Cần gì, học nấy!
Vụ Quang Trung – Nguyễn Huệ, ‘một số tỏ ra thất vọng; số khác thấy điều đó cũng bình thường; còn có những người tỏ ra tự hào vì chính mình cũng không biết Nguyễn Du là ai. Có sao đâu, trong công việc, họ chẳng bao giờ thấy cần đến cái ông Nguyễn Du ấy cả’.
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học ngành toán học Hà Huy Khoái, từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội chuyên ngành toán học. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1978 và là tiến sĩ khoa học năm 1984 tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Ông được phong chức danh Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1991. Từ năm 2001-2007, ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba năm 2004.
Nhân vụ clip phỏng vấn học sinh về Quang Trung – Nguyễn Huệ, Giáo sư Hà Huy Khoái đã có tâm sự về chuyện “ Cần gì, học nấy!” rất đáng suy ngẫm. Bài viết mới đây cũng được đăng trên “Học thế nào” và được nhiều người quan tâm tới giáo dục bình luận, chia sẻ.
Chúng tôi xin đăng lại nội dung câu chuyện của Giáo sư Hà Huy Khoái như sau:
Cần gì, học nấy! Cái dấu “than” ở cuối là câu mà lâu nay tôi vẫn nghe: trên báo chí, trong phát biểu của nhiều chuyên gia (giáo dục và không giáo dục), các diễn đàn “mạng”.
Còn với tôi thì đó là cái dấu hỏi: “Cần gì, học nấy?”
Cái dấu hỏi ấy, lâu nay đã ở trong đầu tôi, bây giờ càng trở nên lớn hơn vì mấy chuyện vừa nghe.
Chuyện I: Mấy ngày nay trên một trang báo mạng xôn xao chuyện học sinh “trả lời phỏng vấn”: Quang Trung và Nguyễn Huệ có quan hệ thế nào?.
Kết quả thì đủ loại “quan hệ”: anh em, bạn chiến đấu,…và kèm theo câu trả lời khác, cũng của buổi phỏng đó: “Nguyễn Du à? Không biết là ai”.
Các “còm men” dưới chuyện đó cũng đủ loại: một số tỏ ra thất vọng (chắc là tầng lớp cổ suý cho lối học “kinh viện”); số khác thấy điều đó cũng bình thường (sao cứ phải biết “chi tiết” về Quang Trung?); còn có những người tỏ ra tự hào vì chính mình cũng không biết Nguyễn Du là ai. Có sao đâu, trong công việc, họ chẳng bao giờ thấy cần đến cái ông Nguyễn Du ấy cả.
Vậy thì dạy Nguyễn Du làm gì. Cần gì học nấy thôi.
Video đang HOT
Chuyện II: Một đoạn đối thoại với học viên cao học:
- Chúng em dạy THPT, có bao giờ cần đến “không gian tô pô”, đến “phiếm hàm tuyến tính” đâu mà phải học hả thầy?”.
- Chắc các bạn chỉ dạy học sinh kiến thức trong chương trình THPT thôi chứ?
- Tất nhiên rồi ạ!
- Vây thì để dạy THPT, các bạn chỉ nên học hết kiến thức lớp 12. Các bạn có bao giờ cần đến kiến thức đại học đâu, nói gì đến cao học. Hơn nữa, nếu định dạy Toán thì chỉ cần học Toán đến lớp 12, chẳng cần học văn, chẳng cần biết Nguyễn Du là cái ông nào.
Học viên cười, nhưng hình như trong đầu họ bắt đầu nẩy ra câu hỏi: phải chăng Cần gì, học nấy?
Chuyện III: Các đề thi của ta, môn Toán chẳng hạn, thường rất ít gắn với thực tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, phải ra các đề kiểu như “Một bà đi chợ có…” “Muốn bắc cái cầu qua sông….”. Nghĩa là mọi bài toán phải có nguồn gốc thực tế.
Tất nhiên, điều đó đúng. Nhưng không nên nghĩ rằng, khi dạy toán tất cả các kiến thức đều phải gắn với thực tế. Phải chăng những bài như giải phương trình; chứng minh bất đẳng thức,… là “vô bổ”. Có một chân lý đã được thừa nhận: sức mạnh của Toán học nằm ở chính sự trừu tượng của nó. Và Toán học là môn học rèn luyện con người tư duy trừu tượng.
Không theo nghề toán thì có cần đến tư duy trừu tượng hay không? Chỉ e thiếu nó, người lao động bình thường khó có thể trở thành người lao động sáng tạo.
Cần gì học nấy, giá mà biết được mình cần gì thì tốt biết bao! Khi người nguyên thuỷ vẽ lên vách hang, họ đã nhận thức được là họ không chỉ cần có miếng ăn. Miếng ăn thời nguyên thuỷ…khó kiếm lắm! Thế mà khi bụng chưa đủ no, họ đã cần đến nghệ thuật. Vậy nên con người hiện đại, dù làm bất cứ việc gì, cũng cần rất nhiều thứ: từ vặn cái đinh ốc đến câu Kiều, hay nhận ra rằng, đêm nay trăng sáng quá…
Học cả đời rồi, sắp đến lúc không còn học thêm được gì nữa, mà vẫn cứ luẩn quẩn với câu hỏi: “Cần gì học nấy”? “Học để làm gì?”, hay không nên đặt ra câu hỏi đó, vì bản thân việc học đã là mục đích? Và đáng ra cần hỏi “làm gì để có cơ hội được học thêm? Học thế nào? Nói chung nên để trẻ con vừa chơi vừa học hay cũng cần để các cháu thấy, nói chung học không hoàn toàn là chơi?
Theo Khampha
Ông chủ tập đoàn Mỹ cần gì ở sinh viên Việt?
Ông Vamsi Mohan Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam và Campuchia đã khiến các bạn sinh viên thích thú khi chia sẻ những bí quyết để thành công trong công việc và cuộc sống.
Khao khát cống hiến
Sinh ra và lớn lên tại Ấn Độ, trong suốt sự nghiệp gần 20 năm ở Coca-Cola, ông Vamsi Mohan từng giữ nhiều vai trò quan trọng trước khi trở thành Tổng giám đốc của nhãn hàng nay tại Việt Nam và Campuchia.
Ông Vamsi Mohan Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam và Campuchia
Cho dù có thể tôi vẫn là thế hệ của Blackberry nhưng tôi tin những bài học, vấp ngã mà tôi từng gặp vẫn có ích cho các bạn, thế hệ của Android và Iphone" - lời mở đầu hóm hỉnh của ông Vamsi đã xóa đi mọi khoảng cách giữa diễn giả và các bạn sinh viên.
Ông Vamsi cho rằng các bạn sinh viên hãy bắt đầu từ những bài học đơn giản và những nguyên tắc căn bản nhất bởi nhà tuyển dụng chưa cần ở bạn năng lực của những siêu sao.
Bên cạnh đó sự nhiệt huyết, đam mê, gắn bó trong thời gian lâu dài, bằng cấp tốt, kỹ năng tốt, sự chăm chỉ... là những điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, trong quá trình phỏng vấn, ông Vamsi luôn tìm kiếm ở các ứng viên Sự khát khao cống hiến, sẵn sàng học hỏi.
Ông Vamsi thẳng thắn chia sẻ: "Tôi đặt ra câu hỏi để tìm người thực sự muốn làm việc chứ không chỉ tìm kiếm thu nhập. Và tôi cũng không tìm kiếm kỹ năng hay kiến thức, tôi đi tìm kiếm sự khao khát của các ứng viên. Nhiều người trong số họ quá thông minh nhưng lại không thực sự muốn làm việc...".
Và để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hãy luôn nghĩ về bản thân bạn: "Điều tôi thực sự mong muốn là gì? Tôi muốn trở thành người như thế nào trong tương lai? Điểm mạnh, điểm yếu của tôi là gì? ".
Ông Vamsi đưa ra lời khuyên: Hãy luôn khao khát, luôn đam mê nhưng phải biết học hỏi một cách khiêm tốn.
Để có thêm nhiều kiến thức, ông Vamsi cũng thường xuyên đọc sách. "Sách mang đến cho tôi những hiểu biết mới còn các video trên ted.com lại truyền cho tôi cảm hứng, đam mê và những bài học đáng giá".
Thậm chí với ông Vamsi, trang Ted.com (nơi các diễn giả, chủ tịch, tổng thống nổi tiếng trên thế giới chia sẻ kinh nghiệm) chính là người bạn tốt nhất, đã cho ông nhiều lời khuyên để có một cuộc sống vui vẻ, ý nghĩa.
Hạnh phúc là gì?
Theo quan điểm của ông Vamsi việc chiến thắng trong cuộc sống không phải là việc bạn đạt điểm số cao, xếp hạng đầu.
"Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người, những con người thông minh xuất chúng, nhưng họ lại yếu đuối, dễ gục ngã trước áp lực. Và khi từ bỏ, họ là người thua cuộc".
Và cho dù khi bạn là một trong những người đứng đầu, thì đôi khi hãy đi chậm lại và đợi đồng đội của mình. Ông Vamsi cho rằng, hạnh phúc là sự sẻ chia và cùng tiến lên chứ không phải lúc trơ trọi trên đỉnh vinh quang.
Ông Vamsi cho rằng những năm đầu tiên, điều quan trọng là phải học cách quản lý định hướng và công việc của mình.
Ông Vamsi Mohan thích thú khi lắng nghe những câu hỏi của các bạn sinh viên
Vị Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam và Campuchia cũng lấy ví dụ bản thân ông từng học tài chính nhưng đến kỳ cuối cùng lại chuyển sang ngành marketing.
Ông Vamsi nhắn nhủ các bạn sinh viên: "Bạn đã xem phim "Ba chàng ngốc" chưa, không gì là không thể, hãy theo đuổi ước mơ của mình...".
Còn riêng với sinh viên ĐH Ngoại thương, ông Vamsi bật mí, hiện Coca- Cola Việt Nam đang có kế hoạch tuyển dụng một số sinh viên vào để đào tạo...
Để có được những thành công trong công việc, ông Vamsi cũng phải học cách cân bằng cuộc sống.
"Hãy sống khỏe mạnh, trở về nhà sớm sau giờ làm, đọc sách và chăm sóc gia đình. Tôi không tốn tiền vào bia rượu, thuốc lá mà chơi tennis, bơi lội, dành thời gian học những kỹ năng mới, đọc sách thường xuyên...", vị diễn giả tài năng này chia sẻ.
Theo TNO
Phái đẹp cần gì ở một người đàn ông? Sự thấu hiểu, chung thủy, cảm giác thoải mái, an toàn... là những điểm phụ nữ quan tâm khi tìm kiếm một nửa đích thực. 1. Sự thấu hiểu Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để kéo dài một mối quan hệ bền chặt. Thật khó để duy trì tình cảm nếu mỗi người có những suy nghĩ riêng, không ai...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Thế giới
23:07:13 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025