore, cũng do Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh cấp, nhưng không phải chứng chỉ dùng trong tiêu chuẩn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý.
Thiết nghĩ, nhằm làm rõ ràng, minh bạch quá trình tái bổ nhiệm của ông Trần Minh Luân, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cần nhanh chóng vào cuộc, xác minh, để sớm giải tỏa các thắc mắc, hoài nghi trong ông Luân cũng như giáo viên Trường Nguyễn Thị Diệu, quận 3.
Phương Linh
Theo giaoduc.net.vn
TP.HCM: Bù hơn 150 tỷ đồng/năm để giảm học phí cho các cấp thuộc trường công lập
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND của HĐND TPHCM về chế độ giảm học phí cho học sinh các trường mầm non, THCS và Bổ túc THCS áp dụng chính thức từ học kỳ 2 năm học 2019. Mỗi năm, ngành giáo dục thành phố sẽ cấp bù 150 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Theo đó, từ học kỳ 2 năm học 2018-2019, TP.HCM áp dụng mức thu học phí đối với học sinh đang theo học các lớp nhà trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn 19 quận nội thành (gồm quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân) là 200.000 đồng/học sinh/tháng. Mức học phí này giữ nguyên như mức học phí áp dụng trước đó dành cho khu vực nhóm 1.
Riêng đối với học sinh lớp nhà trẻ ở 5 huyện ngoại thành (gồm Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ), mức thu học phí mới được điều chỉnh là 120.000 đồng/học sinh/tháng, giảm 20.000 đồng/tháng so với năm học trước.
Đối với học sinh bậc THCS và bổ túc THCS tại các trường công lập trên địa bàn TP cũng áp dụng mức thu học phí mới bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2018-2019 là 60.000 đồng/học sinh/tháng đối với học sinh các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 ,12, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Thạnh.
Đồng thời, giảm từ 85.000 đồng xuống còn 30.000 đồng/tháng/học sinh đối với học sinh các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.
Ngân sách thành phố sẽ cấp bù kinh phí cho các trường khi thực hiện việc giảm học phí với quy định 2 lần/năm tài chính và phân cấp về các quận, huyện. Với mức giảm học phí như trên, ngành giáo dục thành phố sẽ cấp bù 150 tỷ đồng/năm.
PHA LÊ
Theo baodansinh
Bình Định: Hủy quyết định kỷ luật hiệu trưởng Trường Mầm non Quy Nhơn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã giao Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn hủy quyết định xử lý kỷ luật hành chính đối với bà Nguyễn Thị Kim Phương, nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Quy Nhơn Ngày 4/1, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết đã ban hành văn bản thông báo ý kiến kết luận...