Cần điều chỉnh khung thời gian năm học khi dịch Covid-19 bùng phát
Nhiều địa phương đã cho học sinh nghỉ học cũng như dừng các hoạt động tham quan trải nghiệm khác nhằm đối phó với tình hình dịch Covid-19 bệnh bùng phát diễn biến nhanh phức tạp hiện nay.
Một học sinh học trực tuyến khi dịch Covid-19 bùng phát – ẢNH: KHẢ HÒA
Vì vậy, thời gian học sinh đi học lại theo kế hoạch sau tết âm lịch (mùng 6 âm lịch) chưa thể chốt được, do vậy các trường đã chủ động tiến hành dạy học trực tuyến ở những trường có điều kiện, còn những trường chưa thực hiện được sẽ khó khăn trong thực hiện chương trình kế hoạch năm học theo quy định và đang chờ sự hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về dạy học trực tuyến như thế nào?
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, có một số đề xuất sau:
Thứ nhất, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Y tế căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh, quỹ thời gian còn lại của học kỳ 2 để hướng dẫn điều chỉnh khung thời gian năm học đồng bộ việc giảm tải chương trình để thầy cô và học sinh chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với số tuần thực học còn lại.
Video đang HOT
Thứ hai, hiện nay một số trường đã kích hoạt việc dạy học trực tuyến với tinh thần “ngừng đến trường không dừng việc học” mà Bộ đã có kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện khá thành công trong năm học 2019 – 2020 vừa qua. Tuy nhiên, nhiều trường còn bị động chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nếu Bộ chưa điều chỉnh khung thời gian năm học và giảm tải chương trình kịp thời thiết nghĩ Bộ nên giao cho các trường tự chủ trong việc thực hiện chương trình kế hoạch dạy học tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của từng địa phương.
Thứ ba, khi xây dựng khung thời gian năm học Bộ nên có tuần dự trữ thực tế ít nhất là ba tuần phù hợp với thời gian cách ly 21 ngày như quy định phòng chống dịch Covid-19 (khung thời gian năm học 2020 – 2021 không có tuần dự trữ) để khi gặp các trường hợp như thiên tai, dịch bệnh thầy cô chủ động hơn mà không bị động lúng túng.
Những kết quả nổi bật của giáo dục đại học năm năm qua
Với sự nỗ lực không ngừng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) cùng các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trên cả nước, trong năm năm qua GDĐH đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Những kết quả này góp phần quan trọng trong thực hiện hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nâng tầm GDĐH Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Đổi mới tuyển sinh
Trong năm năm qua, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm được đổi mới thành công theo một lộ trình ổn định, giảm áp lực và chi phí cho toàn xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho thí sinh và các trường. Thí sinh không phải thi nhiều lần nhưng được đăng ký nhiều nguyện vọng và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi thi, gia tăng đáng kể cơ hội trúng tuyển. Các trường phối hợp thực hiện công tác xét tuyển nhẹ nhàng dựa vào phần mềm xét tuyển chung và lọc ảo do Bộ GD và ĐT hỗ trợ; đồng thời thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh với những phương thức khác, phù hợp với yêu cầu riêng.
Đáng chú ý trong năm 2020, mặc dù có nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 với hai lần thi THPT và bão lũ ở khu vực miền trung, nhưng công tác tổ chức thi và tuyển sinh vẫn đạt được kết quả tốt, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Các cơ sở GDĐH phối hợp chặt chẽ các địa phương để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chung của ngành, chia sẻ khó khăn với thí sinh và toàn xã hội. Các trường đại học, cao đẳng sư phạm khi xét tuyển đợt 1 đã sử dụng kết quả gộp chung của cả hai lần thi THPT; tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh và quyết định phương thức tuyển sinh, trong đó chủ yếu dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được, công tác tuyển sinh những năm 2021 - 2025 sẽ cơ bản giữ ổn định như năm 2020, với một số cải tiến về mặt kỹ thuật đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở GDĐH. Bộ GD và ĐT khuyến khích hình thức liên kết tổ chức thi theo nhóm trường hoặc tổ chức các trung tâm khảo thi độc lập; khuyến khích các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo chung với các phương thức tuyển sinh khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đăng ký nguyện vọng, giảm tỷ lệ ảo. Đáng chú ý, cổng đăng ký thi và xét tuyển sẽ được tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia để tăng cường tiếp cận và tương tác với thí sinh trong cả nước.
Đột phá về chất lượng
Trong phát triển GDĐH những năm qua còn đánh dấu sự ra đời của Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14) và Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật là một bước tiến lớn về hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển hệ thống GDĐH, trong đó nội dung cốt lõi là tự chủ đại học. Một trong những điều kiện tiên quyết để các trường thực hiện quyền tự chủ đó là phải thành lập, kiện toàn hội đồng trường theo đúng quy định của Luật số 34 và Nghị định 99. Đó không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật, mà còn là sự đổi mới cần thiết về mặt nhận thức và tư duy trong quản trị đại học theo mô hình tiên tiến.
Tự chủ đại học được đẩy mạnh, tạo đột phá trong quản trị đại học. Việc kiện toàn hội đồng trường theo quy định của Luật số 34 và Nghị định 99 có chuyển biến tích cực. Nhiều trường đã có bứt phá mạnh trong đào tạo và nghiên cứu. Đáng chú ý, khi tự chủ đại học được mở rộng, công tác kiểm định chất lượng giáo dục được quan tâm đặc biệt, định hướng theo các tiêu chí chuẩn mực của khu vực, thế giới. Những năm gần đây, hoạt động kiểm định đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường được tiếp cận với mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến. Các cơ sở GDĐH tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, coi công tác đánh giá và kiểm định là các hoạt động thường xuyên nhằm liên tục cải tiến chất lượng, mang lại niềm tin và lợi ích cho người học và cả xã hội.
Đáng chú ý, lần đầu tiên, nước ta có bốn cơ sở GDĐH lọt vào tốp 1.000 thế giới; 11 cơ sở GDĐH nằm trong bản xếp hạng châu Á của QS; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới (trước năm 2015, các cơ sở GDĐH Việt Nam chưa có mặt trong các bảng xếp hạng thế giới, chỉ có ba trường vào tốp 300 châu Á). Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trong năm 2020 cũng được vào tốp 101-150 trường đại học trẻ (thành lập dưới 50 năm) có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, theo xếp hạng của Tổ chức QS. Ngoài ra, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đạt thứ hạng 351-400 trong bảng xếp hạng các trường đại học trẻ thành lập dưới 50 năm (THE Young University Rankings 2020).Trường đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu và là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong tốp 200 của bảng xếp hạng các trường đại học trong "độ tuổi vàng" (THE Best 'Golden Age' universities)...
Số lượng báo cáo khoa học của Việt Nam công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín tăng đáng kể với 12.475 bài, đứng thứ 49 thế giới. Cũng trong năm 2020, lần đầu một tạp chí khoa học của Việt Nam được lọt vào danh sách 25% tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới. Đó là tạp chí Vật liệu và linh kiện tiên tiến (JSAMD) của Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm những tạp chí khoa học uy tín nhất (nhóm Q1) về lĩnh vực vật liệu composite và vật liệu từ, điện tử, quang.
Thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0
Trong những năm qua, các cơ sở GDĐH luôn đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tuyển sinh và đào tạo; đổi mới phương pháp nghiên cứu và quản trị nhà trường. Đại dịch Covid-19 vừa qua đã tạo ra một cú huých lớn, đồng thời cũng là một dịp để hệ thống GDĐH thể hiện năng lực sử dụng công nghệ trong dạy và học. Các cơ sở GDĐH không chỉ ứng phó với tình hình dịch bệnh mà đã có những định hướng chiến lược và đầu tư, chuẩn bị mạnh mẽ cho chuyển đổi số, phát triển đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa.
Bộ GD và ĐT bước đầu xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu cho GDĐH phục vụ thống kê ngành và tuyển sinh đại học. Các cơ sở GDĐH đã thực hiện cập nhật dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH cũng là một thành phần cốt lõi trong khung chuyển đổi số GD và ĐT. Kết quả đó, đóng vai trò quan trọng công tác quản trị nhà trường, góp phần công khai minh bạch thông tin, giúp các cơ sở GDĐH thực hiện trách nhiệm giải trình, đồng thời phục vụ công tác phân tích, dự báo, giám sát, thanh tra trong chức năng quản lý nhà nước.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ GD và ĐT xác định chuyển đổi số là một chiến lược đột phá, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả GD và ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Việt Nam phải trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong chuyển đổi số GD và ĐT.
Ngay trong năm 2021, toàn ngành đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia và thực hiện chuyển đổi số trong GD và ĐT. Trong đó, thực hiện chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của mỗi cơ sở GDĐH, được triển khai nhanh chóng, hiệu quả trong quản trị nhà trường, trong tuyển sinh và đào tạo, trong đổi mới dạy và học. Bộ GD và ĐT tăng cường rà soát, bổ sung văn bản chính sách để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy triển khai chuyển đổi số GD và ĐT; hướng dẫn các trường triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0 và kết nối vào hệ thống dịch vụ công quốc gia.
Bangladesh: Kỹ thuật số nới rộng khoảng cách giáo dục Các chương trình đào tạo trực tuyến thông qua truyền hình, đài phát thanh, Internet, được tổ chức sau khi trường học tại Bangladesh đóng cửa do Covid-19, vẫn chưa hiệu quả. Học sinh Bangladesh học online qua Internet. Phát hiện này được đề cập trong Báo cáo Giám sát Giáo dục tạm thời 2020 - 2021 do tổ chức giáo dục Campaign...