Cần làm gì khi tóc rụng quá nhiều?
Rụng tóc nhiều ở nữ giới là một vấn đề cần quan tâm. Chúng không quá lộ liễu như nốt mụn mọc trên mặt hay dấu chân chim ngay khóe mắt.
Ảnh minh họa: Internet
Giai đoạn tăng trưởng: tóc được hình thành và bắt đầu mọc ra, thân tóc xuất hiện và hoàn thiện quá trình tạo lớp sừng phía ngoài. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài 2 – 4 năm ở đàn ông và 3 – 7 năm ở phụ nữ. Tóc mọc 0,3 – 0,4mm một ngày và tối đa là 1cm trong một tháng.Giai đoạn dừng tăng trưởng: gần như mọi hoạt động tăng trưởng của các tế bào trong tóc đều ngừng lại. Phần sâu nhất của nang tóc sẽ thoái hóa trong 2 đến 3 tuần.Giai đoạn thoái hóa: kéo dài 2 – 4 tháng. Nang tóc (vùng chứa chân tóc) giờ đây chỉ còn là một bộ phận không hoạt động. Chân tóc tách khỏi nang bây giờ đã co lại, bắt đầu rụng đi và nhường chỗ cho giai đoạn tăng trưởng của sợi tóc mới, vòng đời mới của tóc bắt đầu.
Trung bình tóc một người rụng từ 80 – 150 sợi / ngày.
Điều đó có nghĩ là dù tóc bạn khỏe mạnh đến mấy thì việc rụng tóc vẫn xảy ra và điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên trong môi trường bụi bẩn và nhất là khi tóc phải tiếp xúc với quá nhiều hóa chất, bạn cần phải chăm sóc và bảo vệ chúng khỏi nạn rụng tóc trước khi để đến nỗi phát hiện những điểm thưa tóc trên đầu mình sau một đêm ngủ dậy.
Chăm sóc tóc đúng cách Để cho mái tóc được khỏe mạnh và mượt mà, bạn cần phải biết chú ý cách chăm sóc tóc hàng ngày: – Không nên thường xuyên sấy tóc hay để tóc phải tiếp xúc với nhiệt độ nóng quá nhiều. Nhiệt độ cao sẽ làm suy yếu các dưỡng chất protein có trong tóc, khiến tóc mỏng manh và dễ gãy rụng hơn.
- Bạn cũng nên hạn chế tạo nhiều kiểu tóc trong thời gian ngắn. Trong quá trình làm tóc như nhuộm, uốn, duỗi, tóc bạn không chỉ tiếp xúc với các hóa chất mà còn bắt buộc phải chịu nhiệt độ cao để có thể tạo được kiểu dáng mà bạn mong muốn.
Hãy tưởng tượng khi duỗi tóc, nhiệt độ dùng để kẹp tóc ít nhất là 150oC trở lên, chỉ cần chạm nhẹ vào da là sẽ gây bỏng nói chi đến chuyện ép, kéo những sợi tóc mỏng manh nhiều lần. Việc này khiến tóc bạn sẽ bị hư tổn, và việc rụng tóc sau đó là điều không thể tránh khỏi.
Gội đầu 2 ngày/ lần với dầu gội dịu nhẹ hoặc dầu gội chứa nhiều thành phần thiên nhiên.- Massage và gãi đầu nhẹ nhàng để tránh làm bong tróc chân tóc. Không nên chải đầu nhiều lần trong ngày và nhất là không nên chải khi tóc ướt vì lúc này tóc của bạn đang rất yếu.
Video đang HOT
Nếu muốn, bạn có thể sử dụng lược răng thưa và chải thật nhẹ nhàng. Tránh lau mạnh tay, chà xát tóc với khăn lau vì làm thế sẽ phá bỏ lớp protein bao bọc bên ngoài và khiến tóc yếu hơn.- Việc dùng dầu gội tăng cường lượng protein có thể khiến sợi tóc bạn dày và chắc khỏe hơn nhưng không cải thiện được về số lượng tóc rụng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại “mặt nạ” thiên nhiên dành cho tóc để giúp tóc khỏe mạnh và mềm mượt hơn. Hạn chế căng thẳng và stress Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh cho cơ thể của bạn, trong đó có hiện tượng rụng tóc.
Khi bạn mất ngủ vì stress, não không được nghỉ ngơi, các tế bào không được phục hồi và cơ thể không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng khiến tóc bị suy yếu và rụng. Do đó ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục sẽ giúp bạn hạn chế được sự căng thẳng và cải thiện được tình trạng rụng tóc đấy.
Ăn để khỏe từ “gốc đến ngọn” Ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và điều đó có nghĩa là hiện tượng rụng tóc của bạn cũng sẽ từ từ được khắc phục. Bạn cần lưu ý bổ sung:
Sắt: là khoáng chất cần thiết để bổ sung cho người thiếu máu và ảnh hưởng trực tiếp đến một chân tóc khỏe mạnh. Bạn có thể hấp thụ sắt từ các loại thịt đỏ, cá, rau cải xoong, cải xoắn, và các loại ngũ cốc…
Protein: ngoài việc lựa chọn dầu gội đầu cung cấp protein cho tóc, bạn vẫn cần chất dinh dưỡng này trong cơ thể và hỗ trợ việc tái tạo một mái tóc khỏe mạnh. Protein có nhiều trong thịt gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, bông cải xanh…Vitamin C: chất này hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, vì thế trong mỗi bữa ăn bạn nên kết hợp các món có hai chất dinh dưỡng này với nhau. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm các loại trái cây có vị chua, rau lá xanh, cà chua…Axit béo Omega-3: đóng vai trò duy trì độ ẩm và hạn chế sự gãy rụng cho tóc. Cá ngừ, cá hồi, cá thu là nguồn thực phẩm giàu axit này nhất.Biotin: là vitamin B có trong men bia, lúa mì, đậu lăng, hạt hướng dương, đậu nành… góp phần quan trọng giúp tóc khỏe mạnh.Kẽm: giúp nuôi dưỡng tóc tốt hơn. Kẽm có nhiều trong hàu, thịt bò nạc, bơ đậu phộng, gà tây và hạt bí ngô…
Ngoài ra, bạn cần hạn chế các thức ăn khiến ức chế sự phát triển của tóc hoặc khiến chúng rụng nhiều hơn như lòng trắng trứng sống, chế độ ăn kiêng bằng thực phẩm dạng lỏng chứa ít calo.
Theo Web trẻ thơ
Mụn trứng cá: Nam giới đừng chủ quan
Nhiều người nghĩ, chỉ phụ nữ mới cần biết cách chăm sóc và bảo vệ làn da mà quên rằng đàn ông cũng gặp không ít phiền toái khi bị mụn "xâm lăng" trên khuôn mặt.
Theo nghiên cứu từ Đại học Alabama, Mỹ: khoảng 43% nam giới ở độ tuổi 20 và khoảng 20% nam giới ở độ tuổi 30 bị mụn trứng cá.
Nguyên nhân nam giới bị mụn nhiều hơn nữ giới
Sự bài tiết tuyến bã nhờn chịu ảnh hưởng trực tiếp của hormon sinh dục nam (androgen). Khi hormon này hoạt động mạnh sẽ kích thích các tuyến bã nhờn tăng tiết, đào thải chất bã ra ngoài. Chất bụi bẩn, tế bào chết ứ đọng trên da... khiến cho lỗ chân lông bị bịt kín, hoặc các tuyến tiết nhờn hoạt động quá mức nên chất bã nhờn tiết ra không đào thải kịp. Khi bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây viêm nhiễm lỗ chân lông và các nốt mụn xuất hiện.
Không ít nam giới gặp phiền toái với mụn trứng cá (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, thói quen không sử dụng áo chống nắng, khẩu trang tránh bụi khi ra đường, không vệ sinh da mặt sạch sẽ; hay cạy, nặn mụn; chế độ sinh hoạt không điều độ: thức quá khuya, uống nhiều cà phê, rượu, bia, sử dụng đồ ăn cay, nóng,... cũng là những nguyên nhân làm tình trạng mụn trở nên nặng hơn ở nam giới.
Phái mạnh nên làm gì khi bị mụn?
Có nhiều cách giúp nam giới phòng ngừa và hạn chế mụn trứng cá, cụ thể:
- Hãy giữ da đầu luôn sạch sẽ, cắt tóc gọn gàng vì nếu tóc bị bẩn thì rất dễ hình thành mụn trên trán (vùng da tiếp xúc với tóc bẩn).
- Không dùng tay để nặn, cạy mụn vì sẽ gây tổn thương da, tạo cơ hội cho vi khuẩn "tấn công", lây lan sang khu vực xung quanh, hình thành nên mụn mới.
- Hạn chế đồ ăn, thức uống dễ gây kích ứng da như hải sản, đồ ăn ngọt, chất béo, rượu, bia, cà phê, đồ ăn quá cay... Nên uống nước lọc và ăn nhiều đồ mát.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ da tránh các tác nhân gây mụn như bụi bẩn, khói xe, hóa chất...
- Thường xuyên rửa mặt bằng loại mỹ phẩm phù hợp với da để làm sạch bụi bẩn.
- Không nên thức khuya, cần giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan. Nên tập các môn thể thao để rèn luyện sức khỏe.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, để phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá, nhiều đấng mày râu đã lựa chọn dùng các loại kem bôi thảo dược không gây tác dụng phụ, hiệu quả điều trị mụn cao, điển hình như Azacné. Sản phẩm có thành phần chính là cao neem (cây sầu đâu, xoan Ấn Độ) với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây mụn propionibacterium acnes... kết hợp cùng các dược liệu có tác dụng nhanh liền sẹo, thu nhỏ ổ loét như: lô hội, sài đất, ba chạc, hoàng liên. Bởi vậy, Azacné giúp điều trị các loại mụn dạng viêm như mụn mủ, mụn nang, đinh râu, chốc lở... và dạng không viêm như mụn trứng cá đầu trắng, mụn trứng cá đầu đen. Azacné còn giúp làm mờ sẹo, giảm thâm nám mà không gây tác dụng phụ, góp phần mang lại làn da sạch mụn cùng sự tự tin cho phái mạnh.
Năm 2014, Azacné đã được vinh dự nhận giải thưởng "Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.
Sử dụng đều đặn Azacné, đồng thời luôn chú ý duy trì lối sống lành mạnh, giảm thiểu căng thẳng, hạn chế thức khuya... là những việc làm giúp nam giới có thể nói "không" với mụn trứng cá.
Theo TPO
Hiểu lầm tai hại về mụn Kem đánh răng có thể làm khô vết mụn nhưng không thể trị mụn tận gốc; không thể lây mụn từ người khác khi bắt tay, đụng chạm hay hôn. Mụn trứng cá không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống, gây tâm lý buồn chán và mặc cảm tự...