Cân đối hài hòa giữa năng lực và sở thích để tăng khả năng trúng tuyển
Bắt đầu từ ngày 22-7, thí sinh chính thức được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2019.
Thời gian điều chỉnh nguyện vọng kéo dài từ ngày 22-7 đến hết ngày 29-7 đối với hình thức trực tuyến và từ 22-7 đến hết ngày 31-7 đối với hình thức trực tiếp. Do thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất nên các em cần hết sức thận trọng trước khi đưa ra quyết định.
Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng.
Với phương thức điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến, thí sinh chỉ được thay đổi, điều chỉnh nguyện vọng chứ không được bổ sung số lượng nguyện vọng và không điều chỉnh ưu tiên khu vực hoặc ưu tiên đối tượng.
Thí sinh có 10 ngày để điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến có thể thay đổi tất cả các nguyện vọng cũ bằng các nguyện vọng mới nhưng số lượng nguyện vọng không được tăng lên. Với phương thức điều chỉnh trực tiếp bằng phiếu thay đổi nguyện vọng, thí sinh phải đến nơi đã đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển để thực hiện việc điều chỉnh trên phiếu điều chỉnh nguyện vọng và thí sinh có thể đóng lệ phí xét tuyển để bổ sung các nguyện vọng.
Nếu thí sinh có điều chỉnh ưu tiên khu vực hoặc ưu tiên đối tượng, phải đến điểm tiếp nhận hồ sơ để điều chỉnh qua phiếu điều chỉnh nguyện vọng.
Video đang HOT
Lưu ý thêm với các thí sinh trong quá trình điều chỉnh nguyện vọng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên Vụ giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: Đối với phương thức điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến, thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để truy cập vào hệ thống thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phương thức trực tuyến, dùng mã OTP để xác nhận thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng.
Mật khẩu để đăng nhập hệ thống của thí sinh là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi, trường hợp đã thay đổi mật khẩu sau khi được cấp thì dùng mật khẩu đã thay đổi. Nếu thí sinh quên mật khẩu thì đến điểm tiếp nhận hồ sơ để xin cấp lại. Thí sinh tự chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản và mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình.
“Năm 2018, một số thí sinh sau khi nhập thông tin thay đổi lên hệ thống coi như là xong không nhấn nút lưu, sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển kiểm tra lại mới phát hiện thông tin vẫn như cũ, lúc đó hệ thống đã khóa. Do đó thí sinh sau khi thực hiện điều chỉnh nguyện vọng phải nhấn lưu thông tin và phải kiểm tra ngay trước khi xác nhận đăng ký”-ông Hùng chia sẻ.
Theo nhận định của các chuyên gia tuyển sinh, điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường ĐH,CĐ năm nay có thể tăng theo xu thế phổ điểm. Tuy nhiên, chỉ những trường tốp đầu, ngành tốp đầu và các Trường Công an, Quân đội, Khối ngành Y, Dược… có khả năng tăng điểm chuẩn nhiều. Còn lại về cơ bản sẽ vẫn giữ ổn định như 2018, nếu có tăng thì cũng chỉ tăng nhẹ.
Dự kiến, điểm chuẩn vào các ngành tốp giữa sẽ dao động trong quãng từ 15 đến 22 điểm. Do vậy, thí sinh cần đối chiếu điểm thi của mình với điểm chuẩn của các trường trong năm 2018 để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trước khi đặt bút điều chỉnh nguyện vọng.
Chia sẻ kinh nghiệm với thí sinh trong việc điều chỉnh nguyện vọng, TS Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng Đào tạo ĐH và sau ĐH, Trường ĐH Thủy Lợi cho biết: Trước khi quyết định thay đổi nguyện vọng, thí sinh có thể suy luận và thực hiện theo 5 bước. Thứ nhất, thí sinh căn cứ vào nội dung suy luận, dự đoán điểm chuẩn tương quan giữa năm 2017 và 2018 để có thể hình dung ra vị trí điểm của mình trong dải điểm chuẩn năm 2019.
Các bước tiếp theo là lập bảng các ngành/trường mình yêu thích và có thế mạnh về năng lực và khả năng việc làm. Lựa chọn ra 6 ngành/trường (thuộc 3 tốp gồm tốp đầu, tốp giữa và tốp cuối) mà điểm của mình bằng hoặc dao động quanh điểm chuẩn mà mình dự kiến từ 0,5 đến 1 điểm.
Kiểm tra lại với đăng ký xét tuyển ban đầu của mình, nếu đúng rồi thì giữ nguyên và chờ đợi. Nếu cảm thấy chưa đúng thì chuyển sang bước 5 là thay đổi nguyện vọng xét tuyển đã đăng ký.
“Với số lượng ngành/trường mình đã chọn ở bước 3, đăng ký lại thứ tự nguyện vọng hoặc bổ sung theo cách sau: Chọn từ 1 – 2 ngành/trường có điểm chuẩn dự đoán lớn hơn điểm thi của mình đạt được; chọn từ 1-2 ngành/trường có điểm chuẩn dự đoán bằng điểm thi và 1-2 trường/ngành có điểm chuẩn thấp hơn điểm thi. Sau đó, nếu đối chiếu thấy số lượng nguyện vọng ngành/trường không thay đổi mà chỉ thay đổi thứ tự nguyện vọng thì các em điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến. Còn nếu bổ sung thêm nguyện vọng ngành/trường thì các em nên đến điểm tiếp nhận điều chỉnh do Sở GD&ĐT quy định, thông thường sẽ tại các trường THPT nơi các em đăng ký xét tuyển để điều chỉnh bằng phiếu”- ông Thạc nói.
TS Trần Khắc Thạc cũng lưu ý, khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần cân đối hài hòa giữa năng lực bản thân (điểm số đã đạt được) với sở thích và khả năng điểm chuẩn 2019 của các ngành/trường các em muốn học. Không nên quá ảo tưởng vào khả năng của mình rồi đứng núi này trông núi nọ để dẫn đến lựa chọn của mình không chính xác.
Theo công an nhân dân
Sự khác nhau của 2 phương thức điều chỉnh nguyện vọng năm 2019 là gì?
Từ ngày mai 22/7, thí sinh có thể điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng bằng phương thức trực tuyến và điều chỉnh trực tiếp trên phiếu.
Thí sinh nên cân nhắc kỹ càng trước cơ hội duy nhất thay đổi nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2019
Theo ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, từ ngày mai 22/7, thí sinh có thể điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng theo 2 cách: phương thức trực tuyến đến 17h ngày 29/7 và phương thức điều chỉnh trên phiếu đến 17h ngày 31/7.
Cần lưu ý, với phương thức trực tuyến, thí sinh chỉ được thay đổi, điều chỉnh nguyện vọng. Thí sinh có thể thay đổi tất cả các nguyện vọng cũ bằng các nguyện vọng mới nhưng số lượng nguyện vọng không được tăng thêm.
Với phương thức bằng phiếu thay đổi nguyện vọng, thí sinh phải đến nơi đã đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển trước đây (thường là tại trường THPT) để thực hiện việc điều chỉnh trên phiếu điều chỉnh nguyện vọng. Theo đó, thí sinh được bổ sung số lượng nguyện, điều chỉnh ưu tiên khu vực hoặc ưu tiên đối tượng. Thí sinh có thể đóng lệ phí xét tuyển để bổ sung các nguyện vọng.
Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng.
Thí sinh đã điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến thì không được điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký.
Ông Hùng cũng lưu ý, đối với phương thức điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến, ông Hùng cho biết tài khoản và mật khẩu thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để truy cập vào hệ thống thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phương thức trực tuyến, dùng mã OTP để xác nhận thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng.
Mật khẩu để đăng nhập hệ thống của thí sinh là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi, trường hợp đã thay đổi mật khẩu sau khi được cấp thì dùng mật khẩu đã thay đổi. Nếu thí sinh quên mật khẩu thì đến điểm tiếp nhận hồ sơ để xin cấp lại. Thí sinh tự chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản và mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình.
Ông Hùng nhắc nhở thêm, năm 2018, một số thí sinh sau khi nhập thông tin thay đổi lên hệ thống coi như là xong không nhấn nút lưu, sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển kiểm tra lại mới phát hiện thông tin vẫn như cũ, lúc đó hệ thống đã khóa. Do đó thí sinh sau khi thực hiện điều chỉnh nguyện vọng phải nhấn lưu thông tin và phải kiểm tra ngay trước khi xác nhận đăng ký.
Trước thềm quyết định quan trọng về việc thay đổi nguyện vọng của thí sinh, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cũng có lời khuyên: "Thí sinh cần xác định tương quan điểm thi của mình trong phổ điểm thi chung để biết mình đang ở đâu. Lựa chọn ngành học yêu thích, phù hợp năng lực, sở trường, điều kiện của mình. Cần tìm hiểu kỹ thông tin về ngành đăng ký, hình dung được công việc, nghề nghiệp tương lai mà vẫn yêu thích thì đó mới là sự lựa chọn đúng.
Sau khi đã chọn ngành rồi thì việc tiếp theo là tìm hiểu các trường có đào tạo ngành đó để chọn trường phù hợp về khoảng mức điểm trúng tuyển (tham khảo tương quan điểm trúng tuyển năm trước của trường trong tương quan với cả hệ thống), chất lượng đào tạo và mức học phí...
Trong cơ chế đăng ký không giới hạn nguyện vọng và xét trúng tuyển từ nguyện vọng cao xuống thấp thì chỉ cần chọn được ngành, trường phù hợp rồi thì cuối cùng là xếp theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng và chờ kết quả".
Theo giao thông
Điểm sàn Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là 17 Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố điểm sàn các ngành ĐH chương trình đại trà tại TP.HCM là 17 điểm. Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm nay - Ảnh: Ngọc Dương Hôm nay 21.7, Hội đồng tuyến sinh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) bậc ĐH hệ chính quy năm...