Cần làm gì đầu tiên ngay sau khi thức dậy vào mùa đông?
Thức dậy vào mỗi sáng mùa đông thực sự là cơn ác mộng với nhiều người, đặc biệt là trong thời tiết lạnh, rét của Việt Nam hiện tại. Vậy, bạn đã biết điều đầu tiên cần làm sau khi mở mắt thức dậy trong thời tiết này chưa?
Ảnh: AFP.
Tiếp tục “nằm yên”
Đúng vậy, nghe có vẻ vô lý nhưng đây là sự thật. Thay vì quan niệm phải bật dậy thật nhanh khỏi giường để cơ thể đỡ “ngại” vận động, thì điều đầu tiên chúng ta cần làm là tiếp tục nằm thêm 5 phút sau khi vừa mở mắt dậy.
Nguyên do là vì khi bật dậy luôn, vị trí cơ thể thay đổi nhanh chóng dẫn đến huyết áp cũng thay đổi đột ngột, dễ xuất hiện tình trạng chóng mặt và tim đập nhanh. Nếu kiểm soát không tốt, điều này còn khiến bạn gặp nguy hiểm như tăng huyết áp, nguy cơ té ngã do không tỉnh táo, hoặc tình huống xấu nhất là đột tử, đặc biệt là trong thời tiết không khí lạnh và rét như hiện nay.
Thực hiện một số động tác giãn cơ ở trên giường để cơ thể tỉnh táo. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Chính vì vậy, trong 5 phút tiếp theo sau khi mở mắt tỉnh dậy hãy nằm yên trên giường cho tinh thần hoàn toàn tỉnh táo. Sau đó từ từ nâng người dậy ngồi trên giường khoảng 2 phút, thực hiện một số động tác giãn cơ ở trên giường khoảng 1 phút. Việc vận động cơ bắp và xương giúp đánh thức các bộ phận cơ thể, sau đó tiếp tục dùng 2 tay xoa mặt trong 2 phút.
Hãy chắc chắn rằng mình đã hoàn toàn tỉnh táo và có thể kiểm soát tất cả các bộ phận của cơ thể trước khi từ từ rời khỏi giường. Cấm kỵ không bật dậy đột ngột và rời khỏi giường ngay. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, cần phải có thời gian dựa vào giường. Việc bật dậy sau khi thức giấc sẽ khiến huyết áp tăng đột ngột và tăng cao nguy cơ đột quỵ.
Đảm bảo mặc đủ ấm
Sau khi thức dậy và rời khỏi giường, hãy chắc chắn là cơ thể đủ ấm ngay sau đó. Đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên không nên ních thật nhiều quần áo dày, mà nên mặc quần áo mỏng, nhiều lớp, ngăn cản gió lạnh luồn vào cơ thể.
Mặc quá nhiều quần áo cồng kềnh người lên người để giữ ấm cũng ảnh hưởng đến việc xoay xở vệ sinh cá nhân, đánh răng rửa mặt. Và điều này cũng quan trọng không kém, nhớ đi tất ấm và dép trong nhà để giữ ấm cho đôi chân của mình.
Uống một cốc nước ấm
Mùa đông thời tiết lạnh, rét khiến khả năng trao đổi chất và hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại. Và bất kể mùa nào cũng vậy, việc uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng khi thức dậy giúp đẩy nhanh quá trình thải độc của cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa trên da.
Chăm sóc đúng cách để bé khỏe mạnh
Trong mùa đông, thời tiết lạnh, cơ thể bé phải tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét nên sức chống đỡ bệnh tật giảm nhiều. Cha mẹ và người thân cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để bé khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Ăn uống đủ chất
Để tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ cần xây dựng thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua; tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen - 2 vị chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất như: thịt bò, hàu sữa, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, lạc... Với trẻ sơ sinh nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 20-25 phút. Với những trẻ biếng ăn, không nên bế trẻ đi rong ngoài đường để ăn, mà nên dỗ trẻ, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn cần chế biến mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Nên kiên nhẫn, dỗ dành trẻ, tránh ép trẻ ăn làm trẻ sợ hãi. Cho trẻ uống đủ nước, có thể từ sữa, nước trái cây,...
Để tăng sức đề kháng cho bé, cần xây dựng thực đơn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Điều cần thiết là, điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng theo tuổi. Sắp xếp hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn cho trẻ: 2 bữa chính nên cách nhau khoảng 3-4 giờ, bữa chính cách bữa phụ khoảng 2 giờ. Lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ, thường xuyên thay đổi món ăn và chọn món trẻ ưa thích. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ các mẹ cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ yêu thích.
Nếu trẻ có phản xạ sợ khi nhìn thấy thức ăn, cần phải cắt dần phản xạ đó bằng cách không ép trẻ mà cho trẻ chơi, làm quen dần với dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn. Luôn luôn cho trẻ ăn đúng bữa, trong bữa ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi như xem hoạt hình, chơi điện tử... không nên cho trẻ ăn quà vặt.
Không nhồi nhét, ép buộc trẻ ăn vì có thể bữa này trẻ ăn ít bữa sau trẻ sẽ ăn bù. Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính sẽ làm cho trẻ giảm cảm giác ăn ngon miệng. Không được để trẻ nhịn đói vì nhiều người cho rằng để trẻ đói quá sẽ phải ăn, nhưng thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn. Cho trẻ vận động nhiều ngoài trời làm bé có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.
Chăm sóc giấc ngủ
Trẻ nhỏ khi ngủ thường hay đạp tung chăn, hở chân, hở bụng... Điều này sẽ khiến bé bị lạnh bụng, dẫn đến ho, viêm phổi, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa... Thế nhưng không ai có thể thức cả đêm để kéo áo, che bụng cho con... Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ, nên cho trẻ mặc loại áo liền quần rộng rãi hoặc cho trẻ đắp chăn túi và đi tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.
Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ vùng đầu của bé tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của não bộ.
Vệ sinh thân thể hàng ngày
Trời mùa đông, các mẹ hay sợ bé lạnh nên thường hạn chế tắm cho bé. Tuy nhiên, đây là một sai lầm phổ biến. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.
Với trẻ lớn hơn thì cùng lắm là 2 ngày tắm 1 lần, vì nếu không được tắm rửa sạch sẽ, bé rất khó chịu, quấy khóc và chậm lớn. Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, không đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng quạt sưởi thì nên bật trước đó khoảng 5 phút cho nhiệt độ trong phòng tắm ấm lên.
Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 o C). Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ lúc trời trở lạnh là tắm từ dưới lên trên. Rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau khi tắm để tránh bị lạnh.
Vì sao da dễ khô rát đỏ mùa đông? Da khô thiếu nước, thiếu độ ẩm dễ bị kích ứng hoặc phát ban khi thời tiết lạnh, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da, hen suyễn... Bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết vùng da dễ bị kích ứng là mặt, chân, tay, bàn tay hoặc...