Cần hoàn thiện về đề thi tốt nghiệp THPT
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cần được tổ chức nhưng phải tiếp tục điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn.
Thí sinh xem lại đề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – KHẢ HÒA
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nếu chỉ dùng để xét tốt nghiệp thì kỳ thi này không cần thiết. Tuy nhiên, kỳ thi còn có những lợi ích khác như đánh giá hiệu quả dạy học bậc phổ thông, hỗ trợ công tác xét tuyển các trường ĐH và CĐ.
Tiến sĩ Nghĩa phân tích: “Việc tổ chức kỳ thi này sẽ gồm 3 khâu lớn: đề thi, tổ chức thi và xét tốt nghiệp. Trong đó, việc tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp các địa phương đã chủ động. Bộ lo đề thi chung và vì đề chung nên kỳ thi cần diễn ra đồng loạt trong một thời điểm”.
Video đang HOT
Từ thực tế phổ điểm các năm gần đây, tiến sĩ Nghĩa cho rằng vấn đề còn lại cần hoàn thiện hơn của kỳ thi là đề thi. “Đề thi cần chuẩn hơn, cùng thước đo để có mức độ đánh giá thí sinh tương đồng giữa các năm”, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất.
Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT trong việc đánh giá mặt bằng chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả kỳ thi là cần liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng xuyên suốt cả quá trình dạy học bậc học này.
Còn với kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo tiến sĩ Viên, cần phải liên tục cải tiến chất lượng và tính hoàn thiện của hệ thống ngân hàng đề thi. Song song với việc đảm bảo tính bao quát để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, cần có tính phân hóa đảm bảo đánh giá năng lực học sinh sử dụng cho xét tuyển đầu vào bậc học cao hơn (ĐH, CĐ và đào tạo nghề).
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng nhấn mạnh vai trò của kỳ thi tốt nghiệp THPT. “Kỳ thi này cực kỳ quan trọng, không phải chỉ để xét tốt nghiệp mà có tính chất định hướng và đánh giá quá trình dạy học bậc phổ thông. Đúng như xu hướng giáo dục chung thế giới, thi gì học nấy, nên từ kết quả đó đánh giá giúp việc dạy học được sự điều chỉnh đúng hướng để nâng cao chất lượng”, tiến sĩ Chính khẳng định.
Tuyển sinh 2021: Xu hướng thi đánh giá năng lực để chọn thí sinh phù hợp với ngành học
Theo xu thế chung, nhiều năm nay các trường đại học đều thực hiện đa dạng phương thức tuyển sinh nhằm tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, giúp nhà trường thuận lợi hơn trong công tác tuyển sinh.
Bên cạnh các phương thức truyền thống như xét điểm thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, xét học bạ, tuyển sinh dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực ngày càng được nhiều trường lựa chọn, nhằm tìm kiếm được thí sinh phù hợp với ngành học.
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: hcmue.edu.vn
Trong 5 phương thức tuyển sinh năm 2021, lần đầu tiên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hình thức xét tuyển kết quả học tập Trung học Phổ thông kết với thi đánh giá năng lực chuyên biệt để tuyển sinh. Phương thức này tuyển 20% chỉ tiêu ở các ngành: Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Pháp, ngôn Ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Hàn Quốc.
Với phương thức này, trong tổ hợp 3 môn xét tuyển theo từng ngành, thí sinh sẽ dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt một môn chính, ứng với từng ngành học (nhân hệ số 2), hai môn còn lại sẽ lấy quả học tập Trung học Phổ thông (hệ số 1).
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, với việc có thêm phương thức tuyển sinh này sẽ tăng cơ hội thí sinh trúng tuyển vào các ngành phù hợp với năng lực bản thân. Đặc biệt những em mạnh về các môn cơ bản ứng với ngành học rất thuận lợi. Mặt khác, công tác tuyển sinh nhà trường thuận lợi, vì tuyển được những em có năng lực chuyên biệt đúng với ngành học. Đặc biệt, các ngành ngoại ngữ sẽ tuyển được các em sử dụng được cả 4 kỹ năng.
"Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt dự kiến sẽ được tổ chức nhiều đợt trong năm, kết quả được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm. Do đó, học sinh lớp 11 vẫn có thể đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau đó. Thí sinh được thi nhiều lần, vào các thời điểm khác nhau trong năm để đánh giá năng lực của mình và chọn điểm cao nhất để xét tuyển. Năm nay, lần đầu tiên trường thực hiện phương thức này chỉ tuyển 20% chỉ tiêu các ngành. Dự kiến, những năm sau, trường sẽ tăng dần chỉ tiêu cho phương thức này và thông tin định hướng sớm để thí sinh chuẩn bị từ các lớp 10, 11", Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung chia sẻ.
Được tổ chức từ năm 2018, Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những kỳ thi riêng lấy kết quả xét tuyển đại học có quy mô và thu hút lượng lớn thí sinh đến từ nhiều địa phương dự thi. Số trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đầu vào cũng tăng qua các năm. Đợt 1 của Kỳ thi năm nay tổ chức vào cuối tháng 3 đã thu hút hơn 68.000 thí sinh ở nhiều địa phương trong cả nước dự thi, tăng gần gấp 3 lần năm trước.
Hiện các trường đang tổ chức xét kết quả điểm thi đánh giá năng lực. Chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức xét kết quả kỳ thi này ở các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tăng so với năm trước, tuyển từ 30-70% tổng chỉ tiêu. Ngoài 10 đơn vị thành viên của hệ thống, khoảng 60 trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh đầu vào.
Phân bố điểm các bài thi trong đợt 1 năm nay trải rộng từ 164 đến 1.103 điểm, điểm trung bình là 688 điểm, hơn 2.700 thí sinh đạt trên 900 điểm. Theo công bố của các trường, điểm "sàn" nhận hồ sơ xét tuyển thấp nhất từ 500 điểm trở lên, riêng các trường thành viên Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, sau lần đầu tổ chức vào năm 2018, kỳ thi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và sự tin tưởng của xã hội. So sánh phổ điểm đợt 1 của kỳ thi năm nay cũng tương đồng như những năm trước cho thấy sự ổn định của đề thi đánh giá năng lực. Kỳ thi này tạo thêm cơ hội cho thí sinh xét tuyển vào đại học.
Nếu thí sinh có kết quả thi tốt, trúng tuyển vào ngành, trường mong muốn, kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tới đây sẽ không còn áp lực. Với các trường đại học, cao đẳng, qua kỳ thi này sẽ chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp với yêu cầu ngành học.
Hà Nội chỉ đạo về kỳ thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch COVID-19 UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2021; trong đó nhấn mạnh đến phương án phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội chỉ đạo...