Cần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc
Trong các buổi làm việc tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng nhấn mạnh chủ trương, chính sách về quyền bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, cần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc…
Trong 2 ngày 24 và 25/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Việt Trì, Phú Thọ), Trường PTTH Chuyên Hùng Vương – tỉnh Phú Thọ và trường vùng cao Việt Bắc – tỉnh Thái Nguyên. Tại các buổi làm việc, 2 Bộ trưởng nhấn mạnh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền bình đẳng trong tiếp cận giáo dục nhất quán và tổng thể. Mô hình các trường dân tộc nội trú, dự bị đại học dân tộc ra đời cũng là để thực hiện và phát huy hiệu quả của chính sách.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Thọ.
Trao cơ hội học tập nhiều hơn cho học sinh dân tộc thiểu số
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Việt Trì, Phú Thọ) là trường dự bị đại học Dân tộc đầu tiên của cả nước thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, là loại hình trường chuyên biệt làm nhiệm vụ tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ cao phục vụ sự nghiệp cách mạng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Hàng năm, sau khi hoàn thành xong chương trình bồi dưỡng dự bị có gần 50% học sinh tiếp tục dự thi đại học và đã đỗ vào các trường có điểm trúng tuyển cao thuộc khối quân đội, công an, kinh tế, sức khỏe…
46 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo và từ đây hơn 22.000 học sinh người dân tộc thiểu số vào học các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và nước ngoài. Trong đó, có những học sinh thuộc dân tộc rất ít người như: Ngái, Lự, Mảng, Sila, Cờ lao, La Chí, Lô Lô… và nhiều học sinh là con liệt sỹ Campuchia. Nhiều thế hệ học sinh của trường đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước. Năm học vừa qua, nhà trường có gần 400 học sinh đỗ các trường đại học, trong đó, có gần 200 học sinh có điểm thi từ 27 điểm trở lên. Hiện, nhà trường có quy mô tuyển sinh hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước với 1.000 học sinh.
Hai Bộ trưởng làm việc tại trường Dự bị Đại học Dân tộc TƯ.
Ghi nhận và đánh giá cao thành tích của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, trong từng giai đoạn lịch sử, có những khó khăn nhất định nhưng nhà trường luôn tạo được nhiều thành tích nổi bật, xứng đáng với quy mô bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước, là sự lựa chọn hàng đầu của học sinh người dân tộc thiểu số khi các em chọn theo học hệ dự bị đại học.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo nhà trường đã báo cáo một số khó khăn và đề xuất Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện để xây dựng trường trở thành trường nội trú trọng điểm vùng (khu vực phía Bắc), tập trung tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở 2 hệ: Hệ THPT chất lượng cao dành cho học sinh thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; hệ bồi dưỡng dự bị đại học dân tộc theo định hướng nhóm ngành.
Ghi nhận những đóng góp tích cực của Trường dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đối với ngành giáo dục nói riêng và đóng góp cho sự phát triển nhân lực, kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc nói chung, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng việc mở rộng mô hình, tăng chức năng nhiệm vụ của các nhà trường cần có sự nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng. Đối với những chính sách không còn phù hợp, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Chính phủ để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Hai Bộ trưởng đón nhận những bó hoa tươi thắm từ thầy và trò trường vùng cao Việt Bắc
Video đang HOT
Chú trọng nhiệm vụ phát triển GD&ĐT, trong đó có giáo dục dân tộc tại địa phương
Tại buổi làm việc với 2 Bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cho biết, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh thời gian qua vẫn duy trì vững chắc trên cả 3 mặt: Quy mô, chất lượng và hiệu quả, đóng góp tích cực vào các mục tiêu kinh tế – xã hội địa phương. Hiện nay toàn tỉnh có 895 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, đại học, trong đó 847 cơ sở giáo dục công lập, 48 trường ngoài công lập; trên 400 nghìn học sinh, sinh viên.
Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đạt được các kết quả tích cực, luôn đứng vị trí top đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quan tâm và đạt kết quả cao. Phú Thọ là một trong 6 tỉnh đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Trên địa bàn tỉnh có 50 dân tộc, có 26 xã và 70 thôn đặc biệt khó khăn. Tổng số học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm trên 19% số học sinh toàn tỉnh. Công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp vùng dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng nhu cầu học tập của con em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trực tiếp kiểm tra cơ sở vật chất tại trường Dự bị ĐH Dân tộc TƯ.
Đánh giá cao nỗ lực, sự quan tâm, cũng như kết quả của giáo dục Phú Thọ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời mong muốn, tỉnh sẽ tiếp tục dành sự quan tâm, ưu tiên cho giáo dục. Trong đó, quan tâm đảm bảo ngân sách cho giáo dục; tập trung cho việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018; quan tâm, hỗ trợ phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú để ngày càng có nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số được học tập trong điều kiện tốt; tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: an toàn trường học và chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19.
Giờ thể dục của học sinh trường vùng cao Việt Bắc ngay trong ngày đầu tiên trở lại trường sau thời gian học trực tuyến vì dịch Covid-19.
Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc
Tới thăm trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc – ngôi trường có bề dày lịch sử, để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp giáo dục trồng người của tỉnh Thái Nguyên, hai Bộ trưởng ấn tượng với nhiệm vụ khó khăn mới mà trường sẵn sàng gánh vác, như thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt ít người. Là ngôi trường Dân tộc nội trú đa hệ, đa dân tộc (có dân tộc ít người như: Ngái, Lự, Mảng, Sila, Clao, La Chí, La Hủ, Cống, Pu Kéo, Bố Y), không qua thi tuyển nên học sinh có mặt bằng kiến thức thấp, không đồng đều.
Tuy nhiên, nhà trường luôn đạt những thành quả cao trong công tác giáo dục và đào tạo, tích cực đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường nhằm phát triển toàn diện và hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục.
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ phát biểu tại buổi làm việc với 2 Bộ trưởng
Là trường duy nhất của cả nước không thuộc khối trường chuyên mà có đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các khối đã phản ánh chất lượng chuyên môn của nhà trường, nhiều em đạt thành tích cao ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Trong năm học vừa qua, Trường PT Vùng Cao Việt Bắc có 672 em đạt học sinh giỏi các cấp, trong đó có 2 em xuất sắc dành 2 huy chương Vàng cuộc thi Quốc tế “Phát minh và sáng chế công nghệ mới 2021″, 100% thí sinh của nhà trường đỗ tốt nghiệp, đặc biệt trong kỳ thi này, em Mạ Thị Quỳnh – học sinh lớp 12A11 người dân tộc Tày có điểm thi khối C00 ở top cao nhất cả nước và đạt điểm cao nhất với tổ hợp xét tuyển vào Đại học của Trường PT Vùng Cao Việt Bắc.
Trong các buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo thống nhất hướng đi tới của các nhà trường là trao quyền học tập nhiều hơn cho học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với học sinh dân tộc rất ít người và đặc biệt khó khăn, tích cực đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh nhằm phát triển toàn diện và hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Xa hơn nữa, là đào tạo cho được đội ngũ cán bộ chất lượng cao ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng quê hương và đáp ứng nhu cầu về công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước./.
Sốt ruột chờ phương án thi tốt nghiệp
Đó là tâm trạng của học sinh, phụ huynh và cả giáo viên đang giảng dạy lớp 12 tại các trường THPT trong cả nước.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
"Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 không hiểu Bộ GD-ĐT sẽ chốt thế nào, có sử dụng điểm thi để xét tuyển đại học nữa không? Dù thế nào cũng cần công bố sớm trong tháng 10 để học sinh còn chuẩn bị. Chứ có con học lớp 12 năm nay như ngồi trên đống lửa" - bà Hằng Nga, một phụ huynh ở Nghĩa Lộ (Yên Bái), bày tỏ lo âu.
Lo đề thi không giống đề minh họa
"Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không giống như cấu trúc đề thi minh họa. Ma trận đề cũng bị phá vỡ và có chiều hướng giảm độ khó. Đó là điều tôi khá hoang mang. Vì khi dạy và ôn tập cho học sinh lớp 12, giáo viên phải bám vào đề thi minh họa. Nhưng năm rồi, ở môn văn, đề thi khác với cấu trúc đề minh họa làm cả cô và trò ngỡ ngàng.
Những thay đổi như thế làm tâm lý của cả giáo viên và học sinh năm nay thấy bất an. Nhất là trong bối cảnh đang phải dạy học trực tuyến, nội dung chương trình cũng có những điều chỉnh so với trước" - một giáo viên dạy lớp 12 ở Hà Nội cho biết.
Nhiều học sinh cũng chung nỗi lo "cấu trúc đề thi thay đổi". "Chia sẻ kinh nghiệm với bọn em, các anh chị thi năm 2021 dặn đi dặn lại là đừng tin cấu trúc đề thi minh họa của Bộ
GD-ĐT nữa. Điều này càng khiến em lo vì nếu không tin thì dựa vào đâu để ôn tập. Hơn nữa, hiện chúng em cũng không biết năm tới có được lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học nữa không" - Tuyết Phượng, học sinh Trường THPT Đống Đa (Hà Nội), chia sẻ.
Theo Phượng, nhiều học sinh chuyển hướng ôn tập để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng không rõ các trường khác có sử dụng kết quả này không.
"Một số trường đại học lớn như ĐH Ngoại thương tuyển sinh phần lớn chỉ tiêu bằng nhiều phương thức xét tuyển, không dành nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT. Em không rõ xu thế năm tới sẽ thế nào? Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ công bố sớm để học sinh chuẩn bị, tránh xáo trộn, nhưng giờ này chưa có động tĩnh gì" - Hồng Anh, học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (Hà Nội), băn khoăn.
Nên thông báo sớm
Tại TP.HCM, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều học sinh lớp 12 cho biết đang "sống trong chờ đợi". "Em đang rất lo. Không biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được thực hiện như thế nào, định hướng nội dung đề thi ra sao... Em mong Bộ GD-ĐT nên có quyết định và thông báo sớm để học sinh có thời gian chuẩn bị, an tâm học hành" - Huy Tuấn, học sinh lớp 12 ở quận Phú Nhuận, chia sẻ.
Trong khi đó, bà Vũ Hồng Hà - phụ huynh ở quận Bình Thạnh, TP.HCM - tỏ ra bức xúc: "Năm 2021, con trai lớn của tôi trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT có một không hai với sự hoang mang, lo lắng của cha mẹ. Con tôi đã có giấy báo đậu ĐH thông qua phương thức xét học bạ. Vậy mà cháu vẫn phải đi thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT.
Năm 2022, tôi nghĩ các cấp quản lý phải cải tiến kỳ thi này. Nếu thấy việc thi tốt nghiệp THPT không còn cần thiết nữa thì cố giữ làm gì? Con gái út của tôi năm nay vào lớp 12. Cháu mong không phải thi cử vất vả như anh nó...".
Một giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) cũng đặt vấn đề: "Kỳ thi tốt nghiệp do Bộ GD-ĐT ra đề nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện, chấm điểm, công nhận tốt nghiệp... đều do các tỉnh, thành thực hiện. Vậy tính chính xác, khách quan, công minh... của các địa phương trong vấn đề này như thế nào?
Kết quả của kỳ thi dùng để xét tuyển vào ĐH. Một học sinh có kết quả cao nhờ gian lận thi cử sẽ đẩy một học sinh khác có điểm thi thấp hơn rớt khỏi trường ĐH. Tôi đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, kỳ thi tuyển sinh ĐH do các trường ĐH tổ chức, chấm điểm... và Bộ GD-ĐT vẫn ra đề thi như hiện nay".
Đổi mới thế nào?
Tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục tháng 8-2021, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu việc tuyển sinh ĐH năm học tới sẽ có sự đổi mới để thích nghi kỳ thi tốt nghiệp THPT trước ảnh hưởng của dịch bệnh. Ông Kim Sơn cho rằng việc cần làm ngay là hai ĐH quốc gia và các ĐH vùng, nơi nào chưa có cần bắt tay vào xây dựng hệ thống các trung tâm khảo thí. Đặc biệt, các ĐH vùng sẽ đóng vai trò là hạt nhân cho việc kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh trong thời gian sắp tới.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, hiện Bộ GD-ĐT đang xây dựng phương án đổi mới thi lộ trình 2022 - 2025 theo tinh thần chỉ đạo trên và sẽ trưng cầu ý kiến rộng rãi. Việc các địa phương và trường đại học tự chủ trong tổ chức thi và tuyển sinh sẽ có những khó khăn thuộc về năng lực xây dựng đề thi, tổ chức thi, vướng mắc khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.
"Dù kỳ thi tốt nghiệp có tách khỏi vấn đề tuyển sinh thì tôi thấy đề thi vẫn cần có tính phân hóa, đánh giá được chất lượng học sinh theo các nhóm khác nhau. Vì ngoài việc xét tốt nghiệp, một vấn đề sống còn của giáo dục phổ thông là giữ động lực dạy học. Nếu kỳ thi vì chú trọng tỉ lệ tốt nghiệp cao mà dễ dàng quá, động lực đó sẽ mất đi.
Trường hợp kỳ thi tốt nghiệp trả cho từng địa phương thì tôi vẫn mong Bộ GD-ĐT phải ban hành khung thống nhất cho cả nước thực hiện cũng là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát. Tôi mong phương án thi của bộ công bố trong tháng 10 để các nhà trường có thể chủ động kế hoạch dạy học, ôn tập cho học sinh cuối cấp" - cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), chia sẻ.
Ông Nguyễn Hùng Khương (phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM): Bộc lộ nhiều bất cập
Nhiều trường dùng kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển. Ngoài ra, các trường còn tuyển sinh bằng phương thức tuyển thẳng, xét quá trình học tập bậc THPT... Thành ra chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp không còn nhiều. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay bộc lộ nhiều bất cập vì đề thi không phân hóa được thí sinh, các trường ĐH tốp đầu gặp khó trong tuyển sinh.
Do đó, nếu có cải tiến thì vẫn nên tổ chức một kỳ thi duy nhất. Về việc xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT nên giao về cho các địa phương. Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên thay thế bằng kỳ thi tuyển sinh ĐH, do Bộ GD-ĐT ra đề chung cho cả nước và các trường ĐH tổ chức thi...
Ông Ngô Phạm Hưng Thịnh (tổ trưởng tổ toán Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM): Thời điểm chín muồi để đổi mới
Sau nhiều năm thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục tiêu 2 trong 1 thì năm nay bộc lộ nhiều nhược điểm nhất. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không thỏa mãn được hai mục tiêu. Nhiều thí sinh đạt 28, 29 điểm mà vẫn rớt ĐH, xem như mục tiêu thứ hai đã không khả thi.
Như thế, một kỳ thi gây tốn kém nhiều tiền của, công sức, thời gian của xã hội mà chỉ dùng để xét tốt nghiệp THPT với tỉ lệ đậu hơn 99% thì không nên để tồn tại làm gì. Cùng với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tôi cho rằng đây chính là thời điểm chín muồi để ngành GD-ĐT đổi mới thi cử một cách mạnh mẽ.
Phát động Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử Bài giảng giúp học sinh tự học, học trực tuyến hoặc sử dụng dạy học kết hợp (giữa tự học, học trực tuyến và dạy học trên lớp); phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học. Nhằm mục đích xây dựng kho học liệu số ngành Giáo...