Cần hiểu đúng việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không có nghĩa là không cần ngoại ngữ, tin học, hai kỹ năng này của công chức, viên chức vẫn sẽ được đảm bảo qua kỳ thi đầu vào.
Thời gian qua, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ, các Bộ ngành liên tục ban hành các thông tư mới về tiêu chuẩn công chức, viên chức theo hướng bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Có thể kể đến như giáo viên; công chức hành chính, văn thư; công chức thi hành án dân sự; viên chức y tế…
Những thông tư trên nhận được sự đồng tình của công chức, viên chức, giúp cắt giảm thủ tục, giấy tờ không cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một bộ phận không nhỏ thắc mắc, việc bỏ chứng chỉ có làm giảm chất lượng đội ngũ công chức, viên chức hay không. Bởi quy định mới rất chung chung “có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức”.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Y tế vừa qua đã ban hành Công văn số 5032 hướng dẫn, giải thích rõ về việc đánh giá kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp với đối tượng là viên chức y tế.
Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức “Trường hợp người trúng tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học”.
Video đang HOT
Theo đó, viên chức có bằng chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Như vậy, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y tế không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nhưng vẫn phải có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí việc làm (quy định mới).
Việc xác định kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của từng vị trí việc làm được thực hiện thông qua các kỳ tuyển dụng hoặc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (có nội dung thi về ngoại ngữ, tin học).
Các kỳ xét tuyển hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ đánh giá kỹ năng ngoại ngữ, tin học qua các bài thi trắc nghiệm hoặc thông qua các văn bằng, chứng chỉ của viên chức (do cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch xét tuyển, kế hoạch xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định).
Như vậy có thể thấy, năng lực của đội ngũ công chức, viên chức vẫn được đảm bảo thông qua khâu đầu vào, dù được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Hội đồng Đại học Huế nói gì về việc một Phó Hiệu trưởng tại vị quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp?
PGS.TS Nguyễn Đình Luyện - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Huế (ĐHSP) đã làm quản lý quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp nhưng đến nay vẫn tại vị.
Theo đó, vào ngày 2/11/2017, Trường ĐHSP, Đại học Huế làm lễ bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trong đó, Trường ĐHSP Huế đã bổ nhiệm lại chức vụ Phó Hiệu trưởng đối với PGS.TS Nguyễn Đình Luyện là nguyên Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2011-2016. Dù vậy, đến nay đã là tháng 9/2022, nhưng PGS.TS Nguyễn Đình Luyện - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP, Đại học Huế vẫn còn tại vị, tức là đã làm quá 2 nhiệm kỳ quản lý liên tiếp (hết nhiệm kỳ thứ 2 từ 1/1/2022).
Theo Điều 43 về "Thời gian giữ chức vụ" của Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng sử dụng quản lý viên chức nêu rõ: Thời gian giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thời hạn viên chức giữ một chức vụ quản lý không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường ĐHSP, Đại học Huế.
Theo Nghị định 115 của Chính phủ, PGS.TS Nguyễn Đình Luyện sẽ không được làm quản lý quá 2 nhiệm kỳ. Do đó Ban giám hiệu, Hội đồng trường ĐHSP, Đại học Huế đã họp lại, đề xuất kéo dài và xin ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho PGS.TS Nguyễn Đình Luyện làm thêm 1 nhiệm kỳ và làm tờ trình gửi lên Đại học Huế.
Ngày 12/7, Hội đồng Đại học Huế đã có văn bản số 35 gửi Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Huế về việc bổ nhiệm lại viên chức giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP, Đại học Huế, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Theo văn bản này, căn cứ theo các quy định của pháp luật, việc PGS.TS Nguyễn Đình Luyện đã được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP, Đại học Huế 2 nhiệm kỳ liên tiếp, do đó Hội đồng Đại học Huế không có cơ sở để ban hành Nghị quyết hiệp y về việc bổ nhiệm lại chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP, Đại học Huế nhiệm kỳ 2020-2025 đối với PGS.TS Nguyễn Đình Luyện.
Tiếp đó, ngày 20/7, tại Kết luận số 120 của Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Huế tại phiên họp ngày 19/7, mục số 4 cũng nêu rõ: "Đồng ý không xem xét bổ nhiệm lại chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP, Đại học Huế đối với đồng chí Nguyễn Đình Luyện, do đã giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP 2 nhiệm kỳ liên tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 và đề nghị của Hội đồng Đại học Huế tại Công văn số 35/HĐĐH ngày 12/7/2022.
Giao Hội đồng Đại học Huế, Đảng ủy, Hội đồng Trường Đại học Sư phạm tổ chức thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định, đồng thời cần xem xét, đề xuất và có chính sách bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Huế".
Liên quan đến vấn đề này, trả lời PV, PGS.TS Huỳnh Văn Chương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế cho biết: "Bây giờ đang trong giai đoạn chuyển giao nhiệm kỳ, do đó để hoàn thiện Ban Giám đốc Đại học Huế trên này xong mới đề nghị đồng chí Giám đốc (hiện đang kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường ĐHSP, Đại học Huế) thôi Hiệu trưởng sau đó mới làm lại cơ cấu của Ban Giám hiệu Trường ĐHSP, Đại học Huế..."
"Khi hoàn thành Ban Giám đốc và ổn định thì đồng chí Giám đốc hiện đang kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường ĐHSP sẽ thôi Hiệu trưởng và để dưới kia làm nhân sự lại Hiệu trưởng và Hiệu phó. Sau đó, hoàn thiện bộ máy và thầy Luyện có được làm tiếp hay không tùy theo quy định của nhà nước và quy chế tổ chức hội đồng của Đại học Huế...", PGS.TS Huỳnh Văn Chương lý giải.
PGS.TS Huỳnh Văn Chương cũng cho biết, trong tháng 9 này theo phiên họp lần thứ 7 của Hội đồng Đại học Huế sẽ ra Nghị quyết về việc này. Dự kiến tuần cuối tháng 9 Hội đồng Đại học Huế sẽ họp nhiều việc, trong đó có công tác cán bộ.
Chứng chỉ bồi dưỡng CDNN giáo viên vô bổ, vô duyên và tốn kém nhất Cả nước hiện nay có hơn 1 triệu giáo viên từ cấp học mầm non đến trung học phổ thông thì những năm qua đã có vài ngàn tỉ đồng đã đội nón ra đi vì chứng chỉ này. Kể từ khi chùm Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT ra đời cho đến khi hết hiệu lực và được thay...