Căn cứ Mỹ bảo vệ 300 triệu người trước tên lửa Triều Tiên
Các nhân viên quân sự Mỹ ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ bờ đông nước Mỹ khỏi mọi mối đe dọa từ Triều Tiên.
Sỹ quan Mỹ làm việc tại căn cứ Fort Greely. Vì lý do an ninh nên bảng tên đều bị xóa đi. Ảnh: CNN.
“Địa điểm va chạm là Los Angeles. Chúng ta đang đối phó với mối đe dọa”, sỹ quan chỉ huy tại căn cứ Fort Greely nói, trong một cuộc diễn tập chống tên lửa hạt nhân Triều Tiên.
Phóng viên CNN mới đây đã có mặt tại căn cứ Fort Greely, để ghi nhận các hoạt động chuẩn bị, sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa. Tên lửa hạt nhân phóng từ Triều Tiên sẽ phải vượt qua chốt chặn cuối cùng ở căn cứ này trước khi tiếp cận được các thành phố lớn của Mỹ ở bờ đông.
“Chúng ta đang đối phó với mối đe dọa với Los Angeles. 2 tên lửa đánh chặn từ hệ thống GBI sẵn sàng khai hỏa”, một thiếu tá giấu tên nói.
Thiếu tá này cùng các nhân viên thuộc lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ có nhiệm vụ xác định mối đe dọa, đường bay của mục tiêu và cuối cùng là phóng tên lửa đánh chặn.
Căn cứ Fort Greely hiện có 38 tên lửa đánh chặn, luôn sẵn sàng khai hỏa.
Cuộc diễn tập lúc đó đã kết thúc thành công, phóng viên CNN ghi nhận. “Mối đe dọa với Los Angeles đã bị ngăn chặn và phá hủy”, người chỉ huy nói.
Ẩn sâu trong khu vực hoang vu ở Alaska chính là căn cứ quân sự Fort Greely. Các binh sĩ tại căn cứ này kiểm soát 38 quả tên lửa, trong đó, nhiều tên lửa đã được đưa vào bệ phóng, luôn sẵn sàng khai hỏa. Mỹ có kế hoạch đưa thêm 6 tên lửa nữa đến căn cứ này vào cuối năm nay.
Một sỹ quan Mỹ dẫn phóng viên CNN đến ống phóng ngầm dưới lòng đất, nơi chứa một quả tên lửa đánh chặn màu trắng. Sỹ quan này nói rằng, nếu có tình huống khẩn cấp xảy ra, các phóng viên phải sơ tán khỏi bệ phóng tên lửa ngay lập tức.
Video đang HOT
“Tên lửa đánh chặn ở ngay đấy, phía trên kia”, trung tá Orlando Ortega, chỉ huy tiểu đoàn phòng thủ tên lửa số 49 nói. Tên lửa đánh chặn không mang theo đầu đạn nên cần phải tiêu diệt mục tiêu bằng cách va chạm chính xác.
Fort Greely là mạng lưới phòng thủ cuối cùng, bảo vệ nước Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
“Chúng tôi được huấn luyện để bắn một viên đạn trúng vào viên đạn kia, bảo vệ sự an toàn của đất nước”, một thiếu tá trong căn cứ nói. “Triều Tiên đang ngày càng trở nên nguy hiểm. Những gì họ làm cho thấy mối đe dọa là có thật”.
Tất cả các nhân viên quân sự mà phóng viên CNN gặp trong căn cứu đều tự tin vào năng lực đánh chặn, cho dù tỷ lệ thành công chỉ 60%.
Theo số liệu thống kê, trong 18 lần phóng tên lửa, mục tiêu chỉ bị ngăn chặn 10 lần.
“Vài lần thất bại không có nghĩa là chúng tôi không rút ra bài học”, Thượng nghị sĩ Alaska, Dan Sullivan nói. Ông Sullivan đã đề xuất nâng số lượng tên lửa ở Fort Greely lên con số 72, hay thậm chí là 100 trong tương lai gần.
Triều Tiên năm 2017 đạt bước tiến vượt bậc trong công nghệ chế tạo tên lửa tầm xa.
Đối với những người lính Mỹ, họ đều vượt qua nhiều rào cản để thích nghi với cuộc sống trong một khu vực cách ly, lạnh giá đến mức đóng băng, dưới lòng đất.
“Tôi nghĩ về gia đình ở bang Georgia. Mọi người ở đây đều như vậy”, một nữ quân nhân trẻ nói. “Chúng tôi giúp tên lửa sẵn sàng khai hỏa, đảm bảo 100% rằng người Mỹ sẽ được bảo vệ”.
Theo CNN, 300 quân nhân ở Fort Greely đóng vai trò bảo vệ cho toàn bộ 300 triệu người dân Mỹ trong 50 bang.
Bình luận về mối đe dọa đến từ Triều Tiên, Thượng Nghị sĩ Sullivan nói: “Vấn đề bây giờ chỉ là lúc nào Triều Tiên có tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân. Tôi nghĩ chúng ta không thể cứ đứng nhìn mà không hành động.
Theo Danviet
Báo Mỹ: Tên lửa của Kim Jong-un hóa ra có mặt tích cực?
Tờ National Interest cho rằng, chính sự hiện diện của ICBM Triều Tiên có thể đem đến một giai đoạn hòa bình và ổn định.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo National Interest, quyết định của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về việc đưa Triều Tiên vào nhóm số ít các quốc gia trên thế giới sở hữu tên lửa đạn đạo liên tục địa (ICBM) được nhiều chuyên gia phác họa như một cơn ác mộng.
Nhưng tờ báo này cho rằng, ông Kim với khả năng ra lệnh phóng tên lửa hạt nhân nhằm vào Mỹ, lại đem đến những điều tích cực không ngờ. Đó là bởi sự hiện diện của ICBM Triều Tiên có thể đem đến một giai đoạn hòa bình và ổn định.
Theo National Interest, việc chế tạo tên lửa hạt nhân tầm xa mang đến năng lực răn đe và sự bảo vệ cho quốc gia sở hữu nó. Không một quốc gia nào muốn tấn công đối phương sở hữu vũ khí hạt nhân, từ đó hướng đến giải pháp hòa bình để hạ nhiệt căng thẳng.
Trên thực tế, nhà lý luận quan hệ quốc tế nổi tiếng người Mỹ Kenneth Waltz từng đề nghị trao giải Nobel hòa bình cho người chế tạo vũ khí hạt nhân. Bởi đánh giá trên phương diện lịch sử, sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân luôn nhằm mục đích hướng đến hòa bình.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 đầu tiên của Triều Tiên.
60 năm trước, nước Mỹ từng hết sức lo lắng khi Liên Xô lần đầu tiên thử thành công ICBM. Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev khi đó là một bí ẩn với phương Tây. Không ai biết ông Khrushchev muốn làm gì trong cuộc đối đầu căng thẳng với Mỹ.
Ngày 21.8.1957, Liên Xô lần đầu phóng thử tên lửa đạn đạo R-7, đánh trúng mục tiêu cách xa hàng ngàn km. 3 năm sau đó, Liên Xô đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa vào biên chế quân đội, tạo ra mối đe dọa thường trực với Mỹ.
Cách phản ứng của Mỹ khi đó là sự "hoảng loạn". Thượng nghị sĩ Henry Jackson từng nói, "đó là quãng thời gian đáng quên và nguy hiểm" với nước Mỹ.
Nhiều người Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Dwight Eisenhower khi đó hiểu rằng việc Liên Xô sở hữu vũ khí hạt nhân tầm xa chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev nhân cơ hội này từng nói: "Chiến tranh giữa hai khối sẽ tạo nên thảm họa hủy diệt không thể tưởng tượng nổi, hay nói cách khác là không thể xảy ra".
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát quá trình chuẩn bị trước khi phóng tên lửa.
Nắm trong tay vũ khí hạt nhân, Liên Xô giảm quy mô quân đội thường trực, tận dụng cơ hội để gây sức ép chính trị lên phương Tây. Đó là lúc mà vũ khí hạt nhân tạo ra cán cân ngăn phương Tây can thiệp vào Ai Cập, Syria và đáng chú ý nhất là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Lãnh đạo Liên Xô khi đó cũng luôn biết rút lui mỗi khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm. Ngày nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đang làm điều tương tự. Mọi mối đe dọa hủy diệt Mỹ bằng tên lửa hạt nhân Triều Tiên chỉ nhằm ngăn Washington can thiệp vào nước này.
National Interest nhận định, ông Kim đang tạo ra sự ổn định và an ninh bằng cách sở hữu ICBM. Nhưng cũng giống như lãnh đạo Liên Xô trước đây, ông Kim sẽ đánh mất tất cả những ưu thế này nếu dùng đến hạt nhân.
Trên thực tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã hoãn kế hoạch tấn công đảo Guam để chờ thêm phản ứng từ Mỹ. Ông Kim cũng sẽ không "nhấn nút" hạt nhân, trừ khi đất nước Triều Tiên bị đe dọa.
National Interest kết luận, Mỹ từng trải qua mối đe dọa hạt nhân với Liên Xô cách đây 60 năm một cách hòa bình và đó là điều mà giới lãnh đạo ở Washington ngày nay cần phải lưu ý đến.
Theo Danviet
Lộ diện kẻ thù lớn nhất khiến Mỹ vừa mất hai tàu chiến Với việc tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis thứ hai bị loại khỏi "vòng chiến đấu" chỉ trong vài tháng qua, hải quân Mỹ ngày càng để lộ điểm yếu chí mạng. Tàu khu trục Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Theo National Interest, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG-62) hiện không còn có thể ra...