Cần hỗ trợ thông tin thi và tuyển sinh năm 2019, gọi đến đâu?
Bộ GD-ĐT chính thức thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019, bắt đầu hoạt động từ ngày 1-4.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng – vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT tham gia tư vấn cho học sinh trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2019 tại Cần Thơ do báo Tuổi Trẻ tổ chức – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Theo thông báo gửi các sở GD-ĐT, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo giáo viên, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an), thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An cho biết Bộ GD-ĐT đã thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019.
Hệ thống nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh và các tổ chức, cá nhân liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019.
Hệ thống này thực hiện hỗ trợ qua các kênh:
Hỗ trợ về kỳ thi THPT quốc gia qua email: hotrothi2019@moet.gov.vn; từ ngày 1-4 đến ngày 22-8-2019.
Hỗ trợ qua điện thoại (trong giờ hành chính): 024-32181385; 024-32181386. Đợt 1 từ ngày 1-4 đến ngày 25-4. Đợt 2 từ ngày 22-6 đến ngày 4-8-2019.
Hỗ trợ về xét tuyển đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy qua email: hotroxettuyen2019@moet.gov.vn; từ ngày 1-4 đến ngày 22-8-2019.
Video đang HOT
Hỗ trợ qua điện thoại (trong giờ hành chính): 024-32181385; 024-32181386. Đợt 1 từ ngày 1-4 đến ngày 25-4-2019. Đợt 2 từ ngày 14-7 đến ngày 22-8-2019.
Theo tuoitre
Điểm mặt những văn bản oái oăm gây tranh cãi, bức xúc của ngành giáo dục
Sinh viên "bán hoa" đến lần thứ tư sẽ bị đuổi học, cộng điểm cho Mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học, cấm học sinh viết vẽ vào sách giáo khoa (SGK), ...là một trong những quy định lạ đời của ngành giáo dục khiến dư luận dậy sóng.
Sinh viên "bán hoa" đến lần thứ tư sẽ bị đuổi học
Vừa qua, bộ GD&ĐT công bố Dự thảo thông tư ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy.
Theo đó, nếu sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ nhất sẽ bị khiển trách, lần thứ hai bị cảnh cáo, lần thứ ba bị đình chỉ có thời hạn và đến lần thứ tư thì bị buộc thôi học. Còn nếu hoạt động chứa chấp, môi giới mại dâm sẽ chịu hình thức xử lý nặng hơn, bị buộc thôi học ngay lần đầu tiên bị phát hiện vi phạm.
Quy định trên có khác nào ngầm thừa nhận sinh viên có hoạt động "bán hoa" đến mức phải đưa vào quy định để xử lý. Điều này khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ đến tột cùng. Và ngay sau đó, bộ GD&ĐT đã phải rút lại dự thảo gây tai tiếng này.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên ngành giáo dục ban hành một văn bản khiến dư luận dậy sóng. Trước đó, ngành giáo dục cũng đã từng có nhiều quy định, lệnh cấm gây bức xúc cho xã hội khiến báo chí phải tốn nhiều giấy mực.
Trẻ dưới 5 tuổi không được học chương trình nước ngoài
Tháng 11/2012, bộ GD&ĐT triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị định 73 của Chính phủ "Quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục", trong đó có điều: "Trẻ dưới 5 tuổi không được học chương trình nước ngoài".
Và Nghị định này cũng không được thực hiện vì bị cho là vô lý, không đúng thực tế, không có cơ sở khoa học, ảnh hưởng chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học chương trình nước ngoài. (Ảnh minh họa).
Cấm phát tán thông tin tiêu cực
Tháng 2/2013, bộ GD&ĐT ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý, không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào.
Sau đó, đầu tháng 3/2013, bộ GD&ĐT đã phải bãi bỏ quy định này vì không đúng với Luật tố cáo.
Cộng điểm cho Mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học
Tháng 7/2013, bộ GD&ĐT ban hành thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Điều gây xôn xao dư luận là, đối tượng 03 (được cộng 2 điểm) đối với Mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng.
Thông tư khiến dư luận tranh cãi vì việc ưu tiên áp dụng cho Mẹ Việt Nam anh hùng và người hoạt động cách mạng trước năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ tháng 1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 quá hình thức, vì những người này không ai còn tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Và tháng 7/2013, bộ GD&ĐT đã ra Thông tư Bãi bỏ đối tượng ưu tiên Mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học bởi quy định này không phù hợp với thực tế.
Không được dạy nội dung ngoài sách giáo khoa
Tháng 10/2017, bộ GD&ĐT ban hành Văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
Văn bản yêu cầu các sở GD-ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông "tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK". Văn ban nay bị giáo viên phản đối kịch liệt vì quá mâu thuẫn và không đung vơi việc thay đổi phương phap dạy học.
Sau đó, Bô GD-ĐT giải trình một cách chiếu lệ rằng, việc diễn đạt đã gây hiểu lầm.
Học sinh không được viết, vẽ vào sách giáo khoa
Gần đây nhất, tháng 9/2018, bộ GD&ĐT có chỉ thị về sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Bộ yêu cầu các trường hướng dẫn học sinh không được trực tiếp viết, vẽ vào SGK.
Chỉ thị này một lần nữa khiến dư luận ồn ào vì SGK là tài sản của học sinh nên không ai có quyền cấm các em viết, vẽ vào sách.
Thạc sĩ Phan Thế Hoài (chuyên gia giáo dục tại TP.HCM)
Theo nguoiduatin
Dự thảo quy chế của Bộ GD-ĐT vượt quyền và trái luật! Đây là nhận định của các chuyên gia về luật xung quanh một số nội dung trong dự thảo Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ CĐ, TC hệ chính quy mà Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến và gây bức xúc khi có những quy định lạ lùng. Những quy định...