Cần diễn giải “Tiên học lễ, hậu học văn” trong thời đại mới như thế nào?
“Tôi không đồng tình với những quan điểm bác bỏ khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vấn đề cốt lõi của chúng ta diễn giải “Tiên học lễ, hậu học văn” trong thời đại mới như thế nào?”
Dư luận đang có nhiều phản ứng gay gắt, trái chiều trước đề xuất bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” của GS Trần Ngọc Thêm. Bởi đây không đơn thuần là một triết lý về giáo dục mà còn là nét văn hóa đẹp của dân tộc.
Để làm rõ hơn vấn đề này, Dân trí ghi nhận quan điểm của PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
PGS.TS Lê Quý Đức về cơ bản đồng tình với GS Trần Ngọc Thêm rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay trước yêu cầu phát triển của đất nước nói chung về chính trị, dân chủ và mọi phương diện khác… của đời sống xã hội thì việc cần đào tạo ra con người chủ động, sáng tạo, phản biện là rất cần thiết.
“Về cơ bản tôi nhất trí như vậy nhưng để từ yêu cầu đó mà đi đến kiến nghị loại bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” thì cần phân tích kỹ lại”, ông nói.
PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Ảnh: Hà Trang).
Hạn chế của chữ lễ thời xưa là truyền bá và áp đặt tư duy vâng lời
Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS Lê Quý Đức nhất trí với góc độ mà GS Thêm đưa ra về nền giáo dục trước đây rằng, trong xã hội truyền thống của chúng ta thiên về đào tạo con người thừa hành, con người công cụ, người phục tùng. Đặc biệt là tư duy vâng lời, tuân theo khuôn mẫu máy móc của xã hội trước, nhất là những mực thước cứng nhắc về đạo đức phong kiến đề ra. Ông đồng tình cho rằng, đó chính là hạn chế của quan điểm đào tạo “lễ” trước đây.
“Còn lại, tôi không đồng tình với những quan điểm bác bỏ khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Bởi lỗi là do chúng ta diễn giải chữ “lễ” và chữ “văn” chứ không phải lỗi ở khái niệm. Vấn đề cốt lõi của chúng ta diễn giải “Tiên học lễ, hậu học văn” trong thời đại mới như thế nào, chứ không cần loại bỏ nó”, ông nhấn mạnh.
PGS Lê Quý Đức cho rằng, khi diễn giải chúng ta không nên quy chữ “lễ” là các khuôn mẫu đạo đức cũ của xã hội phong kiến với truyền thống nông nghiệp, tiểu nông cục bộ và cũng không nên hiểu đơn giản “văn là tri thức” (tri thức tự nhiên và tri thức khoa học kĩ thuật…). Nếu đóng khuôn như vậy vô hình chung bó hẹp ý nghĩa và dẫn đến bỏ đi khẩu hiệu đó.
Video đang HOT
Ông đề xuất xác định triết lý giáo dục mới. Và triết lý giáo dục mới phải được diễn giải một cách đầy đủ hơn để nó mang tính định hướng cho nền giáo dục mới của chúng ta.
Theo quan điểm của PGS Lê Quý Đức, “Tiên học lễ” ở đây nghĩa là khi chúng ta đến trường, điều đầu tiên chúng ta sẽ được giáo dục lễ.
“Lễ” ở đây có thể hiểu là các khuôn mẫu của đời sống xã hội, đó không chỉ là khuôn mẫu thuần túy về đạo đức. Dĩ nhiên, khuôn mẫu của đạo đức cũng không có gì xấu cả vì xã hội nào cũng phải có những khuôn mẫu đạo đức trong gia đình, trong cộng đồng.
Ngoài khuôn mẫu về chính trị còn có những khuôn mẫu con với cha, cha với con, vợ với chồng, anh em với nhau hay cá nhân trong một cộng đồng hay tập thể nào đó, công dân với nhà nước, nhà nước với công dân… Tất cả những khuôn mẫu ấy không chỉ là vấn đề đạo đức mà nó còn chính là rất nhiều khuôn mẫu về hành vi. Cho nên, chúng ta không nên quy nó vào vấn đề đạo đức. Nếu vấn đề đạo đức mà giúp đảm bảo cho cuộc sống xã hội tồn tại bền vững, an sinh ổn định thì cũng không phải là điều đáng bỏ đi.
Không tách biệt “lễ” ra khỏi “văn”
Ông cũng cho rằng, “Tiên học lễ, hậu học văn” không có nghĩa là chúng ta tách hoàn toàn chữ “lễ” ra khỏi chữ “văn”. Điều này không hoàn toàn chính xác.
Ông khẳng định, trước học lễ, sau học văn thì mới có con người phát triển đầy đủ nhân cách và trí thức. Và đó mới là con người toàn diện.
PGS Lê Quý Đức lưu ý, chúng ta cần có những triết lý giáo dục mới, dạy con người ta chủ động sáng tạo phát triển chứ không phải dạy con người nghe lời (một trong số đó có nghe lời thầy). Học trò chỉ không nên “nghe lời thầy” một cách tiêu cực. Còn về cơ bản, trò không nghe lời thầy cũng là không đúng. Tiêu cực ở đây là thầy tưởng tất cả những điều thầy nói là chân lý, là không thể vượt qua. Từ việc thầy có quyền bắt học trò nghe lời nên thầy áp đặt cái gì lên trò cũng được. Rất nhiều thầy cô đã lợi dụng “chữ lễ” để ứng xử tiêu cực với học trò.
Ông đưa ra kết luận: “Vậy lỗi không phải là chữ “lễ” mà lỗi ở chỗ người thầy không hiểu hết ý nghĩa của chữ “lễ”. Do đó, việc chúng ta không phải bỏ chữ “lễ” đi mà chúng ta sửa lại làm sao cho triết lý giáo dục mới dạy con người sáng tạo, tự chủ, phát triển chủ động. Thầy cô phải hiểu điều đó để dạy học trò. Nên nhớ, lỗi không nằm ở chữ “lễ” và lỗi cũng không ở việc người ta đề cao chữ “lễ”.
Chúng ta không phải bỏ chữ “lễ” đi mà chúng ta sửa lại làm sao cho triết lý giáo dục mới dạy con người sáng tạo, tự chủ, phát triển chủ động (Ảnh minh họa: Bình An).
Bản thân người đi giáo dục (người thầy, người cán bộ quản lý giáo dục) phải hiểu rõ công việc, chức năng, nhiệm vụ của mình và đặc biệt là triết lý giáo dục của nền giáo dục mới hiện nay.
Truyền thống trong nền giáo dục trước đây, người thầy có thể áp đặt nhưng trong thời đại ngày nay, người thầy chỉ là người khơi gợi, truyền cảm hứng phát huy sự sáng tạo của người học.
Nên diễn giải lại khái niệm
Đề cập tới một số hiện tượng “vin” vào chữ “lễ” để trách phạt, bạo hành thậm chí “lợi dụng” gây khó để “đổi tình lấy điểm”, PGS Lê Quý Đức nói: Con người cũng có khát vọng quyền lực nhưng nói thật, thầy giáo cũng chẳng có quyền lực gì, chỉ hơn “phó thường dân” một chút thôi nhưng có lẽ cũng có đâu đó một vài thầy cô cũng muốn áp đặt quyền lực của mình đối với học sinh. Và chúng ta thừa nhận, vẫn có cái xu hướng tâm lý đó trong một bộ phận giáo viên.
Nhấn mạnh giáo dục thời đại mới phải chú trọng đào tạo con người cá nhân và sự khẳng định cá nhân trong mỗi học trò, PGS Lê Quý Đức khẳng định, học trò phải được đào tạo để dám khẳng định sự sáng tạo cá nhân, giá trị cá nhân, lợi ích cá nhân, nhu cầu cá nhân.
Hay nói cách khác, theo ông, nền giáo dục thời đại mới phải dạy con người tự do và dân chủ, đặc biệt là con người dám khẳng định mình. Yếu tố “cá nhân” này không chỉ là sự khẳng định để con người được hưởng giá trị từ đó mà nó còn khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử, đối với sự phát triển của xã hội. Khi đó, sự khẳng định lợi ích cá nhân như là một động lực của lịch sử. Bởi lẽ, có hai động lực cơ bản của lịch sử đó là động lực cộng đồng và động lực cá nhân.
Chúng ta chỉ chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, vị kỷ, cá nhân bản năng chưa được văn hóa hóa, chưa được triết học hóa, trí tuệ hóa. Chúng ta không chống chủ nghĩa cá nhân chân chính (nhân văn, nhân bản, tiến bộ) vì sự phát triển giải phóng cá nhân chính là thành tựu của phát triển lịch sử nhân loại. Chúng ta xây dựng liên hiệp của những con người tự do để phát triển xã hội mới; cho nên không nên chống chủ nghĩa cá nhân mà phải khẳng định giá trị cá nhân.
“Không nên loại bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì nó thể hiện chức năng của văn hóa, chức năng của giáo dục. Chúng ta chỉ nên diễn giải lại nó, đưa tinh thần của triết lý giáo dục mới vào trong quan điểm ấy”, PGS Lê Quý Đức nhấn mạnh.
Đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn: "Bỏ là đúng nhưng thầy phải ra thầy"
Trước vấn đề gây tranh cãi khi GS Trần Ngọc Thêm đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", GS Võ Tòng Xuân đã nêu quan điểm của mình.
Ngày 21/11, trong hội thảo giáo dục với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo", GS Trần Ngọc Thêm - trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, đã nêu quan điểm: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn".
Giải thích cho quan điểm này, vị Giáo sư cho biết xã hội muốn phát triển thì quan trọng là con người cần có sự sáng tạo, mà mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".
GS Trần Ngọc Thêm.
Sự chủ động sáng tạo này theo GS Trần ngọc Thêm là cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như " con ngoan trò giỏi" - ngoan theo nghĩa "dễ bảo, vâng lời", giỏi theo nghĩa "thuộc bài".
"Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo... Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển", vị GS phát biểu thêm.
Trước quan điểm trên, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với GS Võ Tòng Xuân - người có nhiều trăn trở về nền giáo dục Việt Nam trong thời đại mới.
Theo đó, GS Võ Tòng Xuân đồng ý với quan điểm thay đổi tư duy để phát triển ngành giáo dục. Thế nhưng, đối với việc bỏ khẩu hiểu trên trong nhà trường, Giáo sư đòi hỏi người làm giáo dục cần có đầy đủ yếu tố phẩm chất tốt đẹp.
"Bây giờ có rất nhiều trường hợp thầy cô thiếu phẩm chất như nói chuyện hay bông đùa, không nghiêm túc, kiến thức không chuyên sâu, dạy xong là đi mất nên bắt học sinh lễ phép với mình là không được. Nhưng đối với người thầy đàng hoàng, trịnh trọng, khả kính thì học trò tự khắc sẽ có sự lễ phép này.
Vì vậy, với điều kiện "thầy ra thầy" thì khi đó không cần khẩu hiệu, học sinh cũng tự khắc đã có sự kính trọng" - GS Võ Tòng Xuân giải thích thêm.
Hiện tại, quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư? Ngày bé, tôi thường véo von câu hát: "Có con chim vành khuyên nhỏ/Dáng trông thật ngoan ngoãn quá/Gọi dạ, bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà"... Bỗng dưng tôi nhớ lại câu hát ấy khi một người quen thả lên tường facebook ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm đề xuất không nên tiếp tục dùng khái niệm "Trồng người", "Tiên học...