Cần có định hướng tốt để mở ra cánh cửa tương lai
Khi vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia, lại đến nỗi lo chọn trường. Kết thúc các kỳ thi cam go bước chân vào giảng đường CĐ-ĐH, sinh viên lại tiếp tục băn khoăn về cánh cửa nghề nghiệp tương lai.
Xung quanh những vấn đề này, PV Báo GD&TĐ đã có cuộc phỏng vấn em Lê Quốc Bảo, cựu sinh viên khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên.
Lê Quốc Bảo, nguyên sinh viên khoa Quốc tế (Đại học Thái Nguyên) người thứ 2 từ bên phải sang
PV : Xin chào Lê Quốc Bảo, tại sao em lại chọn học ở khoa Quốc tế của Đại học Thái Nguyên? Những đóng góp của em khi đang là sinh viên tại trường?
Lê Quốc Bảo:Em là sinh viên khoa Quốc tế (KQT), lớp B4 khóa 3 của Đại học Thái Nguyên. Em sinh ra và lớn lên ở thành phố Đà Nẵng, trên mảnh đất quê hương, em đã rất may mắn khi đạt giải khuyến khích học sinh giỏi cấp thành phố. Em là con người khá hướng ngoại và yêu thích môi trường xã hội xung quanh mình, bởi vậy em lựa chọn học chuyên ngành Quản lý tài nguyên Môi trường và bền vững theo chương trình tiên tiến tại Khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên.
Sau khi hoàn thành xong kỳ thi ĐH, khó khăn lớn nhất của em là chọn trường vì một phần em phải sống xa nhà (800km), bản thân em từ nhỏ chưa từng đi đâu xa một mình nên ba mẹ em có phần lo lắng. Thật may mắn khi cả ba và mẹ đều ủng hộ sự lựa chọn của em.
Ngay khi mới vào trường, tuy còn chập chững, bỡ ngỡ với môi trường đại học, nhưng bản thân em đã vô cùng tò mò và thích thú với các công việc trên lớp, đoàn hội của nhà trường. Ở Khoa Quốc tế, em được giao các vị trí: Bí thư chi Đoàn quản lí tài nguyên môi trường và bền vững. (ISEMS1K3); Uỷ viên ban chấp hành LCĐ Khoa Quốc tế; Đội trưởng đội xung kích KQT. Đồng thời là Ủy viên BCH đoàn Khối Đại học Thái Nguyên. Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp. Em cũng tích cực tổ chức và tham gia các chương trình, cụ thể như : Ngày hội hiến máu nhân đạo với chủ đề “Giọt Hồng – Chào Hạ” năm 2015 và năm 2016.
Những chương trình em tham gia tổ chức đã mang về cho tập thể nhiều giải thưởng như: Giải nhất tiếng hát truyền hình HS-SV Tỉnh Thái Nguyên lần thứ nhất 2014 . Giải ba cuộc thi “Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam” 2014; Vô địch giải “Siêu cúp Khoa Quốc tế mở rộng lần thứ nhất năm 2015″
Trong quá trình học tập, bằng những nỗ lực không ngừng em đã đạt các danh hiệu:”Sinh viên tiên tiến năm học 2013- 2014″. Chứng nhận: “Đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp Khoa năm học 2014- 2015″ Bằng khen: “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Sinh viên tỉnh Thái Nguyên, năm học 2014- 2015″ và “Bí thư Chi đoàn tiêu biểu làm theo lời Bác tỉnh Thái Nguyên năm 2016″
PV: Quá trình học tại khoa Quốc tế em gặp những khó khăn gì trong? Thầy cô quan tâm đến sinh viên ra sao? Môi trường học như thế nào? Các phương pháp dạy của thầy cô trong khoa có gì đổi mới? Bản thân em được trang bị kiến thức ra sao khi học tại khoa? Những khó khăn, thuận lợi gặp phải khi đang ngồi trên ghế nhà trường?
Video đang HOT
Lê Quốc Bảo: Thời gian đầu việc học tiếng anh luôn khó khăn đối với mỗi bạn sinh viên và cả em cũng vậy. Hầu hết đầu vào đều là khối A đó là điều bất lợi đối với em nhưng thật may mắn em được các thầy cô giáo dạy bảo tận tình, luôn tạo môi trường học một cách chủ động nhất cho chúng, em nhận thấy rằng nếu ai tận dụng được năm đầu tiên học tiếng anh theo chuẩn IETLS tại KQT sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc học chuyên ngành trong những năm tiếp theo.
Thầy cô luôn tạo điều kiện để sinh viên có được môi trường để phát triển tư duy tiếp thu kiến thức như: Bắt đầu từ hướng dẫn phương pháp học tập, tìm các nguồn tài liệu khoa học, liên tục thay đổi thành viên trong các nhóm học tập, tư duy phản biện và đặt câu hỏi, thúc đẩy các đề tài nghiên cứu khoa học.
Việc chủ động và tích cực tiếp cận kiến thức trong việc học là vô cùng quan trọng, không chỉ người thầy mang kiến thức mà các học viên cần có sự cầu thị tìm kiếm kiến thức cho mình, có nhiều bạn sinh viên vẫn thường mạnh dạn trao đổi và tìm kiếm những lời khuyên từ các thầy cô giáo bộ môn.
Với kiến thức chuyên môn, đầu tiên là sự định hướng, giảng dạy của từng môn học trên lớp của thầy cô, tiếp theo là những nguồn tài liệu,bài tập được giao, cuối cùng là sự đúc kết kiến thức và trình bày chúng qua mỗi lần thuyết trình về đề tài mình thực hiện. Bên cạnh đó, kiến thức xã hội cũng là một chìa khóa quan trọng để em mở ra cánh cửa công việc trong xã hội ngày hôm nay.
Nhờ sự tham gia, cống hiến công sức, sự sáng tạo, tư duy làm việc trong môi trường Đoàn thanh niên, Hội sinh viên từ đó giúp em nhận được những bài học, kinh nghiệm sống bổ ích, và tự tin hòa nhập vào cuộc sống khi rời ghế nhà trường hơn.
PV: Sau khi ra trường em công tác tại đâu? Vị trí việc làm của em hiện tại?
Lê Quốc Bảo: Ngay trong thời gian đi học em may mắn được Viện tài chính vi mô mời làm việc, Viện là 1 trong các đơn vị đã phỏng vấn định hướng việc làm sau đại học tại KQT. Em được đi Mộc Châu, Hòa Bình để tìm hiểu kinh tế đời sống của người dân địa phương, tập huấn các nghiệp vụ về kinh tế vi mô cho chị em phụ nữ ở các dân tộc thiểu số. Sau 9 tháng làm việc, em đã được điều chuyển công tác với vị trí mới Giám Đốc Quỹ tài chính Xanh tại Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Sau khi kết thúc thời gian làm việc tại Quảng Nam, em ứng tuyển vào một công việc mới hoàn toàn làm giám sát An toàn lao động tại công trình xây dựng của tập đoàn xây dựng FeCon. Hiện tại em đã ký hợp đồng chính thức cùng tập đoàn.
PV: Tốt nghiệp ra trường là sinh viên khoa Quốc tế em đã có những thuận lợi và khó khăn gì khi tìm kiếm việc làm cũng như nộp hồ sơ xin việc? Em dã được các doanh nghiệp, đơn vị công tác đánh giá ra sao?
Lê Quốc Bảo: Là sinh viên KQT, em cũng có những khó khăn mà hầu như bạn sinh viên trên mọi trường ĐH đều gặp phải. Một là, kiến thức và thực tiễn khác xa nhau. Hai là mong muốn làm việc đúng với cái mình học là rất khó. Còn về thuận lợi thì trong quá trình học đại học em đã được học hỏi rất nhiều nên khả năng thuyết trình, khả năng hòa nhập, tích cực và trách nhiệm trong công việc, hội nhập của em đều rất khá. Em nghĩ đó là những yếu tố cũng rất quan trọng khi chúng ta làm việc ở tất cả các môi trường.
Đối với 2 đơn vị đã làm việc, em đều được các đơn vị đánh giá khá tốt, là người tích cực trong công việc và ham học hỏi, có khả năng hòa nhập với công việc tốt
PV: Cảm nhận của bản thân khi là sinh viên khoa Quốc tế?
Lê Quốc Bảo: Sẽ là một lợi thế khi chúng ta biết ngoại ngữ và được trau dồi ở khoa Quốc tế (Đại học Thái Nguyên) cùng với kiến thức chuyên môn tốt được đào tạo tại trường, điều đó sẽ giúp chúng ta tiến gần tới ước mơ của chính mình.
PV: Em có điều gì nhắn nhủ với các thế hệ sinh viên tương lai của khoa Quốc tế?
Lê Quốc Bảo: Tại một thời điểm hãy chọn một điều quan trọng nhất để cống hiến. Và luôn phải nuôi dưỡng ước mơ, đừng bỏ cuộc, vì đôi khi ước mơ chỉ cách chúng ta một cánh cửa.
Cám ơn Lê Quốc Bảo, chúc những ước mơ của em luôn bay cao, bay xa!
Hồng Thiết thực hiện
Theo GDTĐ
Ngành Quản trị kinh doanh, học xong sẽ làm quản lý?
Qua các buổi tư vấn tuyển sinh đại học 2019 vừa thực hiện ở các địa phương trong cả nước, quầy tư vấn của các trường có đào tạo ngành quản trị kinh doanh nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía học sinh và cả phụ huynh. Phần lớn các câu hỏi đều cho thấy nhiều em chưa thực sự hiểu về định nghĩa của ngành này và cũng chưa biết rõ ra trường sẽ làm công việc cụ thể nào.
Quản trị kinh doanh, ngành học rộng khiến sinh viên còn hoang mang với nghề nghiệp tương lai
Khái niệm Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Bà Trần Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng Tuyển sinh Viện Đào tạo Quốc tế (IEI), Đại học Quốc gia TP.HCM chia sẻ: "Quản trị kinh doanh thực sự chưa bao giờ thôi thu hút các bạn trẻ trong các mùa tuyển sinh. Đây là một ngành học rất rộng và mở ra cho sinh viên sau tốt nghiệp cơ hội việc làm phong phú, năng động, thu nhập, đãi ngộ hấp dẫn và cơ hội phát triển là không giới hạn. Tuy nhiên, chính vì phạm vi công việc rộng, đa dạng, các bạn sinh viên trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học khá mơ hồ nếu chưa được hướng nghiệp rõ ràng. Sinh viên cần có cái nhìn từ khái quát đến cụ thể về ngành nghề trong tương lai để có thể chuẩn bị tâm lý, chọn trường, chọn ngành cho đúng và học tập thật tốt".
Trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học và kể cả khi đã theo học ngành quản trị kinh doanh, sinh viên cần được định hướng rõ ràng về những công việc mà người học quản trị kinh doanh có thể làm trong tương lai khi tham gia vận hành và quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực như phòng kinh doanh, kinh tế, tài chính - đầu tư, dịch vụ ngân hàng, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, giáo dục, quản trị nhân sự, chiến lược tiếp thị và truyền thông,... chứ không chỉ đơn giản là kinh doanh, buôn bán, quản lý cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng.
Qua các giờ học, môn học, giảng viên cần giúp sinh viên nhận ra sở trường và khai thác điểm mạnh của từng em đối với những ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Ví dụ, với các sinh viên hướng ngoại, tính cách trẻ trung, có khả năng sáng tạo, yêu thích các sự kiện và thương hiệu sẽ phù hợp với vị trí chuyên viên phòng tiếp thị - truyền thông. Với sinh viên mạnh về các môn toán học, kinh tế, đầu tư, có tư duy chiến lược và tầm nhìn xa sẽ thích hợp với vị trí chuyên viên đầu tư của các định chế tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán hoặc bất động sản.
Phải liên tục cập nhật kiến thức mới bắt kịp xu hướng công việc và không bị thị trường đào thải
Nhân sự trong lĩnh vực quản trị kinh doanh đều cần thiết trong hầu hết các doanh nghiệp với phạm vi làm việc sôi động ở trong và ngoài nước. Đối với công việc này, người lao động cần hội tụ đủ các yếu tố gồm: đam mê kinh doanh; có năng lực dự báo, tiên liệu thị trường; kỹ năng ngoại ngữ, quản lý, giao tiếp và vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết được học vào thực tiễn.
Các phương thức kinh doanh trong mọi lĩnh vực hiện nay đang ngày càng thay đổi để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Công nghệ thông tin được áp dụng triệt để nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao hiệu suất kinh doanh, giảm thiểu tối đa rủi ro và đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
"Ví dụ điển hình nhất là việc phát triển sôi động của các sàn giao dịch thương mại điện tử đã thay đổi đáng kể các phương thức bán lẻ từ quy mô, hình thức, đối tượng bán/ mua hàng, cách thức quản lý, cạnh tranh và việc làm truyền thông, tiếp thị. Điều này buộc các bạn trẻ mới vào nghề lẫn những người có kinh nghiệm lâu năm phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng quản trị và các xu hướng mới nhất trong kinh doanh. Sự cạnh tranh và phát triển đa dạng của các ngành kinh tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn khiến những người làm trong lĩnh vực này phải học hỏi liên tục để không bị đào thải", bạn Phạm Như Lan (sinh viên năm 4 ngành Quản trị Kinh doanh, Đại học Andrews, Hoa Kỳ) chia sẻ.
Để tìm hiểu thêm về lĩnh vực quản trị kinh doanh trong việc giảng dạy, học tập và hướng nghiệp, sinh viên có thể liên hệ Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM để được tư vấn thêm. Đây cũng là cơ sở giáo dục với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực đào tạo liên kết quốc tế, chuyên về ngành quản trị kinh doanh. Viện đã hợp tác với trường Đại học Andrews (bang Michigan, Hoa Kỳ) để xây dựng một chương trình học đạt chuẩn quốc tế cả về nội dung và phương pháp giảng dạy.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nhận bằng cử nhân do Đại học Andrews cấp có giá trị được công nhận trên toàn cầu. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị vốn ngoại ngữ, các bài học kỹ năng mềm về phong cách sống, làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp cử nhân quốc tế ngành quản trị kinh doanh tại IEI có thể tự tin gia nhập vào bất kì tổ chức, doanh nghiệp lớn nào trên thế giới với khả năng học và tự học suốt đời.
Theo Dân trí
Cân nhắc chọn trường, chọn ngành phù hợp Với các phương thức xét tuyển như hiện nay và sự săn đón thí sinh của nhiều cơ sở giáo dục ĐH, cơ hội để trở thành sinh viên là trong tầm tay với những thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, chọn ngành học nào lại là câu chuyện không đơn giản vì còn căn cứ vào năng lực, sở thích...