Căn cứ Không quân Mỹ gây nhiễm bẩn nghiêm trọng nước sinh hoạt của dân cư
Căn cứ không quân Luke tại Arizona trong tháng 2 phải thừa nhận hóa chất từ cơ sở này đã gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư lân cận.
Chiến đấu cơ F-16 tại căn cứ Không quân Luke. Ảnh: AP
Không quân Mỹ tuyên bố sẽ phân phối nước đóng chai đến hàng nghìn hộ dân và cơ sở kinh doanh gần căn cứ tại ngoại ô thành phố Phoenix từ nay cho đến cuối tháng 4.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin số người bị ảnh hưởng bởi vụ việc nước nhiễm bẩn này là 6.000 trường hợp. Nồng độ perfluorooctanoic acid và perfluorooctane sulfonate trong nước uống đã vượt ngưỡng khuyến cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Đây là những chất nằm trong nhóm PFAS – các hợp chất không phân hủy sinh học vốn được sử dụng cho nhiều sản phẩm công nghiệp và thương mại, đặc biệt là bọt chữa cháy.
Đại diện của Căn cứ không quân Luke cho biết việc chuyển nước đóng chai đến nhà người dân sẽ được thực hiện cho đến khi một cơ sở lọc nước dài hạn được hoàn thiện tại địa phương vào tháng 4.
Căn cứ không quân Luke khuyến khích người dân dùng nước đóng chai để uống và nấu ăn nhưng nước máy vẫn đủ an toàn để sử dụng cho việc tắm giặt.
Video đang HOT
Gần đây, đã có hàng trăm đơn kiện tại Mỹ liên quan đến vụ việc bọt chữa cháy rò rỉ vào nguồn cung cấp nước sinh hoạt gần các căn cứ quân sự tại Arizona, Colorado, New Mexico và một số tiểu bang khác.
EPA đang cân nhắc thiết lập mức trần đối với các chất hóa học trong nước uống trên toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể, điều này đồng nghĩa với việc các căn cứ quân sự không thể bị phạt mặc dù EPA nhận định các chất hóa học khi “định cư” lâu dài trong cơ thể con người có thể gây hại đến sức khỏe.
Học viện Không quân Mỹ năm 2019 từng ghi nhận mức PFAS cao trong nước ngầm tại địa điểm quanh căn cứ Không quân Peterson ở Colorado Springs, bang Colorado.
Thực hư Trung Quốc khiến Đài Loan cho 150 chiếc F-16 mua của Mỹ dừng hoạt động
Truyền thông Đài Loan dẫn nguồn tin từ một cựu phi công, nói vụ rơi chiến đấu cơ F-16 ở hòn đảo là do nguyên nhân sâu xa đến từ Trung Quốc.
Đài Loan tạm thời dừng bay toàn bộ chiến đấu cơ F-16.
Hôm 17.11, một chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan rơi chỉ hai phút sau khi cất cánh từ căn cứ Hualien. Máy bay khi đó đang tham gia nhiệm vụ huấn luyện.
Sự cố trên xảy ra chỉ 20 ngày sau khi một chiếc F-5E của Đài Loan rơi do động cơ gặp trục trặc. Đài Loan hiện vẫn chưa tìm thấy phi công lái chiến đấu cơ F-16 và vẫn đang nỗ lực tìm kiếm.
Một cựu phi công Đài Loan họ Thái, nói ông tin hai vụ rơi máy bay gần đây là do sức ép đến từ quân đội Trung Quốc. Các chiến đấu cơ Đài Loan phải xuất kích nhiều hơn, tăng cường cảnh giác với máy bay Trung Quốc hơn, trực tiếp ảnh hưởng đến sức chịu đựng của phi công.
Tuy nhiên, quan chức quân sự Đài Loan Chang Che-ping bác bỏ khả năng này, nói rằng tai nạn xảy ra rất có thể là do yếu tố kỹ thuật.
Ông Chang nói các chiến đấu cơ Đài Loan xuất kích ngăn chặn máy bay Trung Quốc thường là từ căn cứ Chiayi, chứ không phải Hualien.
Đài Loan mua khoảng 150 chiến đấu cơ F-16 của Mỹ từ năm 1992 và lần đầu đưa vào sử dụng năm 1997. Kể từ đó đến nay, có 8 vụ rơi chiến đấu cơ F-16 ở Đài Loan.
Đa số máy bay rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển vào ban đêm. Trong điều kiện đó, phi công rất dễ nhầm lẫn giữa bầu trời và mặt nước, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu.
Đài Loan đã cấm bay toàn bộ 150 chiến đấu cơ F-16 cho đến khi tìm được nguyên nhân vụ rơi máy bay hôm 17.11. Theo tờ Hoàn Cầu, một lý do khác dễ dẫn đến rơi máy bay là do bảo dưỡng không đầy đủ.
Căng thẳng eo biển Đài Loan trở nên nóng lên trong thời gian qua, sau hàng loạt chuyến thăm cấp cao của quan chức Mỹ đến hòn đảo.
Chỉ riêng trong tháng 10, quân đội Trung Quốc đã có 25/31 ngày điều máy bay áp sát hòn đảo. Chiến đấu cơ Trung Quốc cũng áp sát Đài Loan trong ngày 18.11.
Theo tờ Hoàn Cầu, đổ lỗi cho Trung Quốc trong vụ rơi máy bay F-16 là cái cớ để che đậy việc phi công Đài Loan vẫn còn rất thiếu kinh nghiệm.
"Năng lực huấn luyện và đảm bảo khả năng chiến đấu của Đài Loan chỉ bằng một phần so với Trung Quốc", chuyên gia quân sự Song Zhongping nói trên tờ Hoàn Cầu.
Với việc cấm bay toàn bộ 150 chiến đấu cơ F-16, Đài Loan sẽ tạm thời phụ thuộc vào các máy bay nội địa như AIDC F-CK-1. Năng lực chiến đấu của loại máy bay này kém hơn F-16 nhiều và càng làm suy yếu nỗ lực bảo vệ hòn đảo của Đài Loan, theo Hoàn Cầu.
Hai máy bay F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bị hư hại sau cuộc tấn công của Armenia? Các phương tiện truyền thông ngày 19-10 đưa tin, hai máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hư hại do các cuộc tấn công tên lửa của Armenia. Chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện ở Azerbaijan Theo đó, sau một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn bất thành của lực lượng vũ trang Armenia...